spot_img

28 tháng 12: Ngày thứ 4 trong tuần Bát nhật Giáng sinh – Kính Các thánh Anh hài (Mt 2,13-18)

“Này ông, dậy đem Hài Nhi
và mẹ Người trốn sang Aicập
vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!”.
(Mt 2,13)

BÀI ĐỌC I: 1 Ga 1, 5 – 2,2

“Máu Chúa Giêsu Kitô rửa chúng tôi sạch mọi tội lỗi”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, đây là sứ điệp chúng tôi nhận được bởi Chúa, và chúng tôi loan truyền cho các con: Thiên Chúa là sự sáng và nơi Người không có sự tối tăm nào. Nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi thông hảo với Người, mà chúng tôi đi trong đường tối tăm, thì chúng tôi nói dối, và chúng tôi không thực thi chân lý. Nếu chúng tôi đi trong ánh sáng, cũng như chính Người ở trong ánh sáng, thì chúng tôi có sự thông hảo với nhau; và máu Chúa Giêsu Kitô Con Người rửa chúng tôi sạch mọi tội lỗi.

Nếu chúng tôi nói rằng mình không có tội, thì chúng tôi lừa dối mình, và trong người chúng tôi không có chân lý. Nếu chúng tôi xưng tội mình ra, thì Người là Đấng trung thành và công chính, sẽ tha tội cho chúng tôi, và rửa sạch chúng tôi khỏi điều gian ác. Nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi không phạm tội, thì chúng tôi coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng tôi.

Các con thân mến, cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội, nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đức Giêsu Kitô, Đấng công chính làm trạng sư nơi Đức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta, không nguyên đền tội chúng ta mà thôi, nhưng còn đền tội cho cả thế gian.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 123, 2-3. 4-5. 7b-8

Đáp: Hồn chúng tôi như chim non, thoát khỏi lưới dò của người gài bẫy bắt chim (c. 7a).

  1. Nếu như Chúa không che chở chúng tôi, khi thiên hạ cùng chúng tôi gây hấn, bấy giờ người ta đã nuốt sống chúng tôi rồi, khi họ bừng bừng giận dữ chúng tôi. – Đáp.
  2. Bấy giờ nước cả đã lôi cuốn mất, trào lưu đã ngập lút con người chúng tôi, bấy giờ sóng cả kiêu hùng đã ngập lút chúng tôi. – Đáp.
  3. Lưới dò đã đứt gãy, và chúng tôi đã thoát thân. Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa, là Đấng tạo thành trời đất. – Đáp.

Tin mừng: Mt 2, 13-18

13Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!”

14Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập.

15Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Aicập.

16Bấy giờ vua Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh.

17Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia: 18 “Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa”.

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Các Thánh Anh Hài là những vị thánh đã chết vì Đức Kitô mà không hay biết mình chết vì Đạo. Các Ngài là kiểu mẫu của rất nhiều vị thánh âm thầm vô danh, trong đó có chúng ta.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Giáo hội Việt Nam chúng con có 117 vị tử đạo được nêu danh tánh, gốc gác, được Đức Giáo Hoàng tôn phong lên bậc Hiển thánh cho cả thế giới tôn kính noi gương. Nhưng quê hương chúng con có cả hàng trăm nghìn vị khác cũng đã chết vì đạo mà chẳng được ai biết rõ danh tánh. Đó cũng là thân phận của đa số chúng con.

Chúng con là những người cha lam lũ, chúng con là những người mẹ tất bật suốt ngày, chúng con là những người trẻ ăn chưa no, lo chưa tới. Công việc của chúng con rất tầm thường. Hằng ngày chúng con phải vì Chúa mà vác thánh giá và chấp nhận hy sinh. Nhưng chúng con là những người vô danh không được ai biết đến, không được ai nhắc nhở. Dù vậy lạy Chúa, trong ánh sáng của mầu nhiệm Giáng Sinh, Chúa mời gọi chúng con nhìn vào những giá trị của những hy sinh âm thầm từng ngày. Xin cho chúng con hiểu được ý nghĩa và giá trị của cuộc sống hy sinh, âm thầm, độc điệu hàng ngày. Xin cho chúng con nhìn thấy Con Chúa trong dáng vẻ yếu ớt bé bỏng của một Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Xin cho chúng con nhìn ra Đấng Cứu Độ trong dáng vẻ của một người dân quê làng Na-da-rét vô danh bé nhỏ.

Lạy Chúa, ơn thánh đã làm cho phận liễu yếu thơ nhi của các thánh Anh Hài trở nên chứng tá và cột trụ của đức tin Giáo Hội. Xin cho con hiểu được rằng bản thân con, một Kitô hữu bé nhỏ tài hèn, cũng là một thành phần của Hội Thánh và cũng có thể góp phần tích cực để xây dựng Hội Thánh. Amen.

Ghi nhớ“Hêrôđê giết hết các con trẻ ở Bêlem”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Phân tích

Đoạn này viết theo văn thể Midrash nhằm cho thấy Chúa Giêsu là Môsê mới:

– Ngày xưa ở Ai Cập, một bạo vương đã tàn sát các trẻ sơ sinh Do Thái, nhưng trẻ Môsê đã được Thiên Chúa che chở, sau này chính Môsê đã đưa dân Chúa ra khỏi Ai Cập và tiến vào Đất Hứa.

– Ngày nay, Hêrôđê cũng tàn sát các hài nhi, nhưng Chúa Giêsu đã thoát chết. Ngài sẽ dẫn Dân Mới (Giáo Hội) thoát ách nô lệ tội lỗi và tiến vào Đất Hứa thực sự.

Suy gẫm

1. Trong thư gởi các thiếu nhi thế giới ngày 3/12/1994 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Những ngày tiếp theo ngày sinh của Chúa Giêsu cũng là những ngày lễ (…). Ngay từ những ngày đầu sau khi sinh hạ, Hài Nhi Giêsu đã phải đương đầu với một đe dọa trầm trọng: bạo vương Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ thơ dưới hai tuổi, và vì lý do này Chúa Giêsu bị bắt buộc cùng với cha mẹ trốn sang Ai Cập…” Mầu nhiệm giáng sinh gắn liền với mầu nhiệm tử nạn. Trong Hài Nhi nằm trong máng cỏ nghèo hèn, cuộc tử nạn đã được báo trước… Trong ánh sáng của mầu nhiệm giáng sinh, phải chăng chúng ta không được mời gọi nhận ra bóng đêm của mầu nhiệm tử nạn ? Bóng Thập Giá phải chăng đã không phủ trên máng cỏ của Hài Nhi Giêsu ?

2. Vấn đề đau khổ, nhất là đau khổ của kẻ vô tội, đặc biệt là đau khổ của những trẻ thơ, đã là một thắc mắc khó hiểu đối với nhiều người. Chuyện các Thánh Anh Hài chịu chết giúp ta bớt thắc mắc giá trị cái chết của các em. Cái chết ấy góp phần vào việc thực hiện kế hoạch Thiên Chúa cứu độ muôn người. Tấm gương này mời ta hãy nhìn đau khổ theo con mắt của Chúa.

3. Con sâu trong tảng đá: Một hôm Đức Ala gọi một Thiên Sứ đến và truyền lệnh: “Ngươi hãy xuống trần gian để đưa về đây người đàn bà góa có 4 đứa con thơ.” Thiên sứ ra đi, gặp ngay người đàn bà góa đang cho đứa con nhỏ nhất bú. Ngài nhìn người đàn bà với 4 đứa con dại, rồi lại lên Đức Ala để tha thiết nài xin rút lại lệnh truyền. Làm sao có thể nhẫn tâm tách lìa người mẹ khỏi những đứa con thơ ấy ? Nhưng lời van xin của Thiên Sứ chẳng mảy may đánh động được Đức Ala. Cuối cùng Thiên Sứ đành phải vâng lệnh Đức Ala mà cướp người mẹ góa khỏi bầy con thơ và đưa về trời.

Hoàn thành công tác, nhưng xem chừng vị Thiên Sứ lại có vẻ buồn. Phải, làm sao vui được trước cảnh chia ly giữa mẹ và con ? Thấy Thiên Sứ buồn, Đức Ala gọi đến và đưa vào sa mạc. Ngài chỉ cho thấy một tảng đá lớn và bảo đập nó ra. Tảng đá vừa vỡ đôi, Thiên Sứ ngạc nhiên vô cùng, vì từ trong tảng đá một con sâu nhỏ từ từ bò ra. Chợt hiểu được ý nghĩa của sự kiện ấy, vị Thiên Sứ bỗng thốt lên: “Ôi lạy Đấng Tối Cao, mầu nhiệm thay công cuộc sáng tạo của Ngài. Với sự khôn ngoan thượng trí và tình yêu vô biên, Ngài đã không bỏ mặc một tạo vật bé nhỏ như con sâu kia, thì hẳn Ngài cũng sẽ không quên được 4 đứa trẻ mồ côi là con cái của Ngài.”

4. Bạn xét đoán Chúa chỉ vì không thể thấy kế hoạch của Ngài vì những đau khổ của bạn, giống như con chuột chui vào cây đàn piano gặm nhấm dây đàn làm nhạc sĩ rối loạn khi biểu diễn bản nhạc của Chopin hoặc Beethoven. Với trí óc nhỏ bé, chuột nghĩ rằng nó đâu làm gì, nhưng cả vũ trụ bị đảo lộn. Khi xét đoán kế hoạch của Chúa theo quan điểm của ta, phải chăng sự thể cũng như vậy ?

Tương tự, con nhện cuốn tơ trên một xà sắt, sẽ bất mãn khi cây xà được chuyển đi xây một cây cầu. Nó chẳng bao giờ nghĩ rằng kế hoạch của một kỹ sư có giá trị hơn tơ của nó…

5. “Vua Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống” (Mt 2,16)

Chẳng bao lâu sau tiếng đàn ca xướng hát của các thiên thần trong đêm Chúa Giáng Sinh là tiếng khóc than rền rĩ của những bà mẹ mất con trong cuộc sát hại con trẻ ở Bêlem của Hêrôđê. Chẳng lẽ việc Chúa ra đời lại là nguyên nhân gây ra cái chết của trẻ thơ vô tội ? Không, Thiên Chúa đã tạo dựng con người và ban cho con người tự do. Hêrôđê có tự do, và ông đã lạm dụng tự do để sát hại trẻ thơ, hầu trút cơn giận dữ và thoả lòng ghen tị. Tôi cũng có tự do, và tự do của tôi đã được sử dụng để vun đắp sự sống hay để huỷ diệt ?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, thế giới con đang sống còn đầy những thảm họa do con người đã lạm dụng tự do của mình. Xin cho con biết sử dụng tự do để làm vinh danh Chúa hơn và mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Các thánh Anh Hài (Lc 2,22-35)

  1. Ba nhà chiêm tinh thờ lạy Chúa Hài Đồng xong thì ra về. Chúa liền sai Thiên thần đến báo tin cho thánh Giuse đem Hài nhi và Mẹ Người trốn sang Ai cập, vì vua Hêrôđê đang tìm giết Người.

Vua Hêrôđê trông mãi không thấy ba nhà chiêm tinh trở lại cho biết Hài Nhi Giêsu sinh ra ở đâu thì tức giận, sai quân lính đi giết hết các trẻ mới sinh từ hai tuổi trở xuống, ở làng Belem và các làng lân cận. Ông ta đinh ninh khi giết hết các trẻ như thế thì giết được Hài Nhi Giêsu để bảo vệ ngôi vua của ông ta. Như thế, đúng theo lời tiên tri Giêrêmia đã báo trước: Ở Rama, người ta than khóc thảm thiết, vì con mình đã bị giết.

  1. Trong thư gửi các thiếu nhi thế giới ngày 3/12/1994 Đức Gioan Phaolô II viết: “Những ngày tiếp theo ngày sinh của Chúa Giêsu cũng là những ngày lễ (…) Ngay từ những ngày đầu sau khi sinh hạ, Hài Nhi Giêsu đã phải đương đầu với một đe dọa trầm trọng: bạo vương Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ thơ dưới hai tuổi, và vì lý do này Chúa Giêsu bị bắt buộc cùng với cha mẹ trốn sang Ai cập…” Mầu nhiệm giáng sinh gắn liền với mầu nhiệm tử nạn. Trong hài nhi nằm trong máng cỏ nghèo hèn, cuộc tử nạn đã được báo trước… Trong ánh sáng của mầu nhiệm giáng sinh, phải chăng chúng ta không được mời gọi nhận ra bóng đêm của mầu nhiệm tử nạn ? Bóng thập giá phải chăng đã không phủ trên máng cỏ của Hài nhi Giêsu ? (Mỗi ngày một tin vui).
  2. Con Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta, trở thành niềm vui mừng cho người này và nỗi buồn bực của người kia. Tuỳ tâm trạng mỗi người. Các trẻ thơ bị Hêrôđê giết, báo trước cái chết của Đấng sẽ đổ máu ra cứu chuộc loài người. Cái chết của các thánh Anh Hài đã thành lời chứng tuyệt hảo cho Chúa Giêsu chịu đóng đinh.Vấn đề đau khổ, nhất là đau khổ của kẻ vô tội, đặc biệt là đau khổ của những trẻ thơ, đã là một thắc mắc thấy được giá trị của cái chết của các em. Cái chết ấy góp phần vào việc thực hiện kế hoạch Thiên Chúa cứu độ muôn người. Tấm gương này mời ta hãy nhìn đau khổ theo con mắt của Chúa.
  3. Hiện nay trên toàn thế giới đang xảy ra một cuộc thảm sát đẫm máu. Liên hợp quốc đã tiết lộ rằng: đã có từ 45 đến 55 triệu sinh mạng con người bị thủ tiêu mỗi năm trước khi chào đời. Chỉ trong có 5 năm, con số phá thai đã tăng lên gấp đôi, do chính luật pháp nhiều quốc gia đã chính thức cho phép phá thai… Khi giết chết một đứa trẻ còn trong thai, chúng ta không thể lấy bất cứ một đứa trẻ nào khác trên thế giới để thay thế được. Biết đâu, đó sẽ là một nhà bác học, một vị thiên tài, hoặc chỉ là một con người bình dị.

Như trường hợp sau đây: người cha mắc bệnh giang mai, mẹ bị lao phổi với một hoàn cảnh rất bi đát: đứa con đầu lòng bị mù, đứa thứ hai mới sinh ra đã chết, đứa thứ ba bị điếc và câm. Đứa thứ tư sớm bị lao phổi. Bây giờ bà mẹ lại mang thai một đứa nữa. Vậy mà, thai nhi ấy đã không bị giết đi. Em đã được sinh ra là người con thứ năm của gia đình, đó chính là Ludwig Beethoven nhạc sĩ thiên tài, tác giả của 9 bản symphony bất hủ của mọi thời đại.

  1. Có biết bao nhiêu người đang âm thầm đau khổ và hy sinh cầu nguyện mà không thể thấy được kết quả của lời cầu nguyện. Có biết bao người âm thầm phục vụ tha nhân cách này cách khác mà không hề được đền đáp hoặc nhắc nhớ.

Trong ánh sáng của mầu nhiệm Giáng sinh, chúng ta được mời gọi để tìm thấy giá trị của những hy sinh âm thầm từng ngày. Sự thinh lặng bé nhỏ của Hài nhi Giêsu trong hang đá Belem, 30 năm âm thầm của Ngài tại Nagiarét: đó là ý nghĩa của cuộc sống phiền toái, độc điệu mỗi ngày mà Hài Nhi Giêsu mời gọi ta nhận ra giá trị của cuộc sống.

Những đau khổ, những mất mát, khiến chúng ta nghi ngờ tình yêu của Ngài ư ? Hãy xác tín rằng Ngài đang nhìn thấy và cảm thông với từng nỗi khốn khổ của ta, và tình yêu mầu nhiệm của Ngài đang nhào nặn, để biến những đắng cay chua xót ấy thành ân phúc cho ta.

  1. Truyện: Con sâu trong tảng đá

Một hôm, Đức Ala gọi một thiên sứ đến và truyền lệnh: “Ngươi hãy xuống trần gian để đưa về đây người đàn bà goá có bốn đứa con thơ”. Thiên sứ ra đi. Ngài gặp ngay người đàn bà goá đang cho đứa con nhỏ nhất bú. Ngài nhìn người đàn bà với bốn đứa con dại, rồi lại lên Đức Ala, để tha thiết như xin rút lại lệnh truyền. Làm sao có thể nhẫn tâm tách biệt người mẹ khỏi những đứa con thơ ấy ? Nhưng ánh mắt van xin của sứ thần chẳng mảy may đánh động được Đức Ala. Cuối cùng, sứ thần đành phải vâng lệnh Đức Ala mà cướp người mẹ góa khỏi bầy con thơ và đem về trời.

Hoàn thành công tác, nhưng xem chừng vị sứ thần lại có vẻ buồn. Phải, vui làm sao được trước cảnh chia ly giữa mẹ và con. Thấy sứ thần buồn, Đức Ala mới gọi đến và đưa vào giữa sa mạc. Ngài chỉ cho sứ thần thấy một tảng đá lớn và bảo đập nó ra. Tảng đá vừa vỡ đôi, sứ thần ngạc nhiên vô cùng, vì trong lòng tảng đá một con sâu nhỏ từ từ bò ra. Chợt hiểu được ý nghĩa của sự kiện ấy, sứ thần bỗng thốt lên:

“Ôi lạy Đấng tối cao, mầu nhiệm thay công việc sáng tạo của Ngài. Với sự khôn ngoan thượng trí và tình yêu vô biên, Ngài đã không bỏ mặc một tạo vật bé nhỏ như con sâu kia, thì hẳn Ngài cũng sẽ không quên được bốn đứa trẻ mồ côi là con cái của Ngài”. (Trích D. Wahrheit, Món quà G. sinh, tr 307-308).

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

28 tháng 12: Ngày thứ 4 trong tuần Bát nhật Giáng sinh – Kính Các thánh Anh hài (Mt 2,13-18)

“Này ông, dậy đem Hài Nhi
và mẹ Người trốn sang Aicập
vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!”.
(Mt 2,13)

BÀI ĐỌC I: 1 Ga 1, 5 – 2,2

“Máu Chúa Giêsu Kitô rửa chúng tôi sạch mọi tội lỗi”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, đây là sứ điệp chúng tôi nhận được bởi Chúa, và chúng tôi loan truyền cho các con: Thiên Chúa là sự sáng và nơi Người không có sự tối tăm nào. Nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi thông hảo với Người, mà chúng tôi đi trong đường tối tăm, thì chúng tôi nói dối, và chúng tôi không thực thi chân lý. Nếu chúng tôi đi trong ánh sáng, cũng như chính Người ở trong ánh sáng, thì chúng tôi có sự thông hảo với nhau; và máu Chúa Giêsu Kitô Con Người rửa chúng tôi sạch mọi tội lỗi.

Nếu chúng tôi nói rằng mình không có tội, thì chúng tôi lừa dối mình, và trong người chúng tôi không có chân lý. Nếu chúng tôi xưng tội mình ra, thì Người là Đấng trung thành và công chính, sẽ tha tội cho chúng tôi, và rửa sạch chúng tôi khỏi điều gian ác. Nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi không phạm tội, thì chúng tôi coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng tôi.

Các con thân mến, cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội, nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đức Giêsu Kitô, Đấng công chính làm trạng sư nơi Đức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta, không nguyên đền tội chúng ta mà thôi, nhưng còn đền tội cho cả thế gian.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 123, 2-3. 4-5. 7b-8

Đáp: Hồn chúng tôi như chim non, thoát khỏi lưới dò của người gài bẫy bắt chim (c. 7a).

  1. Nếu như Chúa không che chở chúng tôi, khi thiên hạ cùng chúng tôi gây hấn, bấy giờ người ta đã nuốt sống chúng tôi rồi, khi họ bừng bừng giận dữ chúng tôi. – Đáp.
  2. Bấy giờ nước cả đã lôi cuốn mất, trào lưu đã ngập lút con người chúng tôi, bấy giờ sóng cả kiêu hùng đã ngập lút chúng tôi. – Đáp.
  3. Lưới dò đã đứt gãy, và chúng tôi đã thoát thân. Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa, là Đấng tạo thành trời đất. – Đáp.

Tin mừng: Mt 2, 13-18

13Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!”

14Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập.

15Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Aicập.

16Bấy giờ vua Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh.

17Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia: 18 “Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa”.

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Các Thánh Anh Hài là những vị thánh đã chết vì Đức Kitô mà không hay biết mình chết vì Đạo. Các Ngài là kiểu mẫu của rất nhiều vị thánh âm thầm vô danh, trong đó có chúng ta.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Giáo hội Việt Nam chúng con có 117 vị tử đạo được nêu danh tánh, gốc gác, được Đức Giáo Hoàng tôn phong lên bậc Hiển thánh cho cả thế giới tôn kính noi gương. Nhưng quê hương chúng con có cả hàng trăm nghìn vị khác cũng đã chết vì đạo mà chẳng được ai biết rõ danh tánh. Đó cũng là thân phận của đa số chúng con.

Chúng con là những người cha lam lũ, chúng con là những người mẹ tất bật suốt ngày, chúng con là những người trẻ ăn chưa no, lo chưa tới. Công việc của chúng con rất tầm thường. Hằng ngày chúng con phải vì Chúa mà vác thánh giá và chấp nhận hy sinh. Nhưng chúng con là những người vô danh không được ai biết đến, không được ai nhắc nhở. Dù vậy lạy Chúa, trong ánh sáng của mầu nhiệm Giáng Sinh, Chúa mời gọi chúng con nhìn vào những giá trị của những hy sinh âm thầm từng ngày. Xin cho chúng con hiểu được ý nghĩa và giá trị của cuộc sống hy sinh, âm thầm, độc điệu hàng ngày. Xin cho chúng con nhìn thấy Con Chúa trong dáng vẻ yếu ớt bé bỏng của một Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Xin cho chúng con nhìn ra Đấng Cứu Độ trong dáng vẻ của một người dân quê làng Na-da-rét vô danh bé nhỏ.

Lạy Chúa, ơn thánh đã làm cho phận liễu yếu thơ nhi của các thánh Anh Hài trở nên chứng tá và cột trụ của đức tin Giáo Hội. Xin cho con hiểu được rằng bản thân con, một Kitô hữu bé nhỏ tài hèn, cũng là một thành phần của Hội Thánh và cũng có thể góp phần tích cực để xây dựng Hội Thánh. Amen.

Ghi nhớ“Hêrôđê giết hết các con trẻ ở Bêlem”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Phân tích

Đoạn này viết theo văn thể Midrash nhằm cho thấy Chúa Giêsu là Môsê mới:

– Ngày xưa ở Ai Cập, một bạo vương đã tàn sát các trẻ sơ sinh Do Thái, nhưng trẻ Môsê đã được Thiên Chúa che chở, sau này chính Môsê đã đưa dân Chúa ra khỏi Ai Cập và tiến vào Đất Hứa.

– Ngày nay, Hêrôđê cũng tàn sát các hài nhi, nhưng Chúa Giêsu đã thoát chết. Ngài sẽ dẫn Dân Mới (Giáo Hội) thoát ách nô lệ tội lỗi và tiến vào Đất Hứa thực sự.

Suy gẫm

1. Trong thư gởi các thiếu nhi thế giới ngày 3/12/1994 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Những ngày tiếp theo ngày sinh của Chúa Giêsu cũng là những ngày lễ (…). Ngay từ những ngày đầu sau khi sinh hạ, Hài Nhi Giêsu đã phải đương đầu với một đe dọa trầm trọng: bạo vương Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ thơ dưới hai tuổi, và vì lý do này Chúa Giêsu bị bắt buộc cùng với cha mẹ trốn sang Ai Cập…” Mầu nhiệm giáng sinh gắn liền với mầu nhiệm tử nạn. Trong Hài Nhi nằm trong máng cỏ nghèo hèn, cuộc tử nạn đã được báo trước… Trong ánh sáng của mầu nhiệm giáng sinh, phải chăng chúng ta không được mời gọi nhận ra bóng đêm của mầu nhiệm tử nạn ? Bóng Thập Giá phải chăng đã không phủ trên máng cỏ của Hài Nhi Giêsu ?

2. Vấn đề đau khổ, nhất là đau khổ của kẻ vô tội, đặc biệt là đau khổ của những trẻ thơ, đã là một thắc mắc khó hiểu đối với nhiều người. Chuyện các Thánh Anh Hài chịu chết giúp ta bớt thắc mắc giá trị cái chết của các em. Cái chết ấy góp phần vào việc thực hiện kế hoạch Thiên Chúa cứu độ muôn người. Tấm gương này mời ta hãy nhìn đau khổ theo con mắt của Chúa.

3. Con sâu trong tảng đá: Một hôm Đức Ala gọi một Thiên Sứ đến và truyền lệnh: “Ngươi hãy xuống trần gian để đưa về đây người đàn bà góa có 4 đứa con thơ.” Thiên sứ ra đi, gặp ngay người đàn bà góa đang cho đứa con nhỏ nhất bú. Ngài nhìn người đàn bà với 4 đứa con dại, rồi lại lên Đức Ala để tha thiết nài xin rút lại lệnh truyền. Làm sao có thể nhẫn tâm tách lìa người mẹ khỏi những đứa con thơ ấy ? Nhưng lời van xin của Thiên Sứ chẳng mảy may đánh động được Đức Ala. Cuối cùng Thiên Sứ đành phải vâng lệnh Đức Ala mà cướp người mẹ góa khỏi bầy con thơ và đưa về trời.

Hoàn thành công tác, nhưng xem chừng vị Thiên Sứ lại có vẻ buồn. Phải, làm sao vui được trước cảnh chia ly giữa mẹ và con ? Thấy Thiên Sứ buồn, Đức Ala gọi đến và đưa vào sa mạc. Ngài chỉ cho thấy một tảng đá lớn và bảo đập nó ra. Tảng đá vừa vỡ đôi, Thiên Sứ ngạc nhiên vô cùng, vì từ trong tảng đá một con sâu nhỏ từ từ bò ra. Chợt hiểu được ý nghĩa của sự kiện ấy, vị Thiên Sứ bỗng thốt lên: “Ôi lạy Đấng Tối Cao, mầu nhiệm thay công cuộc sáng tạo của Ngài. Với sự khôn ngoan thượng trí và tình yêu vô biên, Ngài đã không bỏ mặc một tạo vật bé nhỏ như con sâu kia, thì hẳn Ngài cũng sẽ không quên được 4 đứa trẻ mồ côi là con cái của Ngài.”

4. Bạn xét đoán Chúa chỉ vì không thể thấy kế hoạch của Ngài vì những đau khổ của bạn, giống như con chuột chui vào cây đàn piano gặm nhấm dây đàn làm nhạc sĩ rối loạn khi biểu diễn bản nhạc của Chopin hoặc Beethoven. Với trí óc nhỏ bé, chuột nghĩ rằng nó đâu làm gì, nhưng cả vũ trụ bị đảo lộn. Khi xét đoán kế hoạch của Chúa theo quan điểm của ta, phải chăng sự thể cũng như vậy ?

Tương tự, con nhện cuốn tơ trên một xà sắt, sẽ bất mãn khi cây xà được chuyển đi xây một cây cầu. Nó chẳng bao giờ nghĩ rằng kế hoạch của một kỹ sư có giá trị hơn tơ của nó…

5. “Vua Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống” (Mt 2,16)

Chẳng bao lâu sau tiếng đàn ca xướng hát của các thiên thần trong đêm Chúa Giáng Sinh là tiếng khóc than rền rĩ của những bà mẹ mất con trong cuộc sát hại con trẻ ở Bêlem của Hêrôđê. Chẳng lẽ việc Chúa ra đời lại là nguyên nhân gây ra cái chết của trẻ thơ vô tội ? Không, Thiên Chúa đã tạo dựng con người và ban cho con người tự do. Hêrôđê có tự do, và ông đã lạm dụng tự do để sát hại trẻ thơ, hầu trút cơn giận dữ và thoả lòng ghen tị. Tôi cũng có tự do, và tự do của tôi đã được sử dụng để vun đắp sự sống hay để huỷ diệt ?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, thế giới con đang sống còn đầy những thảm họa do con người đã lạm dụng tự do của mình. Xin cho con biết sử dụng tự do để làm vinh danh Chúa hơn và mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Các thánh Anh Hài (Lc 2,22-35)

  1. Ba nhà chiêm tinh thờ lạy Chúa Hài Đồng xong thì ra về. Chúa liền sai Thiên thần đến báo tin cho thánh Giuse đem Hài nhi và Mẹ Người trốn sang Ai cập, vì vua Hêrôđê đang tìm giết Người.

Vua Hêrôđê trông mãi không thấy ba nhà chiêm tinh trở lại cho biết Hài Nhi Giêsu sinh ra ở đâu thì tức giận, sai quân lính đi giết hết các trẻ mới sinh từ hai tuổi trở xuống, ở làng Belem và các làng lân cận. Ông ta đinh ninh khi giết hết các trẻ như thế thì giết được Hài Nhi Giêsu để bảo vệ ngôi vua của ông ta. Như thế, đúng theo lời tiên tri Giêrêmia đã báo trước: Ở Rama, người ta than khóc thảm thiết, vì con mình đã bị giết.

  1. Trong thư gửi các thiếu nhi thế giới ngày 3/12/1994 Đức Gioan Phaolô II viết: “Những ngày tiếp theo ngày sinh của Chúa Giêsu cũng là những ngày lễ (…) Ngay từ những ngày đầu sau khi sinh hạ, Hài Nhi Giêsu đã phải đương đầu với một đe dọa trầm trọng: bạo vương Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ thơ dưới hai tuổi, và vì lý do này Chúa Giêsu bị bắt buộc cùng với cha mẹ trốn sang Ai cập…” Mầu nhiệm giáng sinh gắn liền với mầu nhiệm tử nạn. Trong hài nhi nằm trong máng cỏ nghèo hèn, cuộc tử nạn đã được báo trước… Trong ánh sáng của mầu nhiệm giáng sinh, phải chăng chúng ta không được mời gọi nhận ra bóng đêm của mầu nhiệm tử nạn ? Bóng thập giá phải chăng đã không phủ trên máng cỏ của Hài nhi Giêsu ? (Mỗi ngày một tin vui).
  2. Con Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta, trở thành niềm vui mừng cho người này và nỗi buồn bực của người kia. Tuỳ tâm trạng mỗi người. Các trẻ thơ bị Hêrôđê giết, báo trước cái chết của Đấng sẽ đổ máu ra cứu chuộc loài người. Cái chết của các thánh Anh Hài đã thành lời chứng tuyệt hảo cho Chúa Giêsu chịu đóng đinh.Vấn đề đau khổ, nhất là đau khổ của kẻ vô tội, đặc biệt là đau khổ của những trẻ thơ, đã là một thắc mắc thấy được giá trị của cái chết của các em. Cái chết ấy góp phần vào việc thực hiện kế hoạch Thiên Chúa cứu độ muôn người. Tấm gương này mời ta hãy nhìn đau khổ theo con mắt của Chúa.
  3. Hiện nay trên toàn thế giới đang xảy ra một cuộc thảm sát đẫm máu. Liên hợp quốc đã tiết lộ rằng: đã có từ 45 đến 55 triệu sinh mạng con người bị thủ tiêu mỗi năm trước khi chào đời. Chỉ trong có 5 năm, con số phá thai đã tăng lên gấp đôi, do chính luật pháp nhiều quốc gia đã chính thức cho phép phá thai… Khi giết chết một đứa trẻ còn trong thai, chúng ta không thể lấy bất cứ một đứa trẻ nào khác trên thế giới để thay thế được. Biết đâu, đó sẽ là một nhà bác học, một vị thiên tài, hoặc chỉ là một con người bình dị.

Như trường hợp sau đây: người cha mắc bệnh giang mai, mẹ bị lao phổi với một hoàn cảnh rất bi đát: đứa con đầu lòng bị mù, đứa thứ hai mới sinh ra đã chết, đứa thứ ba bị điếc và câm. Đứa thứ tư sớm bị lao phổi. Bây giờ bà mẹ lại mang thai một đứa nữa. Vậy mà, thai nhi ấy đã không bị giết đi. Em đã được sinh ra là người con thứ năm của gia đình, đó chính là Ludwig Beethoven nhạc sĩ thiên tài, tác giả của 9 bản symphony bất hủ của mọi thời đại.

  1. Có biết bao nhiêu người đang âm thầm đau khổ và hy sinh cầu nguyện mà không thể thấy được kết quả của lời cầu nguyện. Có biết bao người âm thầm phục vụ tha nhân cách này cách khác mà không hề được đền đáp hoặc nhắc nhớ.

Trong ánh sáng của mầu nhiệm Giáng sinh, chúng ta được mời gọi để tìm thấy giá trị của những hy sinh âm thầm từng ngày. Sự thinh lặng bé nhỏ của Hài nhi Giêsu trong hang đá Belem, 30 năm âm thầm của Ngài tại Nagiarét: đó là ý nghĩa của cuộc sống phiền toái, độc điệu mỗi ngày mà Hài Nhi Giêsu mời gọi ta nhận ra giá trị của cuộc sống.

Những đau khổ, những mất mát, khiến chúng ta nghi ngờ tình yêu của Ngài ư ? Hãy xác tín rằng Ngài đang nhìn thấy và cảm thông với từng nỗi khốn khổ của ta, và tình yêu mầu nhiệm của Ngài đang nhào nặn, để biến những đắng cay chua xót ấy thành ân phúc cho ta.

  1. Truyện: Con sâu trong tảng đá

Một hôm, Đức Ala gọi một thiên sứ đến và truyền lệnh: “Ngươi hãy xuống trần gian để đưa về đây người đàn bà goá có bốn đứa con thơ”. Thiên sứ ra đi. Ngài gặp ngay người đàn bà goá đang cho đứa con nhỏ nhất bú. Ngài nhìn người đàn bà với bốn đứa con dại, rồi lại lên Đức Ala, để tha thiết như xin rút lại lệnh truyền. Làm sao có thể nhẫn tâm tách biệt người mẹ khỏi những đứa con thơ ấy ? Nhưng ánh mắt van xin của sứ thần chẳng mảy may đánh động được Đức Ala. Cuối cùng, sứ thần đành phải vâng lệnh Đức Ala mà cướp người mẹ góa khỏi bầy con thơ và đem về trời.

Hoàn thành công tác, nhưng xem chừng vị sứ thần lại có vẻ buồn. Phải, vui làm sao được trước cảnh chia ly giữa mẹ và con. Thấy sứ thần buồn, Đức Ala mới gọi đến và đưa vào giữa sa mạc. Ngài chỉ cho sứ thần thấy một tảng đá lớn và bảo đập nó ra. Tảng đá vừa vỡ đôi, sứ thần ngạc nhiên vô cùng, vì trong lòng tảng đá một con sâu nhỏ từ từ bò ra. Chợt hiểu được ý nghĩa của sự kiện ấy, sứ thần bỗng thốt lên:

“Ôi lạy Đấng tối cao, mầu nhiệm thay công việc sáng tạo của Ngài. Với sự khôn ngoan thượng trí và tình yêu vô biên, Ngài đã không bỏ mặc một tạo vật bé nhỏ như con sâu kia, thì hẳn Ngài cũng sẽ không quên được bốn đứa trẻ mồ côi là con cái của Ngài”. (Trích D. Wahrheit, Món quà G. sinh, tr 307-308).

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT