spot_img

Thứ Ba tuần 24 Thường niên năm I (Lc 7,11-17)

Bài đọc 1 (1 Tm 3,1-13)

Giám quản phải là người không ai chê trách được ; các trợ tá cũng vậy, phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-mô-thê.

1 Anh thân mến, đây là lời đáng tin cậy : ai mong được làm giám quản, người ấy ước muốn một nhiệm vụ cao đẹp. 2 Vậy giám quản phải là người không ai chê trách được, chỉ có một đời vợ, tiết độ, chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy ; 3 người ấy không được nghiện rượu, không được hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, không hay gây sự, không ham tiền, 4 biết điều khiển tốt gia đình mình, biết dạy con cái phục tùng cách rất nghiêm chỉnh, 5 vì ai không biết điều khiển gia đình mình, thì làm sao có thể lo cho Hội Thánh của Thiên Chúa được ? 6 Người ấy không được là tân tòng, kẻo lên mặt kiêu căng mà bị kết án như ma quỷ. 7 Người ấy còn phải được người ngoài chứng nhận là tốt, kẻo bị sỉ nhục và sa vào cạm bẫy ma quỷ.

8 Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn ; 9 họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch. 10 Họ phải được thử thách trước đã, rồi mới được thi hành chức vụ trợ tá, nếu không bị ai khiếu nại. 11 Các bà cũng vậy, phải là người đàng hoàng, không nói xấu, nhưng tiết độ, đáng tin cậy mọi bề. 12 Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển con cái và gia đình cho tốt. 13 Những ai thi hành chức vụ trợ tá cách tốt đẹp, thì được một chỗ danh dự, và được mạnh dạn nhiều nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su.

Đáp ca Tv 100,1-2a.2b-3a.5.6 (Đ. c.2b)

Đ. Con sẽ sống theo lòng thuần khiết.

X: 1Lạy Chúa, con xin ca ngợi tình thương và công lý :
con đàn hát kính Ngài.2aCon nguyện chủ tâm theo đường hoàn hảo,
bao giờ Ngài mới đến cùng con ?

X: 2bCon sẽ sống theo lòng thuần khiết
ở trong cửa trong nhà.3aViệc xấu xa đê tiện, con chẳng để mắt trông.

X: 5Ai nói chùng nói lén, là con sẽ diệt trừ.
Con mắt khinh người, lòng dạ kiêu căng :
những bọn đó, không khi nào con chịu.

X: 6Con để mắt kiếm người hiền trong xứ, cho họ được ở gần.
Ai sống đời hoàn hảo, sẽ là người được phục vụ con.

Tung hô Tin Mừng Lc 7,16

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Lc 7,11-17

Này người thanh niên, tôi bảo anh : hãy trỗi dậy !

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

11 Khi ấy, Đức Giê-su đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. 12 Đức Giê-su đến gần cửa thành, đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. 13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói : “Bà đừng khóc nữa !” 14 Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói : “Này người thanh niên, tôi bảo anh : hãy trỗi dậy !” 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ. 16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng : “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”. 17 Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Trước cái chết của một thanh niên, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót và làm cho anh sống lại. Những người trẻ chết trong tội lỗi cũng đang cần đến lòng thương xót của Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Chúa nhìn thấy những nỗi đau khổ của chúng con, và Chúa cứu giúp chúng con ngay cả khi chúng con chưa kịp cầu xin với Chúa. Chúa hiểu được nỗi lòng của bà mẹ goá mất người con trai duy nhất. Bà đặt tất cả niềm hy vọng của đời mình nơi người con ấy. Đó là tất cả tương lai của bà, là niềm an ủi và hạnh phúc duy nhất của bà. Người con chết đi là người mẹ cũng mất tất cả. Khi Chúa cho thân xác người con sống lại cũng là lúc Chúa cho tâm hồn người mẹ phục sinh.

Lạy Chúa, xin Chúa nhìn đến bao linh hồn người trẻ đang nằm trong bóng tối sự chết, chết trong tội lỗi. Xin nhìn đến biết bao người mẹ đang than khóc và cũng đang chết đi vì con cái đã chết. Có những người con dù thân xác còn sống đó, nhưng linh hồn đã chết vì xa Chúa. Có những người con chết trong linh hồn, và cả thân xác cũng đang đi dần tới cái chết vì nghiện ngập chơi bời phóng túng.

Xin Chúa tỏ lòng thương xót chúng con. Xin Chúa biểu lộ quyền năng và ban ơn để các thanh niên thiếu nữ được sống lại, được trỗi dậy sống cuộc đời mới. Giới trẻ chúng con sống lại chính là tương lai của cha mẹ, của Hội Thánh và của đất nước được tươi sáng. Xin Chúa thương nhận lời các bà mẹ chúng con đang cầu nguyện trong nước mắt. Có những lúc dường như hết hy vọng, nhưng chúng con tin vào quyền năng và lòng thương xót Chúa. Chúa không bao giờ để chúng con thất vọng bẽ bàng khi tin vào Chúa Phục Sinh. Amen.

Ghi nhớ: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy”.

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Phân tích

Chúa Giêsu cứu sống con trai bà góa thành Naim:

Tất cả mọi người hôm đó chẳng ai mở lời xin Chúa giúp. Ngài ra tay cứu giúp chỉ vì động lòng thương.

Chúa chạnh lòng thương trước cảnh mẹ góa con côi, tre già khóc măng non. Cứu sống đứa con trai xong, Chúa còn tế nhị trao nó lại cho mẹ nó.

Suy gẫm

1. Trái tim con người vốn giàu tình thương. Nhưng vì nhiều lý do, trái tim có thể bị chai lì đi, không còn xúc động trước cảnh khổ của người khác nữa.

Thấy người nghèo thường quá, tôi không còn cảm thương trước cái khổ của người nghèo. Thấy người bệnh thường quá, tôi không còn cảm được nỗi đau của họ. Thấy người tội lỗi quen quá, tôi dửng dưng nhìn người ta càng ngày càng chìm sâu trong tội.

2. “Tiến lại gần, Ngài chạm đến quan tài”: việc làm này bị luật coi là ô uế. nhưng để an ủi gia đình người chết, và để “tiến lại gần” (ý muốn được gần gũi với người đau khổ), Chúa không ngại gì cả. Yêu thương giúp đỡ đòi hỏi phải can đảm và hy sinh.

3. Bà goá Naim không biết người đàn ông đứng ở cổng thành hôm ấy là Chúa Giêsu, Đấng có quyền năng cứu sống. Bà không ngỏ lời xin Chúa. Nhưng Chúa chạnh lòng thương, tự động Chúa lại gần và Chúa kéo bà ra khỏi cơn đau khổ.

Chuyện người mẹ Naim đau khổ được Chúa cứu giúp khiến tôi nghĩ tới cảnh khổ của bản thân mình. Chúa lúc nào cũng ở gần tôi. Khi tôi phải khổ, Chúa cũng chạnh lòng thương và Ngài sẵn sàng cứu giúp. Tôi không bao giờ cô đơn.

4. “Chúa Giêsu lại gần sờ vào quan tài và nói: “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy”. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói” (Lc 7,14-15).

Hôm nay mình không muốn đến nhà thờ. Bài giảng dài lê thê và khó hiểu quá. Xem phim hoạt hình trên Tivi, hay mở máy hát nghe nhạc, hoặc gọi điện thoại đấu láo với bạn bè còn thích hơn. Này rõ ràng có ai gọi mình mà!

Lạy Chúa, con chỉ nghe toàn những tiếng nhu cầu của bản thân. Còn tiếng gọi của Chúa sao mơ màng quá, khó nghe quá. Chúa đã gọi người thanh niên chỗi dậy từ cõi chết, xin Ngài cũng gọi con từ những đam mê bất chính của con.

5. Tuy chỉ làm Giáo Hoàng trong một thời gian vắn vỏi, không đầy năm năm, nhưng Đức Gioan XXIII đã làm tươi trẻ hẳn khuôn mặt của Hội Thánh. Trong suốt quãng đời trên ngôi giáo hoàng ấy, ngài đã đi thăm phạm nhân ở trại giam Ara Caeli, viếng các trẻ em ở viện nhi đồng, chống gậy đến với các công nhân đang làm việc trong vườn hoặc ở nhà in Vatican. Trong các buổi triều yết, tính hồn nhiên, những câu chuyện và lòng nhân ái từ ngài phát xuất ra, như là sức nóng sưởi ấm mọi con tim lương giáo vây quanh ngài. Qua Công đồng Vatican II được triệu tập ngày 11-10-1962, ngài đã mở ra một con đường tốt đẹp cho Hội Thánh tiếp xúc với thế giới, với anh em Công giáo, với anh em ngoài Công giáo, khai mào một giai đoạn cởi mở và thông cảm. Ngài đã để lại một câu nói bất hủ: “Nếu Hội Thánh không đến với nhân loại thì nhân loại không đến với Hội Thánh”.

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Con trai bà goá ở Naim sống lại (Lc 7, 11-17)

  1. Vì tình yêu thương mà Đức Giêsu đem lại niềm an ủi cho bà góa thành Naim. Ngài không đành lòng nhìn bà đau khổ nên đã cho con trai bà sống lại. Tất cả mọi người hôm đó chẳng ai mở lời xin Chúa giúp, Ngài ra tay cứu giúp chỉ vì Ngài động lòng thương. Ngài chạnh lòng thương trước cảnh mẹ góa con côi, tre già khóc măng non. Phép lạ cho thấy Đức Giêsu luôn quan tâm đến nỗi khổ của chúng ta. Ngài luôn hiện diện, nâng đỡ, ủi an và cứu giúp chúng ta.
  2. Bà goá trong Tin mừng hôm nay đau khổ biết bao: một đàng chồng đã chết rồi, đàng khác con trai duy nhất cũng chết theo. Xã hội thời đó lại càng chất thêm nỗi khổ cho phụ nữ neo đơn như bà. Không có chồng, không có con trai, pháp luật không cho bà bảo lãnh bản thân và tài sản, bà sống như người bị bỏ rơi ngoài lề xã hội.

Trong cảnh tang thương đó, bà đau buồn khóc lóc thảm thiết, đến nỗi rất đông dân thành đã đi tiễn con của bà, thì Đức Giêsu cũng xuất hiện đứng bên quan tài. Với quyền năng của Thiên Chúa đầy lòng thương xót những người cùng khổ như bà góa này, và với con tim nhạy bén trước đau khổ của loài người, Đức Giêsu đã chạnh lòng thương, khẽ an ủi bà: “Bà đừng khóc nữa”, rồi sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên, ta bảo anh: Hãy trỗi dậy!” Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh ngạc và tôn vinh Thiên Chúa.

  1. “Bà goá” là một trong những thành phần được Đức Giêsu ưu đãi và đặc biệt dành nhiều tình cảm nhất, vì họ thuộc nhóm những người nghèo hèn, cùng khốn của xã hội. Họ là đối tượng được Đức Giêsu quan tâm. Ở đây, trước nỗi đớn đau khốn cùng của bà goá thành Naim về cái chết của đứa con duy nhất. Đức Giêsu đã chạnh lòng thương. Ngài không trì hoãn. Ngài đã đến an ủi bà và làm tan đi nỗi đau nơi bà bằng cách cho cậu con trai của bà sống lại. Không chỉ con của bà được sống lại, tâm hồn của bà và của mọi người chứng kiến sự sống lại này cũng được sống lại, niềm tin của họ vào Thiên Chúa được nảy sinh. “Bà đừng khóc nữa”. Phải, rất cần một thái độ cậy trông hơn là thái độ than vãn trong khi chờ lòng thương xót của Chúa (5 phút Lời Chúa).
  2. Trong Tông thư gửi những người sống đời tận hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô mời họ ra khỏi chính mình và đi về những vùng biên của cuộc đời, về phía những người đang mất hết hy vọng, những gia đình đang gặp khó khăn, các bạn trẻ đang gặp ngõ cụt trước tương lai và những người già bệnh tật đang bị loại trừ.

Đứng trước sự đau khổ của bà góa thành Naim, Đức Giêsu đã chạnh lòng thương và ra tay làm phép lạ cho anh con trai duy nhất của bà sống lại. Người đã đi bước trước để xoa dịu và cất đi sự đau khổ của bà.

Ngày hôm nay, xã hội tuy phát triển về kinh tế, thông tin… nhưng con người càng ngày càng dửng dưng, vô cảm với nhau. Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi sống cảm thương trước nỗi đau của người khác. Khởi đi từ việc thương cảm, chúng ta thực thi những hành động bác ái cụ thể để nâng đỡ, ủi an những người đau khổ đang cần sự giúp đỡ (Học viện Đa Minh).

  1. Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta phải biết thông cảm với người khác. Đừng ai sống trơ trơ như một hòn đảo giữa đại dương (theo Thomas Merton), một mình mình biết, một mình mình hay, nhưng hãy biết tìm đến với nhau, biết chia vui sẻ buồn với nhau như lời thánh Phaolô đã khuyên bảo: “Hãy vui cùng kẻ vui, hãy khóc cùng kẻ khóc”(Rm 12, 15).

Con người không thể sống trơ trơ như đá. Con vật còn biết thương nhau, chia sẻ với nhau, huống chi là con người. Người Việt Nam chúng ta đã có kinh nghiệm về vấn đề này nên đã nói: Một con ngựa đau cả tầu chê cỏ (Tục ngữ)

Theo gương Đức Giêsu, chúng ta hãy tập cho mình biết đi ra khỏi mình, đừng bao giờ co cụm lại nơi mình. Hãy biết đi đến với người khác. Mang lấy cái tâm tình của người khác, nghĩa là hãy học biết thông cảm.

  1. Truyện: Biết cảm thông và chia sẻ

Vào tháng thứ hai của một khóa học tại trường đào tạo nghiệp vụ y tá, giảng viên cho chúng tôi làm một việc kiểm tra về kiến thức phổ thông.

Tôi vốn là một sinh viên chăm chỉ nên dễ dàng trả lời mọi câu hỏi trong bài kiểm tra, trừ câu hỏi cuối “Chị tạp vụ ở trường tên là gì?” Tôi nghĩ đó chỉ là một câu hỏi cho vui. Tôi đã trông thấy chị ta vài lần. Chị có dáng người cao, mái tóc nâu sậm và khoảng 50 tuổi, nhưng làm thế nào mà tôi có thể biết tên chị được kia chứ? Tôi nộp bài và bỏ trống không trả lời câu hỏi đó.

Trước khi tan học, một sinh viên đứng lên hỏi giảng viên về cách tính điểm câu hỏi cuối trong bài kiểm tra vừa làm. Giảng viên bộ môn trả lời:

– Tất nhiên là có tính điểm. Trong mọi ngành nghề, các anh chị phải luôn gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người. Tất cả những con người đó đều có ý nghĩa. Họ đáng được các anh chị quan tâm chú ý đến, cho dù tất cả những gì ta có thể làm cho họ chỉ là một lời chào hỏi và một nụ cười.

Tôi đã không quên bài học đó trong suốt cuộc đời mình. Tôi cũng đã biết được tên chị tạp vụ trong trường: Chị tên là Dorothy.

Vâng, chúng ta hãy tập cho mình một thói quen biết cảm thông và chia sẻ. Một trái tim biết cảm thông và chia sẻ là trái tim của con người.

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Ngày kia, có một phụ nữ đến van xin tha thiết với hoàng đế Napoléon cho con trai của bà. Anh thanh niên đó đã phạm một tội nặng. Lề luật đã rõ rệt. Công lý đòi buộc anh ta phải chết. Hoàng đế quả quyết rằng đảm bảo phải thi hành công lý.

Nhưng bà mẹ năn nỉ:

– Thưa bệ hạ, tôi đến van xin lòng thương xót của ngài, không phải vì công lý.

Hoàng đế Napoléon trả lời:

– Nhưng hắn ta không xứng đáng được thương xót.

Bà mẹ nói:

– Thưa bệ hạ, nếu nó xứng đáng, thì không cần gọi là lòng thương xót nữa.

Hoàng đế Napoléon đáp:

– Thôi được. Ta sẽ rủ lòng thương xót nó.

Và ông sai thả người thanh niên đó ra (Theo Flor Mc  Carthy, Phụng vụ Chúa nhật, năm C, tr. 192).

Suy niệm

Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót người quả phụ có đứa con duy nhất qua đời…  mọi người cảm thương và đưa ra nghĩa địa… Bà góa phụ cũng như đang chết. Như đang có hai con người rời bỏ cuộc sống: Người con trai chết được đem ra nghĩa địa chôn cất, người mẹ góa không nơi nương tựa và không người chăm sóc, bảo vệ mình trong đời sống, cho nên bà góa phụ cũng như đang đi vào cõi chết.

Chúa Giêsu nhìn rõ nỗi buồn của người mẹ mất con, Ngài hiểu thấu nỗi cô đơn của bà góa không nơi nương tựa: bà cũng như đang chết, Ngài liền an ủi: “Bà đừng khóc nữa” (Lc 7,13). Không chờ đợi người ta cầu xin, nài nỉ, Ngài sờ vào quan tài và nói: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy trỗi dậy” (Lc 7,14). Chúa Giêsu đã can thiệp mau lẹ: Ngài giật lại khỏi tay thần chết con trai duy nhất của bà góa thành Naim. Chúa làm sống lại con trai bà góa, như thế Ngài cũng mang lại sự sống tinh thần, niềm hy vọng cho người mẹ.

Đứa con trai duy nhất của bà góa thành Naim được sống lại và chính bà cũng được sống lại. Đức Giêsu đã phục sinh cho cả hai mẹ con bà. Sự việc thật kỳ diệu làm cho mọi người tham dự đám tang đang sầu khổ thành niềm hân hoan, mừng vui cho hai mẹ con bà góa.

Sự kiện con trai bà goá thành Naim được Chúa Giêsu cho sống lại, cũng chính là hình ảnh loan báo trung tâm điểm của Kitô giáo: Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu mà tất cả chúng ta được giải thoát khỏi cái chết muôn đời. Thật thế, sự chết và Phục sinh của Đức Giêsu đã trở nên nguồn mạch sự sống và là sự sống lại của mỗi người chúng ta như Ngài quả quyết: “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25).

Ý lực sống

“Ta truyền cho ngươi hãy trỗi dậy” (Lc 7,14).

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Ba tuần 24 Thường niên năm I (Lc 7,11-17)

Bài đọc 1 (1 Tm 3,1-13)

Giám quản phải là người không ai chê trách được ; các trợ tá cũng vậy, phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-mô-thê.

1 Anh thân mến, đây là lời đáng tin cậy : ai mong được làm giám quản, người ấy ước muốn một nhiệm vụ cao đẹp. 2 Vậy giám quản phải là người không ai chê trách được, chỉ có một đời vợ, tiết độ, chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy ; 3 người ấy không được nghiện rượu, không được hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, không hay gây sự, không ham tiền, 4 biết điều khiển tốt gia đình mình, biết dạy con cái phục tùng cách rất nghiêm chỉnh, 5 vì ai không biết điều khiển gia đình mình, thì làm sao có thể lo cho Hội Thánh của Thiên Chúa được ? 6 Người ấy không được là tân tòng, kẻo lên mặt kiêu căng mà bị kết án như ma quỷ. 7 Người ấy còn phải được người ngoài chứng nhận là tốt, kẻo bị sỉ nhục và sa vào cạm bẫy ma quỷ.

8 Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn ; 9 họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch. 10 Họ phải được thử thách trước đã, rồi mới được thi hành chức vụ trợ tá, nếu không bị ai khiếu nại. 11 Các bà cũng vậy, phải là người đàng hoàng, không nói xấu, nhưng tiết độ, đáng tin cậy mọi bề. 12 Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển con cái và gia đình cho tốt. 13 Những ai thi hành chức vụ trợ tá cách tốt đẹp, thì được một chỗ danh dự, và được mạnh dạn nhiều nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su.

Đáp ca Tv 100,1-2a.2b-3a.5.6 (Đ. c.2b)

Đ. Con sẽ sống theo lòng thuần khiết.

X: 1Lạy Chúa, con xin ca ngợi tình thương và công lý :
con đàn hát kính Ngài.2aCon nguyện chủ tâm theo đường hoàn hảo,
bao giờ Ngài mới đến cùng con ?

X: 2bCon sẽ sống theo lòng thuần khiết
ở trong cửa trong nhà.3aViệc xấu xa đê tiện, con chẳng để mắt trông.

X: 5Ai nói chùng nói lén, là con sẽ diệt trừ.
Con mắt khinh người, lòng dạ kiêu căng :
những bọn đó, không khi nào con chịu.

X: 6Con để mắt kiếm người hiền trong xứ, cho họ được ở gần.
Ai sống đời hoàn hảo, sẽ là người được phục vụ con.

Tung hô Tin Mừng Lc 7,16

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Lc 7,11-17

Này người thanh niên, tôi bảo anh : hãy trỗi dậy !

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

11 Khi ấy, Đức Giê-su đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. 12 Đức Giê-su đến gần cửa thành, đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. 13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói : “Bà đừng khóc nữa !” 14 Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói : “Này người thanh niên, tôi bảo anh : hãy trỗi dậy !” 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ. 16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng : “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”. 17 Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Trước cái chết của một thanh niên, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót và làm cho anh sống lại. Những người trẻ chết trong tội lỗi cũng đang cần đến lòng thương xót của Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Chúa nhìn thấy những nỗi đau khổ của chúng con, và Chúa cứu giúp chúng con ngay cả khi chúng con chưa kịp cầu xin với Chúa. Chúa hiểu được nỗi lòng của bà mẹ goá mất người con trai duy nhất. Bà đặt tất cả niềm hy vọng của đời mình nơi người con ấy. Đó là tất cả tương lai của bà, là niềm an ủi và hạnh phúc duy nhất của bà. Người con chết đi là người mẹ cũng mất tất cả. Khi Chúa cho thân xác người con sống lại cũng là lúc Chúa cho tâm hồn người mẹ phục sinh.

Lạy Chúa, xin Chúa nhìn đến bao linh hồn người trẻ đang nằm trong bóng tối sự chết, chết trong tội lỗi. Xin nhìn đến biết bao người mẹ đang than khóc và cũng đang chết đi vì con cái đã chết. Có những người con dù thân xác còn sống đó, nhưng linh hồn đã chết vì xa Chúa. Có những người con chết trong linh hồn, và cả thân xác cũng đang đi dần tới cái chết vì nghiện ngập chơi bời phóng túng.

Xin Chúa tỏ lòng thương xót chúng con. Xin Chúa biểu lộ quyền năng và ban ơn để các thanh niên thiếu nữ được sống lại, được trỗi dậy sống cuộc đời mới. Giới trẻ chúng con sống lại chính là tương lai của cha mẹ, của Hội Thánh và của đất nước được tươi sáng. Xin Chúa thương nhận lời các bà mẹ chúng con đang cầu nguyện trong nước mắt. Có những lúc dường như hết hy vọng, nhưng chúng con tin vào quyền năng và lòng thương xót Chúa. Chúa không bao giờ để chúng con thất vọng bẽ bàng khi tin vào Chúa Phục Sinh. Amen.

Ghi nhớ: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy”.

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Phân tích

Chúa Giêsu cứu sống con trai bà góa thành Naim:

Tất cả mọi người hôm đó chẳng ai mở lời xin Chúa giúp. Ngài ra tay cứu giúp chỉ vì động lòng thương.

Chúa chạnh lòng thương trước cảnh mẹ góa con côi, tre già khóc măng non. Cứu sống đứa con trai xong, Chúa còn tế nhị trao nó lại cho mẹ nó.

Suy gẫm

1. Trái tim con người vốn giàu tình thương. Nhưng vì nhiều lý do, trái tim có thể bị chai lì đi, không còn xúc động trước cảnh khổ của người khác nữa.

Thấy người nghèo thường quá, tôi không còn cảm thương trước cái khổ của người nghèo. Thấy người bệnh thường quá, tôi không còn cảm được nỗi đau của họ. Thấy người tội lỗi quen quá, tôi dửng dưng nhìn người ta càng ngày càng chìm sâu trong tội.

2. “Tiến lại gần, Ngài chạm đến quan tài”: việc làm này bị luật coi là ô uế. nhưng để an ủi gia đình người chết, và để “tiến lại gần” (ý muốn được gần gũi với người đau khổ), Chúa không ngại gì cả. Yêu thương giúp đỡ đòi hỏi phải can đảm và hy sinh.

3. Bà goá Naim không biết người đàn ông đứng ở cổng thành hôm ấy là Chúa Giêsu, Đấng có quyền năng cứu sống. Bà không ngỏ lời xin Chúa. Nhưng Chúa chạnh lòng thương, tự động Chúa lại gần và Chúa kéo bà ra khỏi cơn đau khổ.

Chuyện người mẹ Naim đau khổ được Chúa cứu giúp khiến tôi nghĩ tới cảnh khổ của bản thân mình. Chúa lúc nào cũng ở gần tôi. Khi tôi phải khổ, Chúa cũng chạnh lòng thương và Ngài sẵn sàng cứu giúp. Tôi không bao giờ cô đơn.

4. “Chúa Giêsu lại gần sờ vào quan tài và nói: “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy”. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói” (Lc 7,14-15).

Hôm nay mình không muốn đến nhà thờ. Bài giảng dài lê thê và khó hiểu quá. Xem phim hoạt hình trên Tivi, hay mở máy hát nghe nhạc, hoặc gọi điện thoại đấu láo với bạn bè còn thích hơn. Này rõ ràng có ai gọi mình mà!

Lạy Chúa, con chỉ nghe toàn những tiếng nhu cầu của bản thân. Còn tiếng gọi của Chúa sao mơ màng quá, khó nghe quá. Chúa đã gọi người thanh niên chỗi dậy từ cõi chết, xin Ngài cũng gọi con từ những đam mê bất chính của con.

5. Tuy chỉ làm Giáo Hoàng trong một thời gian vắn vỏi, không đầy năm năm, nhưng Đức Gioan XXIII đã làm tươi trẻ hẳn khuôn mặt của Hội Thánh. Trong suốt quãng đời trên ngôi giáo hoàng ấy, ngài đã đi thăm phạm nhân ở trại giam Ara Caeli, viếng các trẻ em ở viện nhi đồng, chống gậy đến với các công nhân đang làm việc trong vườn hoặc ở nhà in Vatican. Trong các buổi triều yết, tính hồn nhiên, những câu chuyện và lòng nhân ái từ ngài phát xuất ra, như là sức nóng sưởi ấm mọi con tim lương giáo vây quanh ngài. Qua Công đồng Vatican II được triệu tập ngày 11-10-1962, ngài đã mở ra một con đường tốt đẹp cho Hội Thánh tiếp xúc với thế giới, với anh em Công giáo, với anh em ngoài Công giáo, khai mào một giai đoạn cởi mở và thông cảm. Ngài đã để lại một câu nói bất hủ: “Nếu Hội Thánh không đến với nhân loại thì nhân loại không đến với Hội Thánh”.

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Con trai bà goá ở Naim sống lại (Lc 7, 11-17)

  1. Vì tình yêu thương mà Đức Giêsu đem lại niềm an ủi cho bà góa thành Naim. Ngài không đành lòng nhìn bà đau khổ nên đã cho con trai bà sống lại. Tất cả mọi người hôm đó chẳng ai mở lời xin Chúa giúp, Ngài ra tay cứu giúp chỉ vì Ngài động lòng thương. Ngài chạnh lòng thương trước cảnh mẹ góa con côi, tre già khóc măng non. Phép lạ cho thấy Đức Giêsu luôn quan tâm đến nỗi khổ của chúng ta. Ngài luôn hiện diện, nâng đỡ, ủi an và cứu giúp chúng ta.
  2. Bà goá trong Tin mừng hôm nay đau khổ biết bao: một đàng chồng đã chết rồi, đàng khác con trai duy nhất cũng chết theo. Xã hội thời đó lại càng chất thêm nỗi khổ cho phụ nữ neo đơn như bà. Không có chồng, không có con trai, pháp luật không cho bà bảo lãnh bản thân và tài sản, bà sống như người bị bỏ rơi ngoài lề xã hội.

Trong cảnh tang thương đó, bà đau buồn khóc lóc thảm thiết, đến nỗi rất đông dân thành đã đi tiễn con của bà, thì Đức Giêsu cũng xuất hiện đứng bên quan tài. Với quyền năng của Thiên Chúa đầy lòng thương xót những người cùng khổ như bà góa này, và với con tim nhạy bén trước đau khổ của loài người, Đức Giêsu đã chạnh lòng thương, khẽ an ủi bà: “Bà đừng khóc nữa”, rồi sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên, ta bảo anh: Hãy trỗi dậy!” Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh ngạc và tôn vinh Thiên Chúa.

  1. “Bà goá” là một trong những thành phần được Đức Giêsu ưu đãi và đặc biệt dành nhiều tình cảm nhất, vì họ thuộc nhóm những người nghèo hèn, cùng khốn của xã hội. Họ là đối tượng được Đức Giêsu quan tâm. Ở đây, trước nỗi đớn đau khốn cùng của bà goá thành Naim về cái chết của đứa con duy nhất. Đức Giêsu đã chạnh lòng thương. Ngài không trì hoãn. Ngài đã đến an ủi bà và làm tan đi nỗi đau nơi bà bằng cách cho cậu con trai của bà sống lại. Không chỉ con của bà được sống lại, tâm hồn của bà và của mọi người chứng kiến sự sống lại này cũng được sống lại, niềm tin của họ vào Thiên Chúa được nảy sinh. “Bà đừng khóc nữa”. Phải, rất cần một thái độ cậy trông hơn là thái độ than vãn trong khi chờ lòng thương xót của Chúa (5 phút Lời Chúa).
  2. Trong Tông thư gửi những người sống đời tận hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô mời họ ra khỏi chính mình và đi về những vùng biên của cuộc đời, về phía những người đang mất hết hy vọng, những gia đình đang gặp khó khăn, các bạn trẻ đang gặp ngõ cụt trước tương lai và những người già bệnh tật đang bị loại trừ.

Đứng trước sự đau khổ của bà góa thành Naim, Đức Giêsu đã chạnh lòng thương và ra tay làm phép lạ cho anh con trai duy nhất của bà sống lại. Người đã đi bước trước để xoa dịu và cất đi sự đau khổ của bà.

Ngày hôm nay, xã hội tuy phát triển về kinh tế, thông tin… nhưng con người càng ngày càng dửng dưng, vô cảm với nhau. Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi sống cảm thương trước nỗi đau của người khác. Khởi đi từ việc thương cảm, chúng ta thực thi những hành động bác ái cụ thể để nâng đỡ, ủi an những người đau khổ đang cần sự giúp đỡ (Học viện Đa Minh).

  1. Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta phải biết thông cảm với người khác. Đừng ai sống trơ trơ như một hòn đảo giữa đại dương (theo Thomas Merton), một mình mình biết, một mình mình hay, nhưng hãy biết tìm đến với nhau, biết chia vui sẻ buồn với nhau như lời thánh Phaolô đã khuyên bảo: “Hãy vui cùng kẻ vui, hãy khóc cùng kẻ khóc”(Rm 12, 15).

Con người không thể sống trơ trơ như đá. Con vật còn biết thương nhau, chia sẻ với nhau, huống chi là con người. Người Việt Nam chúng ta đã có kinh nghiệm về vấn đề này nên đã nói: Một con ngựa đau cả tầu chê cỏ (Tục ngữ)

Theo gương Đức Giêsu, chúng ta hãy tập cho mình biết đi ra khỏi mình, đừng bao giờ co cụm lại nơi mình. Hãy biết đi đến với người khác. Mang lấy cái tâm tình của người khác, nghĩa là hãy học biết thông cảm.

  1. Truyện: Biết cảm thông và chia sẻ

Vào tháng thứ hai của một khóa học tại trường đào tạo nghiệp vụ y tá, giảng viên cho chúng tôi làm một việc kiểm tra về kiến thức phổ thông.

Tôi vốn là một sinh viên chăm chỉ nên dễ dàng trả lời mọi câu hỏi trong bài kiểm tra, trừ câu hỏi cuối “Chị tạp vụ ở trường tên là gì?” Tôi nghĩ đó chỉ là một câu hỏi cho vui. Tôi đã trông thấy chị ta vài lần. Chị có dáng người cao, mái tóc nâu sậm và khoảng 50 tuổi, nhưng làm thế nào mà tôi có thể biết tên chị được kia chứ? Tôi nộp bài và bỏ trống không trả lời câu hỏi đó.

Trước khi tan học, một sinh viên đứng lên hỏi giảng viên về cách tính điểm câu hỏi cuối trong bài kiểm tra vừa làm. Giảng viên bộ môn trả lời:

– Tất nhiên là có tính điểm. Trong mọi ngành nghề, các anh chị phải luôn gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người. Tất cả những con người đó đều có ý nghĩa. Họ đáng được các anh chị quan tâm chú ý đến, cho dù tất cả những gì ta có thể làm cho họ chỉ là một lời chào hỏi và một nụ cười.

Tôi đã không quên bài học đó trong suốt cuộc đời mình. Tôi cũng đã biết được tên chị tạp vụ trong trường: Chị tên là Dorothy.

Vâng, chúng ta hãy tập cho mình một thói quen biết cảm thông và chia sẻ. Một trái tim biết cảm thông và chia sẻ là trái tim của con người.

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Ngày kia, có một phụ nữ đến van xin tha thiết với hoàng đế Napoléon cho con trai của bà. Anh thanh niên đó đã phạm một tội nặng. Lề luật đã rõ rệt. Công lý đòi buộc anh ta phải chết. Hoàng đế quả quyết rằng đảm bảo phải thi hành công lý.

Nhưng bà mẹ năn nỉ:

– Thưa bệ hạ, tôi đến van xin lòng thương xót của ngài, không phải vì công lý.

Hoàng đế Napoléon trả lời:

– Nhưng hắn ta không xứng đáng được thương xót.

Bà mẹ nói:

– Thưa bệ hạ, nếu nó xứng đáng, thì không cần gọi là lòng thương xót nữa.

Hoàng đế Napoléon đáp:

– Thôi được. Ta sẽ rủ lòng thương xót nó.

Và ông sai thả người thanh niên đó ra (Theo Flor Mc  Carthy, Phụng vụ Chúa nhật, năm C, tr. 192).

Suy niệm

Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót người quả phụ có đứa con duy nhất qua đời…  mọi người cảm thương và đưa ra nghĩa địa… Bà góa phụ cũng như đang chết. Như đang có hai con người rời bỏ cuộc sống: Người con trai chết được đem ra nghĩa địa chôn cất, người mẹ góa không nơi nương tựa và không người chăm sóc, bảo vệ mình trong đời sống, cho nên bà góa phụ cũng như đang đi vào cõi chết.

Chúa Giêsu nhìn rõ nỗi buồn của người mẹ mất con, Ngài hiểu thấu nỗi cô đơn của bà góa không nơi nương tựa: bà cũng như đang chết, Ngài liền an ủi: “Bà đừng khóc nữa” (Lc 7,13). Không chờ đợi người ta cầu xin, nài nỉ, Ngài sờ vào quan tài và nói: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy trỗi dậy” (Lc 7,14). Chúa Giêsu đã can thiệp mau lẹ: Ngài giật lại khỏi tay thần chết con trai duy nhất của bà góa thành Naim. Chúa làm sống lại con trai bà góa, như thế Ngài cũng mang lại sự sống tinh thần, niềm hy vọng cho người mẹ.

Đứa con trai duy nhất của bà góa thành Naim được sống lại và chính bà cũng được sống lại. Đức Giêsu đã phục sinh cho cả hai mẹ con bà. Sự việc thật kỳ diệu làm cho mọi người tham dự đám tang đang sầu khổ thành niềm hân hoan, mừng vui cho hai mẹ con bà góa.

Sự kiện con trai bà goá thành Naim được Chúa Giêsu cho sống lại, cũng chính là hình ảnh loan báo trung tâm điểm của Kitô giáo: Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu mà tất cả chúng ta được giải thoát khỏi cái chết muôn đời. Thật thế, sự chết và Phục sinh của Đức Giêsu đã trở nên nguồn mạch sự sống và là sự sống lại của mỗi người chúng ta như Ngài quả quyết: “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25).

Ý lực sống

“Ta truyền cho ngươi hãy trỗi dậy” (Lc 7,14).

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT