spot_img

Chúa nhật 1 mùa Vọng năm A (Mt 24,37-44)

Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng.

Bài đọc 1Is 2, 1-5

Đức Chúa quy tụ muôn dân cho hưởng hoà bình vĩnh cửu trong Nước Thiên Chúa.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

1 Đây là điều mà ông I-sai-a, con ông A-mốc, đã được thấy về Giu-đa và Giê-ru-sa-lem.

2Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa
đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao,
vươn mình trên hết mọi ngọn đồi.
Dân dân lũ lượt đưa nhau tới,
3nước nước dập dìu kéo nhau đi.
Rằng : “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa,
lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp,
để Người dạy ta biết lối của Người,
và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ.
Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống,
từ Giê-ru-sa-lem, lời Đức Chúa phán truyền.
4Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia
và phân xử cho muôn dân tộc.
Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.
5Hãy đến đây, nhà Gia-cóp hỡi,
ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường !” 

Đáp caTv 121, 1-2.4-5.6-7.8-9 (Đ : x. c.1)

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

1Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi :
“Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa !”
Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi, 2cửa nội thành, ta đã dừng chân.

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

4Từng chi tộc, chi tộc của Chúa,
trẩy hội lên đền ở nơi đây,
để danh Chúa, họ cùng xưng tụng,
như lệnh đã truyền cho Ít-ra-en.5Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử,
ngai vàng của vương triều Đa-vít.

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

6Hãy nguyện chúc Giê-ru-sa-lem được thái bình,
rằng : “Chúc thân hữu của thành luôn thịnh đạt, 7tường trong luỹ ngoài hằng yên ổn,
lâu đài dinh thự mãi an ninh.”

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

8Nghĩ tới anh em cùng là bạn hữu,
tôi nói rằng : “Chúc thành đô an lạc.”9Nghĩ tới đền thánh Chúa, Thiên Chúa chúng ta thờ,
tôi ước mong thành được hạnh phúc, hỡi thành đô.

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

Bài đọc 2Rm 13, 11-14

Ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

11 Thưa anh em, anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. 12 Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. 13 Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày : không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. 14 Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.

Tin mừng: Mt 24, 37-44

37 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.

38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu.

39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.

40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.

42 “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến.

43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu.

44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Suy niệm: Con người không biết trước được mình sẽ chết lúc nào, chết ở đâu. Chết bằng cách nào ?… Thế nhưng một điều có thể chắc chắn là ai ai cũng phải chết. Chết không phải là điều đáng sợ nhưng chết làm sao mới là điều phải quan tâm.

“Sống sao thác vậy”. Sống trong ơn lành, chết trong bình an. Sống trong tình yêu thương, chết trong niềm hạnh phúc.

Mỗi người chỉ chết một lần, và điều gì đi sau cái chết sẽ mãi mãi không bao giờ đổi thay. Chúng ta sẽ sống thế nào để khi giờ Chúa đến chúng ta được thanh thản ra đi mà không phải hối tiếc.

Cầu nguyện: Lạy Cha, hôm nay toàn thể Giáo Hội chúng con bước vào mùa vọng. Mùa mà Giáo Hội dành đặc biệt để thúc giục con cái mình chuẩn bị sẵn sàng và thức tỉnh luôn, để đón mừng ngày Ðức Giêsu đến lần thứ hai.

Lạy Cha, xin ban Thánh Thần của Cha đến mỗi người trong gia đình chúng con, giúp chúng con biết khôn ngoan chuẩn bị cho mình một cuộc ra đi bình an vào cõi vĩnh hằng. Xin cho chúng con biết chọn lựa cái bất diệt chứ không phải cái mau qua. Ðể chúng con được hân hoan trong ngày trình diện Cha, và chúng con sẽ mãi mãi sống trong ân tình và hạnh phúc bên Cha. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Ghi nhớ: “Hãy tỉnh thức để sẵn sàng”.

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

1. Bài đọc I (Is 2,1-5):

Vào hậu bán thế kỷ VIII trước công nguyên, vương quốc Giuđa khá thịnh vượng về mặt vật chất, nhưng lại rất suy đồi về mặt đạo đức. Trước tình trạng ấy, ngôn sứ Isaia một mặt thẳng thắn vạch tội dân và kêu gọi họ ăn năn sám hối, mặt khác loan báo rằng nếu dân trở lại thì Thiên Chúa sẽ ban cho họ một tương lai tốt đẹp.

Tương lai ấy được Isaia diễn tả bằng những hình ảnh thi vị:

  • Ðó sẽ là thời dân Thiên Chúa được tôn vinh: “Núi Nhà Chúa sẽ được xây trên đỉnh các núi”. Mà dân Thiên Chúa được tôn vinh cũng có nghĩa là Thiên Chúa được tôn vinh, vì chính nhờ đức tin của họ mà các dân tộc trên mặt đất sẽ biết tới Chúa và tôn thờ Ngài: “Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà của Giacóp”.
  • Khi mọi người đã biết tôn thờ Chúa thì đó cũng sẽ là một thời thái bình: “Người ta sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa”.

2. Ðáp ca (Tv 121)

Tâm tình đầy lạc quan hy vọng của Isaia được diễn tả qua Tv 121: “Ôi tôi sung sướng biết bao khi nghe nói: Chúng ta sẽ về nhà Chúa”.

3. Bài Tin Mừng (Mt 24,37-44)

Ðức Giêsu cho biết Ngày tốt đẹp ấy sắp đến. Nhưng Ngài đặc biệt lưu ý ba điều:

a/ Ngày ấy sẽ đến một cách không ai ngờ cũng như chuyện Hồng thuỷ thời Nôe: thiên hạ cứ mải mê với những chuyện thế tục “Người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Nôe vào tàu mà người ta cũng không ngờ”.

b/ Trong Ngày ấy, số phận loài người sẽ phân thành hai hạng khác nhau: có người sẽ “được đem đi” (được tiếp nhận), nghĩa là được nhận vào hưởng tương lai hạnh phúc với Chúa, nhưng có người sẽ “bị bỏ lại”, nghĩa là không được hưởng hạnh phúc ấy (Chú ý: một số bản Việt ngữ đã dịch ngược nghĩa là “bị đem đi” và “được để lại”).

c/ Ðược tiếp nhận hay bị bỏ rơi là do người ta có chuẩn bị sẵn sàng hay không. Vì thế Ðức Giêsu kết luận: “Vậy các con phải sẵn sàng”

4. Bài đọc II (Rm 13,11-14)

Thánh Phaolô nói rằng Ngày tươi sáng đó rất gần rồi: “Giờ đây phần rỗi của chúng ta gần đến… Ðêm sắp tàn, ngày gần đến”. Và Ngài giải thích thế nào là tỉnh thức sẵn sàng:

a/ Trước hết, tỉnh thức sẵn sàng là “từ bỏ những việc làm đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu”. Nghĩa là phải tích cực chiến đấu để loại trừ sự dữ và cổ vũ cho sự thiện.

b/ Kế đó, tỉnh thức sẵn sàng là thay đổi cách sống: Hãy bỏ nếp sống cũ theo xác thịt, thể hiện trong việc ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị, lo lắng thỏa mãn những dục vọng xác thịt; thay vào đó bằng một cuộc sống mới theo gương Ðức Giêsu Kitô.

IV. Gợi Ý Giảng

1. Phải biết nuôi hy vọng

Alan Platon là một nhà văn Nam Phi, tác giả một quyển sách nhan đề Cry the Beloved Country trong đó ông mô tả hoàn cảnh khốn khổ của nước Nam Phi dưới chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Platon có một giấc mơ: ông mơ có một ngày mà mọi người dân trong đất nước của ông đều được đối xử công bình và bình đẳng. Và để thực hiện giấc mơ ấy, ông đã lao mình vào chính trị, đấu tranh suốt mấy mươi năm để xoá bỏ chế độ apartheid ấy. Nhiều người cho rằng mơ ước và việc làm của Platon là không thể nào thực hiện được. Nhưng ông vẫn kiên trì vì tin rằng ngày mơ ước ấy sẽ đến. Chỉ tiếc là ông đã chết trước khi thấy được ngày đó, nhưng lịch sử chứng minh rằng ông đã đúng.

Ngôn sứ Isaia còn có một giấc mơ táo bạo hơn nữa: Ông mơ tới ngày các nước sẽ không còn tuốt gươm chém giết lẫn nhau nữa, người ta sẽ lấy gươm rèn thành lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm, và mọi người sẽ bước đi trong ánh sáng của Chúa. Thật là một giấc mơ tuyệt vời! Có người cho rằng giấc mơ ấy sẽ đến khi Ðấng Messia đến. Người khác cho rằng nó chỉ sẽ đến khi Ðấng Messia lại đến lần thứ hai. Có kẻ nói nó sẽ chẳng bao giờ đến, đó chỉ là nằm mơ giữa ban ngày. Nhưng vẫn có người tin rằng thế nào nó cũng đến nên miệt mài theo đuổi như Alan Platon trong chuyện trên.

Một chuyện khác: Một người thợ săn nghe nói tới một con chim đặc biệt có đôi cánh rộng màu trắng rực rỡ. Ðó là con chim đẹp nhất trong các loài chim trên mặt đất. Vì thế người thợ săn không quản ngại đường xa, trèo đồi vượt suối đi tìm nó hết ngày này sang ngày khác, tháng này đến tháng nọ, năm này đến năm kia. Một lần anh đã may mắn thấy được bóng dáng nó ở một khoảng cách rất xa. Nhưng chỉ thoáng thấy là nó bay đi mất. Anh vẫn kiên trì đi tìm. Một ngày kia anh nhặt được một cọng lông trắng của nó. Rồi anh chết đi mà không bao giờ bắt được con chim mơ ước của mình.

Cuộc săn tìm của người thợ săn là hình ảnh của loài người tìm kiếm hòa bình. Giấc mơ toàn thế giới vui hưởng thái bình của Isaia có thể không thực hiện được nhưng nó không chỉ đơn thuần là nằm mơ giữa ban ngày, mà giống như một ngọn núi mà ta mơ có ngày sẽ đứng trên đó. Dĩ nhiên muốn thế thì ta không thể cứ ngồi một chỗ mà mơ, hoặc ước chi nó từ trên trời hạ thấp xuống tận chân ta. Ta phải leo, phải có chương trình và kiên trì làm theo chương trình ấy, cho dù có chậm chạp và lâu dài.

Ngay cả khi giấc mơ thái bình ấy sẽ không bao giờ được thực hiện trọn vẹn trên toàn thế giới đi nữa, thì việc theo đuổi giấc mơ ấy cũng có ảnh hưởng tốt trên đời ta. Ðiều quan trọng không phải là đạt được mục đích mà là sống có mục đích. Nhiều khi, có một mục đích tốt cho đời mình thì kể như đủ, miễn là không bao giờ ta bỏ mục đích ấy.

Thế giới ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ có thể làm được hầu như mọi điều, nhưng lại bất lực không tạo ra hòa bình được: bất hòa khắp nơi, trên bình diện lớn như nước này với nước nọ, dân này với dân nọ; hoặc trên bình diện nhỏ như nhóm này với nhóm kia, người này với người khác. Mỗi Kitô hữu có thể góp phần mình vào việc thực hiện giấc mơ thái bình của Isaia, bằng những cố gắng xoá bỏ óc kỳ thị, sự đố kỵ, ích kỷ, chia rẻ nhau…; bằng cách gieo rắc hòa thuận, cảm thông, hợp tác…

Chúng ta cũng nên biết rằng chúng ta không cô đơn trong những cố gắng ấy, mà có Chúa giúp ta: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi sai Con Một của Ngài đến ở với loài người chúng ta, thiết lập Nước Thiên Chúa ở trần gian này, và cùng đồng hành với chúng ta trong nỗ lực leo lên đỉnh núi thái bình.

2. “Ðây là lúc chúng ta phải thức dậy”

Lời Thánh Phaolô trong bài đọc II làm cho chúng ta giật mình. Phải chăng chúng ta đang ngủ vùi ?

Ðúng vậy, dù mắt chúng ta vẫn mở nhưng thực sự chúng ta đang ngủ trong bóng tối mịt mù:

– Chúng ta ngủ vì “những việc làm đen tối”

– Chúng ta ngủ vì cứ “chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng”

– Chúng ta ngủ vì lòng đầy “tranh chấp đố kỵ”

– Chúng ta ngủ vì chỉ “lo lắng thỏa mãn những dục vọng xác thịt”.

Nhưng Thánh Phaolô nhắc nhở rằng: “Ðêm sắp tàn, ngày gần đến” và “Giờ đây, phần rỗi chúng ta gần đến, hơn lúc chúng ta mới tin đạo”, vậy “Ðây là lúc chúng ta phải thức dậy”.

– “Hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày”

– Hãy “cầm lấy khí giới của sự sáng” để chiến đấu chống lại những sức mạnh của tối tăm tội lỗi.

– Hãy cởi bỏ con người cũ thiên về những dục vọng xác thịt để “mang lấy Ðức Giêsu Kitô”.

3. Hai người, hai số phận

“Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi”.

Ðức Giêsu chỉ nói tình trạng như thế thôi chứ không nói rõ lý do tại sao. Tuy nhiên chúng ta có thể biết lý do qua câu chuyện Ngài kể về thời ông Nôe: Ông Nôe chính là người được tiếp nhận, nhờ ông đã tỉnh táo nghe được lời Chúa báo sắp có nạn Hồng thuỷ, và ông đã tích cực chuẩn bị đóng tàu. Còn mọi người khác là những kẻ bị bỏ rơi, vì họ chẳng để ý tới việc gì khác ngoài cuộc sống vật chất, “ăn uống, dựng vợ gả chồng”. Những bận tâm đó đã chiếm hết tâm trí họ rồi, còn tâm trí đâu mà để ý đến lời Chúa. Giả như ông Nôe có kể lại cho họ nghe lời cảnh báo của Chúa thì họ cũng không tin và còn cho là chuyện viễn vông, không thiết thực như chuyện “ăn uống, dựng vợ gả chồng”.

Trong cuộc sống của chúng ta, giữa những bề bộn lo lắng về vật chất, thế tục, Lời Chúa vẫn vang lên để nhắc chúng ta phải biết quan tâm đến nhiều việc khác thuộc phương diện tinh thần, phương diện siêu nhiên, phương diện đời đời… Ai tỉnh táo thì nghe được và sẽ “được tiếp nhận”, kẻ nào mãi thờ ơ thì như “đàn gãy tai trâu” và sẽ “bị bỏ lại”.

4. Chúa cấm con thất vọng

* Hãy cố gắng, dù yếu đuối ngã sa, con hãy xin Chúa thứ tha và tiếp tục tiến. Trên võ đài, trong vận động trường quốc tế, các lực sĩ cũng lắm lần ngã quỵ, bị nhiều cú đấm, bị thương tích, nhưng cứ vùng dậy, cứ hy vọng, họ đã đoạt giải vô địch quốc tế (ÐHV 971)

Cha Charles de Foucauld có để lại mấy giòng sau đây. Ðọc kỹ, con sẽ thấy phấn khởi tâm hồn và lấy lại được niềm tin, nhất là những lúc hầu như con thất vọng:

– “Dù con xấu xa, dù con tội lỗi, con cũng trông cậy vững chắc rằng con sẽ được lên trời. Chúa cấm con thất vọng về điều đó”.

– “Dù con bội bạc cách mấy, khô khan cách mấy, hèn nhát cách mấy, lợi dụng ơn Chúa cách mấy. Chúa cũng vẫn bắt con phải hy vọng được sống đời đời dưới chân Chúa trong tình thương và sự thánh thiện”.

– “Chúa cấm con ngã lòng trước sự khốn nạn của con. Chúa không cho con nói ‘Tôi không thể đi tới được, đường lên trời khó khăn quá, tôi phải thụt lùi và trở xuống chỗ thấp’“

– “Trước những sa ngã trở đi trở lại của con, Chúa lại cấm không cho con nói: ‘Tôi không hề sửa mình được, tôi không có sức để nên thánh, tôi không xứng đáng để vào thiên đàng…”

– “Vậy Chúa muốn con phải trông cậy Chúa luôn, vì Chúa ra lệnh và vì con phải tin ở tình thương và quyền năng của Chúa” (ÐHY NVT, Trên đường lữ hành)

5. Thức dậy

Ở Mêhicô, giáo phận của Ðức Cha Samuel Ruiz có tới 80% giáo dân là người da đỏ bản xứ. Bản thân ngài nổi tiếng là người bênh vực cho dân da đỏ. Nhưng không phải tự nhiên mà ngài làm được việc đó đâu. Trong một buổi nói chuyện ở Nhà thờ Chính tòa Westminster Mùa Chay 1996, ngài đã thố lộ tâm sự như sau: “Suốt 20 năm làm giám mục giáo phận này, tôi như một con cá đang ngủ, nghĩa là mắt vẫn mở nhưng chẳng thấy gì. Tôi còn hãnh diện vì giáo phận có nhiều nhà thờ và giáo dân đông đúc. Rồi một hôm tôi gặp cảnh một người da đỏ bị trói vào một thân cây và bị ông chủ dùng roi quất túi bụi vì lý do người này không chịu làm thêm 8 giờ phụ trội nữa.” Chính cái biến cố đó đã làm cho Ðức Cha Samuel Ruiz “thức dậy”. Từ đó trở đi, ngài hăng hái tranh đấu cho quyền lợi người da đỏ.

Chuyện trên cho ta thấy hai điều: 1/ Thiên Chúa có nhiều cách để kêu gọi người ta thức dậy; 2/ Và cũng có nhiều cách thức dậy: thức dậy về thể xác (thôi ngủ), thức dậy về xã hội, thức dậy về đạo đức v.v.

Suy niệm (Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.)

Câu chuyện

Vào năm 79 trước Công nguyên, núi Vésuve bất thình lình phun lửa dữ dội, chôn vùi thành phố Pompei phồn vinh dưới một lớp nham thạch dày tới 7 mét. Năm 1748, sau 18 thế kỷ, người ta bắt đầu khai quật thành phố xấu số này. Giữa bao dinh thự đổ nát, bao đồ vật ngổn ngang, bao người chết đau đớn hoảng sợ, người ta ngạc nhiên tìm thấy xác của 38 người lính La Mã đang thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong lúc xảy ra tai họa khủng khiếp đó. Điều đáng nói là những người lính này đang tuần canh, tay còn cầm gươm, đi trong tư thế thi hành nhiệm vụ mặc dù cái chết kề bên.

Suy niệm

Cơn hồng thủy nổi tiếng nhất được lưu truyền trong nhân gian hầu như ở đâu cũng được nghe nói đến, đó là hồng thủy thời ông Noe được ghi lại trong Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký (x. St 7-8): Con người gian ác sa đọa luôn tính toán những điều tội lỗi (x. St 6,5), nên Chúa Trời quyết định thanh tẩy tội lỗi của họ gây ra, bằng một cơn mưa bốn mươi ngày đêm làm ngập lụt tất cả (x. St 7,17-24), nhưng Thiên Chúa lại cứu ông Noe vì ông sống công chính và có đạo đức kính sợ Thiên Chúa (x. St 6,9; 7,1). Ngài đã dạy ông cách đóng một con thuyền lớn để tự cứu mình và các loài khác để sinh tồn trên nhân gian (x. St 6,13-22).

Chúa Giêsu đã dùng sự kiện hồng thủy thời Noe để minh họa ngày Thiên Chúa trở lại phán xét chung: Ngày Thiên Chúa đến xét xử cũng bất ngờ như cơn hồng thủy. Cho nên chúng ta muốn được cứu cần phải sống trong tinh thần chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng như Ngài dạy: “Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến” (Mt 24,42). Ông Noe  chuẩn bị sẵn sàng và đã được cứu, còn nhân loại chìm đắm trong sự hưởng thụ thì bị dìm trong cơn giận dữ của hồng thủy. Ngày Thiên Chúa trở lại cũng bất ngờ như hồng thủy, bất ngờ như kẻ trộm “viếng thăm”, vì thế hãy tỉnh thức như Chúa Giêsu nhấn mạnh: “Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến” (Mt 24,44).

Mùa Vọng – mùa chờ đợi – mùa tỉnh thức và chuẩn bị đón Chúa đến với tinh thần luôn sẵn sàng: sẵn sàng như Noe trước hồng thủy, nên ông đã được cứu. Mùa Vọng hôm nay, có lẽ bối cảnh cũng như thời Noe, con người vẫn đang mải miết chạy theo những nhu cầu vật chất, say mê trong những toan tính lợi lộc trần gian… Ngày quang lâm của Thiên Chúa sẽ đến trong một ngày không ngờ và chỉ có ai công chính, thức tỉnh, sẵn sàng như Noe thì mới được cứu.

Như thánh Phaolô khẳng định “đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13,12), ngày Thiên Chúa đến để phán xét những việc làm của con người trên trần gian. Thức tỉnh như lời kêu gọi tỉnh thức của Phaolô: “Hãy từ bỏ công việc của đêm tối và mặc lấy mã giáp của sự sáng” (Rm 13,12).

Tôi toàn tâm toàn ý tỉnh dậy từ những cơn mê ngủ và hơn nữa sẵn sàng như Thánh Grégoire le Grand gợi ý: “Thức tỉnh bằng mọi công trình lớn nhỏ trong đời, được xây dựng trên nền tảng đức tin. Hôm nay và ngày mai: ngày nào cũng là ngày trông đợi của tôi, ngày nào cũng là ngày sẵn sàng, để dù Chúa đến bất ngờ như hồng thủy, tâm hồn tôi vẫn thức tỉnh”.

Ý lực sống

“Maranatha – Lạy Ngài xin hãy đến”.
(Kh 22,20)

5. Suy niệm (song ngữ)

1st Sunday of Advent
Reading I: Isaiah 2:1-5
Reading II: Romans 13:11-14
Chúa Nhật 1 Mùa Vọng
Bài đọc I: Isaia 2:1-5
Bài đọc II: Rôma 13:11-14

Gospel
Matthew 24:37- 44

37 For as it was in the days of Noah, so it will be at the coming of the Son of Man.

38 In (those) days before the flood, they were eating and drinking, marrying and giving in marriage, up to the day that Noah entered the ark.

39 They did not know until the flood came and carried them all away. So will it be (also) at the coming of the Son of Man.

40 Two men will be out in the field; one will be taken, and one will be left.

41 Two women will be grinding at the mill; one will be taken, and one will be left.

42 Therefore, stay awake! For you do not know on which day your Lord will come.

43 Be sure of this: if the master of the house had known the hour of night when the thief was coming, he would have stayed awake and not let his house be broken into.

44 So too, you also must be prepared, for at an hour you do not expect, the Son of Man will come.

Phúc Âm

Mátthêu 23:35-43

37 “Quả thế, thời ông Nôê thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy.

38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu.

39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy.

40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại;

41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.

42 “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến.

43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẵn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu.

44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.

Interesting Details

  • Context: At Jesus’ time as is now, two issues are entangled. Some of those who believe that the end of time will come would try to calculate when that would be, and when the calculation fails, doubt is thrown on the notion of the end of time. In this passage, Matthew distinguishes the two. The end of time will come, but do not try to calculate it, instead be prepared always.
  • This passage includes three parables of the end: the great flood, working men and women, and the thief. All three emphasize that the Second Coming will be sudden and unpredictable. The lesson is to WATCH right now.
  • Who needs to watch? Not only sinners, but everyone. In Jesus’ description, Noah’s contemporaries were doing regular things (eating, drinking, and marrying). In the second parable, people were doing good work, and those who were saved appear to be the same as those who were not saved (though God can tell the difference).
  • How should we watch? It may take time to prepare, and may appear contradictory to common sense. One example was Noah’s building a great big boat on land and gathering a large collection of animals.

Chi Tiết Hay

  • Ở thời Đức Giê-su, cũng như ở thời đại này, một số người tin rằng ngày sau hết sắp xảy đến và tìm cách đoán ngày đó. Nhưng khi thấy người ta tiên đoán trật họ đâm ra nghi ngờ là không biết sẽ có ngày tận thế hay không. Ở đây Matthêu phân biệt rõ hai vấn đề đó: sẽ có ngày tận thế, nhưng thay vì tìm cách đoán mò, thì hãy chuẩn bị sẵn sàng.
  • Bài phúc âm hôm nay kể lại ba dụ ngôn về ngày sau hết: nạn lụt, những người đàn ông và đàn bà đang làm việc, và kẻ trộm. Cả ba đều nhấn mạnh rằng sự trở lại lần thứ hai của Chúa Giêsu sẽ bất thình lình và không báo trước. Bài học rút tỉa ở đây là phải canh thức sẵn sàng ngay từ bây giờ.
  • Những ai phải canh thức sẵn sàng? Không phải chỉ những người tội lỗi mà thôi, nhưng tất cả mọi người đều phải tỉnh thức. Theo lời mô tả của Chúa Giêsu thì trong thời ông Noe, mọi người vẫn làm việc thường ngày (ăn uống, lập gia đình …). Trong dụ ngôn thứ hai, mọi người đều làm việc một cách chăm chỉ, không có gì khác biệt giữa những người được cứu thoát và những người không được (duy chỉ mình Thiên Chúa biết).
  • Chúng ta phải tỉnh thức như thế nào? Có thể sẽ phải cần thời giờ để chuẩn bị và khi làm như thế có vẻ ngược đời (giống như ông Noe, trong khi mọi người đang sống bình thường thì ông đóng tàu và gom góp các súc vật lại).

One Main Point

I should watch, open my eyes, and examine my life. Though it appears routine, commonly accepted, and like everyone else, am I ready?

Một Điểm Chính

Tôi phải tỉnh thức, canh chừng và kiểm điểm kỹ cuộc sống của tôi. Mặc dù cuộc sống có vẻ bình thường như mọi người khác, tôi có sẵn sàng chăng?

Reflections

  1. It is difficult to question what I do routinely, and even more difficult when it appears good. For example, I work hard to earn a living for the family I love; however I may forget to ask whether God calls me to work that much, whether I work in a loving manner, and whether I share my earnings with the poor in the ghetto I pass by everyday on the way to work. Do I set some time or get some outside perspectives to help me examine my life?
  2. If I were to die tonight, what would I do now?
  3. Would my watchfulness appear ridiculous to people around me, the way Noah’s ark did? If so, dare I?

Suy Niệm

  1. Thật khó để đặt câu hỏi về những gì tôi làm thường xuyên, và khó hơn nữa nếu những điều đó là những điều có vẻ tốt. Chẳng hạn tôi làm việc cực nhọc để nuôi sống gia đình mà tôi yêu mến; tuy nhiên có thể tôi sẽ quên tự hỏi rằng Chúa có muốn tôi làm nhiều qúa như thế chăng, hoặc tôi có làm với tình thương, hoặc tôi có chia sẻ những gì tôi kiếm được với người nghèo khổ trong các xóm lao động mà tôi đi qua mỗi ngày. Tôi có để ra một ít thời giờ hoặc nhờ những cái nhìn khách quan để giúp tôi kiểm điểm cuộc sống chăng?
  1. Nếu tôi sẽ chết tối nay, tôi sẽ làm gì bây giờ?
  2. Liệu thái độ tỉnh thức sẵn sàng của tôi có làm cho người chung quanh của tôi chế diễu chăng?, như ông Noe đã bị xưa kia? Nếu có, thì tôi có dám làm như thế chăng?

Nguồn: tgpsaigon.net

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Chúa nhật 1 mùa Vọng năm A (Mt 24,37-44)

Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng.

Bài đọc 1Is 2, 1-5

Đức Chúa quy tụ muôn dân cho hưởng hoà bình vĩnh cửu trong Nước Thiên Chúa.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

1 Đây là điều mà ông I-sai-a, con ông A-mốc, đã được thấy về Giu-đa và Giê-ru-sa-lem.

2Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa
đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao,
vươn mình trên hết mọi ngọn đồi.
Dân dân lũ lượt đưa nhau tới,
3nước nước dập dìu kéo nhau đi.
Rằng : “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa,
lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp,
để Người dạy ta biết lối của Người,
và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ.
Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống,
từ Giê-ru-sa-lem, lời Đức Chúa phán truyền.
4Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia
và phân xử cho muôn dân tộc.
Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.
5Hãy đến đây, nhà Gia-cóp hỡi,
ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường !” 

Đáp caTv 121, 1-2.4-5.6-7.8-9 (Đ : x. c.1)

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

1Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi :
“Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa !”
Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi, 2cửa nội thành, ta đã dừng chân.

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

4Từng chi tộc, chi tộc của Chúa,
trẩy hội lên đền ở nơi đây,
để danh Chúa, họ cùng xưng tụng,
như lệnh đã truyền cho Ít-ra-en.5Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử,
ngai vàng của vương triều Đa-vít.

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

6Hãy nguyện chúc Giê-ru-sa-lem được thái bình,
rằng : “Chúc thân hữu của thành luôn thịnh đạt, 7tường trong luỹ ngoài hằng yên ổn,
lâu đài dinh thự mãi an ninh.”

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

8Nghĩ tới anh em cùng là bạn hữu,
tôi nói rằng : “Chúc thành đô an lạc.”9Nghĩ tới đền thánh Chúa, Thiên Chúa chúng ta thờ,
tôi ước mong thành được hạnh phúc, hỡi thành đô.

Đ.Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

Bài đọc 2Rm 13, 11-14

Ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

11 Thưa anh em, anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. 12 Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. 13 Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày : không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. 14 Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.

Tin mừng: Mt 24, 37-44

37 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.

38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu.

39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.

40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.

42 “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến.

43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu.

44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Suy niệm: Con người không biết trước được mình sẽ chết lúc nào, chết ở đâu. Chết bằng cách nào ?… Thế nhưng một điều có thể chắc chắn là ai ai cũng phải chết. Chết không phải là điều đáng sợ nhưng chết làm sao mới là điều phải quan tâm.

“Sống sao thác vậy”. Sống trong ơn lành, chết trong bình an. Sống trong tình yêu thương, chết trong niềm hạnh phúc.

Mỗi người chỉ chết một lần, và điều gì đi sau cái chết sẽ mãi mãi không bao giờ đổi thay. Chúng ta sẽ sống thế nào để khi giờ Chúa đến chúng ta được thanh thản ra đi mà không phải hối tiếc.

Cầu nguyện: Lạy Cha, hôm nay toàn thể Giáo Hội chúng con bước vào mùa vọng. Mùa mà Giáo Hội dành đặc biệt để thúc giục con cái mình chuẩn bị sẵn sàng và thức tỉnh luôn, để đón mừng ngày Ðức Giêsu đến lần thứ hai.

Lạy Cha, xin ban Thánh Thần của Cha đến mỗi người trong gia đình chúng con, giúp chúng con biết khôn ngoan chuẩn bị cho mình một cuộc ra đi bình an vào cõi vĩnh hằng. Xin cho chúng con biết chọn lựa cái bất diệt chứ không phải cái mau qua. Ðể chúng con được hân hoan trong ngày trình diện Cha, và chúng con sẽ mãi mãi sống trong ân tình và hạnh phúc bên Cha. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Ghi nhớ: “Hãy tỉnh thức để sẵn sàng”.

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

1. Bài đọc I (Is 2,1-5):

Vào hậu bán thế kỷ VIII trước công nguyên, vương quốc Giuđa khá thịnh vượng về mặt vật chất, nhưng lại rất suy đồi về mặt đạo đức. Trước tình trạng ấy, ngôn sứ Isaia một mặt thẳng thắn vạch tội dân và kêu gọi họ ăn năn sám hối, mặt khác loan báo rằng nếu dân trở lại thì Thiên Chúa sẽ ban cho họ một tương lai tốt đẹp.

Tương lai ấy được Isaia diễn tả bằng những hình ảnh thi vị:

  • Ðó sẽ là thời dân Thiên Chúa được tôn vinh: “Núi Nhà Chúa sẽ được xây trên đỉnh các núi”. Mà dân Thiên Chúa được tôn vinh cũng có nghĩa là Thiên Chúa được tôn vinh, vì chính nhờ đức tin của họ mà các dân tộc trên mặt đất sẽ biết tới Chúa và tôn thờ Ngài: “Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà của Giacóp”.
  • Khi mọi người đã biết tôn thờ Chúa thì đó cũng sẽ là một thời thái bình: “Người ta sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa”.

2. Ðáp ca (Tv 121)

Tâm tình đầy lạc quan hy vọng của Isaia được diễn tả qua Tv 121: “Ôi tôi sung sướng biết bao khi nghe nói: Chúng ta sẽ về nhà Chúa”.

3. Bài Tin Mừng (Mt 24,37-44)

Ðức Giêsu cho biết Ngày tốt đẹp ấy sắp đến. Nhưng Ngài đặc biệt lưu ý ba điều:

a/ Ngày ấy sẽ đến một cách không ai ngờ cũng như chuyện Hồng thuỷ thời Nôe: thiên hạ cứ mải mê với những chuyện thế tục “Người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Nôe vào tàu mà người ta cũng không ngờ”.

b/ Trong Ngày ấy, số phận loài người sẽ phân thành hai hạng khác nhau: có người sẽ “được đem đi” (được tiếp nhận), nghĩa là được nhận vào hưởng tương lai hạnh phúc với Chúa, nhưng có người sẽ “bị bỏ lại”, nghĩa là không được hưởng hạnh phúc ấy (Chú ý: một số bản Việt ngữ đã dịch ngược nghĩa là “bị đem đi” và “được để lại”).

c/ Ðược tiếp nhận hay bị bỏ rơi là do người ta có chuẩn bị sẵn sàng hay không. Vì thế Ðức Giêsu kết luận: “Vậy các con phải sẵn sàng”

4. Bài đọc II (Rm 13,11-14)

Thánh Phaolô nói rằng Ngày tươi sáng đó rất gần rồi: “Giờ đây phần rỗi của chúng ta gần đến… Ðêm sắp tàn, ngày gần đến”. Và Ngài giải thích thế nào là tỉnh thức sẵn sàng:

a/ Trước hết, tỉnh thức sẵn sàng là “từ bỏ những việc làm đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu”. Nghĩa là phải tích cực chiến đấu để loại trừ sự dữ và cổ vũ cho sự thiện.

b/ Kế đó, tỉnh thức sẵn sàng là thay đổi cách sống: Hãy bỏ nếp sống cũ theo xác thịt, thể hiện trong việc ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị, lo lắng thỏa mãn những dục vọng xác thịt; thay vào đó bằng một cuộc sống mới theo gương Ðức Giêsu Kitô.

IV. Gợi Ý Giảng

1. Phải biết nuôi hy vọng

Alan Platon là một nhà văn Nam Phi, tác giả một quyển sách nhan đề Cry the Beloved Country trong đó ông mô tả hoàn cảnh khốn khổ của nước Nam Phi dưới chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Platon có một giấc mơ: ông mơ có một ngày mà mọi người dân trong đất nước của ông đều được đối xử công bình và bình đẳng. Và để thực hiện giấc mơ ấy, ông đã lao mình vào chính trị, đấu tranh suốt mấy mươi năm để xoá bỏ chế độ apartheid ấy. Nhiều người cho rằng mơ ước và việc làm của Platon là không thể nào thực hiện được. Nhưng ông vẫn kiên trì vì tin rằng ngày mơ ước ấy sẽ đến. Chỉ tiếc là ông đã chết trước khi thấy được ngày đó, nhưng lịch sử chứng minh rằng ông đã đúng.

Ngôn sứ Isaia còn có một giấc mơ táo bạo hơn nữa: Ông mơ tới ngày các nước sẽ không còn tuốt gươm chém giết lẫn nhau nữa, người ta sẽ lấy gươm rèn thành lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm, và mọi người sẽ bước đi trong ánh sáng của Chúa. Thật là một giấc mơ tuyệt vời! Có người cho rằng giấc mơ ấy sẽ đến khi Ðấng Messia đến. Người khác cho rằng nó chỉ sẽ đến khi Ðấng Messia lại đến lần thứ hai. Có kẻ nói nó sẽ chẳng bao giờ đến, đó chỉ là nằm mơ giữa ban ngày. Nhưng vẫn có người tin rằng thế nào nó cũng đến nên miệt mài theo đuổi như Alan Platon trong chuyện trên.

Một chuyện khác: Một người thợ săn nghe nói tới một con chim đặc biệt có đôi cánh rộng màu trắng rực rỡ. Ðó là con chim đẹp nhất trong các loài chim trên mặt đất. Vì thế người thợ săn không quản ngại đường xa, trèo đồi vượt suối đi tìm nó hết ngày này sang ngày khác, tháng này đến tháng nọ, năm này đến năm kia. Một lần anh đã may mắn thấy được bóng dáng nó ở một khoảng cách rất xa. Nhưng chỉ thoáng thấy là nó bay đi mất. Anh vẫn kiên trì đi tìm. Một ngày kia anh nhặt được một cọng lông trắng của nó. Rồi anh chết đi mà không bao giờ bắt được con chim mơ ước của mình.

Cuộc săn tìm của người thợ săn là hình ảnh của loài người tìm kiếm hòa bình. Giấc mơ toàn thế giới vui hưởng thái bình của Isaia có thể không thực hiện được nhưng nó không chỉ đơn thuần là nằm mơ giữa ban ngày, mà giống như một ngọn núi mà ta mơ có ngày sẽ đứng trên đó. Dĩ nhiên muốn thế thì ta không thể cứ ngồi một chỗ mà mơ, hoặc ước chi nó từ trên trời hạ thấp xuống tận chân ta. Ta phải leo, phải có chương trình và kiên trì làm theo chương trình ấy, cho dù có chậm chạp và lâu dài.

Ngay cả khi giấc mơ thái bình ấy sẽ không bao giờ được thực hiện trọn vẹn trên toàn thế giới đi nữa, thì việc theo đuổi giấc mơ ấy cũng có ảnh hưởng tốt trên đời ta. Ðiều quan trọng không phải là đạt được mục đích mà là sống có mục đích. Nhiều khi, có một mục đích tốt cho đời mình thì kể như đủ, miễn là không bao giờ ta bỏ mục đích ấy.

Thế giới ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ có thể làm được hầu như mọi điều, nhưng lại bất lực không tạo ra hòa bình được: bất hòa khắp nơi, trên bình diện lớn như nước này với nước nọ, dân này với dân nọ; hoặc trên bình diện nhỏ như nhóm này với nhóm kia, người này với người khác. Mỗi Kitô hữu có thể góp phần mình vào việc thực hiện giấc mơ thái bình của Isaia, bằng những cố gắng xoá bỏ óc kỳ thị, sự đố kỵ, ích kỷ, chia rẻ nhau…; bằng cách gieo rắc hòa thuận, cảm thông, hợp tác…

Chúng ta cũng nên biết rằng chúng ta không cô đơn trong những cố gắng ấy, mà có Chúa giúp ta: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi sai Con Một của Ngài đến ở với loài người chúng ta, thiết lập Nước Thiên Chúa ở trần gian này, và cùng đồng hành với chúng ta trong nỗ lực leo lên đỉnh núi thái bình.

2. “Ðây là lúc chúng ta phải thức dậy”

Lời Thánh Phaolô trong bài đọc II làm cho chúng ta giật mình. Phải chăng chúng ta đang ngủ vùi ?

Ðúng vậy, dù mắt chúng ta vẫn mở nhưng thực sự chúng ta đang ngủ trong bóng tối mịt mù:

– Chúng ta ngủ vì “những việc làm đen tối”

– Chúng ta ngủ vì cứ “chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng”

– Chúng ta ngủ vì lòng đầy “tranh chấp đố kỵ”

– Chúng ta ngủ vì chỉ “lo lắng thỏa mãn những dục vọng xác thịt”.

Nhưng Thánh Phaolô nhắc nhở rằng: “Ðêm sắp tàn, ngày gần đến” và “Giờ đây, phần rỗi chúng ta gần đến, hơn lúc chúng ta mới tin đạo”, vậy “Ðây là lúc chúng ta phải thức dậy”.

– “Hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày”

– Hãy “cầm lấy khí giới của sự sáng” để chiến đấu chống lại những sức mạnh của tối tăm tội lỗi.

– Hãy cởi bỏ con người cũ thiên về những dục vọng xác thịt để “mang lấy Ðức Giêsu Kitô”.

3. Hai người, hai số phận

“Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi”.

Ðức Giêsu chỉ nói tình trạng như thế thôi chứ không nói rõ lý do tại sao. Tuy nhiên chúng ta có thể biết lý do qua câu chuyện Ngài kể về thời ông Nôe: Ông Nôe chính là người được tiếp nhận, nhờ ông đã tỉnh táo nghe được lời Chúa báo sắp có nạn Hồng thuỷ, và ông đã tích cực chuẩn bị đóng tàu. Còn mọi người khác là những kẻ bị bỏ rơi, vì họ chẳng để ý tới việc gì khác ngoài cuộc sống vật chất, “ăn uống, dựng vợ gả chồng”. Những bận tâm đó đã chiếm hết tâm trí họ rồi, còn tâm trí đâu mà để ý đến lời Chúa. Giả như ông Nôe có kể lại cho họ nghe lời cảnh báo của Chúa thì họ cũng không tin và còn cho là chuyện viễn vông, không thiết thực như chuyện “ăn uống, dựng vợ gả chồng”.

Trong cuộc sống của chúng ta, giữa những bề bộn lo lắng về vật chất, thế tục, Lời Chúa vẫn vang lên để nhắc chúng ta phải biết quan tâm đến nhiều việc khác thuộc phương diện tinh thần, phương diện siêu nhiên, phương diện đời đời… Ai tỉnh táo thì nghe được và sẽ “được tiếp nhận”, kẻ nào mãi thờ ơ thì như “đàn gãy tai trâu” và sẽ “bị bỏ lại”.

4. Chúa cấm con thất vọng

* Hãy cố gắng, dù yếu đuối ngã sa, con hãy xin Chúa thứ tha và tiếp tục tiến. Trên võ đài, trong vận động trường quốc tế, các lực sĩ cũng lắm lần ngã quỵ, bị nhiều cú đấm, bị thương tích, nhưng cứ vùng dậy, cứ hy vọng, họ đã đoạt giải vô địch quốc tế (ÐHV 971)

Cha Charles de Foucauld có để lại mấy giòng sau đây. Ðọc kỹ, con sẽ thấy phấn khởi tâm hồn và lấy lại được niềm tin, nhất là những lúc hầu như con thất vọng:

– “Dù con xấu xa, dù con tội lỗi, con cũng trông cậy vững chắc rằng con sẽ được lên trời. Chúa cấm con thất vọng về điều đó”.

– “Dù con bội bạc cách mấy, khô khan cách mấy, hèn nhát cách mấy, lợi dụng ơn Chúa cách mấy. Chúa cũng vẫn bắt con phải hy vọng được sống đời đời dưới chân Chúa trong tình thương và sự thánh thiện”.

– “Chúa cấm con ngã lòng trước sự khốn nạn của con. Chúa không cho con nói ‘Tôi không thể đi tới được, đường lên trời khó khăn quá, tôi phải thụt lùi và trở xuống chỗ thấp’“

– “Trước những sa ngã trở đi trở lại của con, Chúa lại cấm không cho con nói: ‘Tôi không hề sửa mình được, tôi không có sức để nên thánh, tôi không xứng đáng để vào thiên đàng…”

– “Vậy Chúa muốn con phải trông cậy Chúa luôn, vì Chúa ra lệnh và vì con phải tin ở tình thương và quyền năng của Chúa” (ÐHY NVT, Trên đường lữ hành)

5. Thức dậy

Ở Mêhicô, giáo phận của Ðức Cha Samuel Ruiz có tới 80% giáo dân là người da đỏ bản xứ. Bản thân ngài nổi tiếng là người bênh vực cho dân da đỏ. Nhưng không phải tự nhiên mà ngài làm được việc đó đâu. Trong một buổi nói chuyện ở Nhà thờ Chính tòa Westminster Mùa Chay 1996, ngài đã thố lộ tâm sự như sau: “Suốt 20 năm làm giám mục giáo phận này, tôi như một con cá đang ngủ, nghĩa là mắt vẫn mở nhưng chẳng thấy gì. Tôi còn hãnh diện vì giáo phận có nhiều nhà thờ và giáo dân đông đúc. Rồi một hôm tôi gặp cảnh một người da đỏ bị trói vào một thân cây và bị ông chủ dùng roi quất túi bụi vì lý do người này không chịu làm thêm 8 giờ phụ trội nữa.” Chính cái biến cố đó đã làm cho Ðức Cha Samuel Ruiz “thức dậy”. Từ đó trở đi, ngài hăng hái tranh đấu cho quyền lợi người da đỏ.

Chuyện trên cho ta thấy hai điều: 1/ Thiên Chúa có nhiều cách để kêu gọi người ta thức dậy; 2/ Và cũng có nhiều cách thức dậy: thức dậy về thể xác (thôi ngủ), thức dậy về xã hội, thức dậy về đạo đức v.v.

Suy niệm (Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.)

Câu chuyện

Vào năm 79 trước Công nguyên, núi Vésuve bất thình lình phun lửa dữ dội, chôn vùi thành phố Pompei phồn vinh dưới một lớp nham thạch dày tới 7 mét. Năm 1748, sau 18 thế kỷ, người ta bắt đầu khai quật thành phố xấu số này. Giữa bao dinh thự đổ nát, bao đồ vật ngổn ngang, bao người chết đau đớn hoảng sợ, người ta ngạc nhiên tìm thấy xác của 38 người lính La Mã đang thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong lúc xảy ra tai họa khủng khiếp đó. Điều đáng nói là những người lính này đang tuần canh, tay còn cầm gươm, đi trong tư thế thi hành nhiệm vụ mặc dù cái chết kề bên.

Suy niệm

Cơn hồng thủy nổi tiếng nhất được lưu truyền trong nhân gian hầu như ở đâu cũng được nghe nói đến, đó là hồng thủy thời ông Noe được ghi lại trong Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký (x. St 7-8): Con người gian ác sa đọa luôn tính toán những điều tội lỗi (x. St 6,5), nên Chúa Trời quyết định thanh tẩy tội lỗi của họ gây ra, bằng một cơn mưa bốn mươi ngày đêm làm ngập lụt tất cả (x. St 7,17-24), nhưng Thiên Chúa lại cứu ông Noe vì ông sống công chính và có đạo đức kính sợ Thiên Chúa (x. St 6,9; 7,1). Ngài đã dạy ông cách đóng một con thuyền lớn để tự cứu mình và các loài khác để sinh tồn trên nhân gian (x. St 6,13-22).

Chúa Giêsu đã dùng sự kiện hồng thủy thời Noe để minh họa ngày Thiên Chúa trở lại phán xét chung: Ngày Thiên Chúa đến xét xử cũng bất ngờ như cơn hồng thủy. Cho nên chúng ta muốn được cứu cần phải sống trong tinh thần chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng như Ngài dạy: “Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến” (Mt 24,42). Ông Noe  chuẩn bị sẵn sàng và đã được cứu, còn nhân loại chìm đắm trong sự hưởng thụ thì bị dìm trong cơn giận dữ của hồng thủy. Ngày Thiên Chúa trở lại cũng bất ngờ như hồng thủy, bất ngờ như kẻ trộm “viếng thăm”, vì thế hãy tỉnh thức như Chúa Giêsu nhấn mạnh: “Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến” (Mt 24,44).

Mùa Vọng – mùa chờ đợi – mùa tỉnh thức và chuẩn bị đón Chúa đến với tinh thần luôn sẵn sàng: sẵn sàng như Noe trước hồng thủy, nên ông đã được cứu. Mùa Vọng hôm nay, có lẽ bối cảnh cũng như thời Noe, con người vẫn đang mải miết chạy theo những nhu cầu vật chất, say mê trong những toan tính lợi lộc trần gian… Ngày quang lâm của Thiên Chúa sẽ đến trong một ngày không ngờ và chỉ có ai công chính, thức tỉnh, sẵn sàng như Noe thì mới được cứu.

Như thánh Phaolô khẳng định “đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13,12), ngày Thiên Chúa đến để phán xét những việc làm của con người trên trần gian. Thức tỉnh như lời kêu gọi tỉnh thức của Phaolô: “Hãy từ bỏ công việc của đêm tối và mặc lấy mã giáp của sự sáng” (Rm 13,12).

Tôi toàn tâm toàn ý tỉnh dậy từ những cơn mê ngủ và hơn nữa sẵn sàng như Thánh Grégoire le Grand gợi ý: “Thức tỉnh bằng mọi công trình lớn nhỏ trong đời, được xây dựng trên nền tảng đức tin. Hôm nay và ngày mai: ngày nào cũng là ngày trông đợi của tôi, ngày nào cũng là ngày sẵn sàng, để dù Chúa đến bất ngờ như hồng thủy, tâm hồn tôi vẫn thức tỉnh”.

Ý lực sống

“Maranatha – Lạy Ngài xin hãy đến”.
(Kh 22,20)

5. Suy niệm (song ngữ)

1st Sunday of Advent
Reading I: Isaiah 2:1-5
Reading II: Romans 13:11-14
Chúa Nhật 1 Mùa Vọng
Bài đọc I: Isaia 2:1-5
Bài đọc II: Rôma 13:11-14

Gospel
Matthew 24:37- 44

37 For as it was in the days of Noah, so it will be at the coming of the Son of Man.

38 In (those) days before the flood, they were eating and drinking, marrying and giving in marriage, up to the day that Noah entered the ark.

39 They did not know until the flood came and carried them all away. So will it be (also) at the coming of the Son of Man.

40 Two men will be out in the field; one will be taken, and one will be left.

41 Two women will be grinding at the mill; one will be taken, and one will be left.

42 Therefore, stay awake! For you do not know on which day your Lord will come.

43 Be sure of this: if the master of the house had known the hour of night when the thief was coming, he would have stayed awake and not let his house be broken into.

44 So too, you also must be prepared, for at an hour you do not expect, the Son of Man will come.

Phúc Âm

Mátthêu 23:35-43

37 “Quả thế, thời ông Nôê thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy.

38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu.

39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy.

40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại;

41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.

42 “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến.

43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẵn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu.

44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.

Interesting Details

  • Context: At Jesus’ time as is now, two issues are entangled. Some of those who believe that the end of time will come would try to calculate when that would be, and when the calculation fails, doubt is thrown on the notion of the end of time. In this passage, Matthew distinguishes the two. The end of time will come, but do not try to calculate it, instead be prepared always.
  • This passage includes three parables of the end: the great flood, working men and women, and the thief. All three emphasize that the Second Coming will be sudden and unpredictable. The lesson is to WATCH right now.
  • Who needs to watch? Not only sinners, but everyone. In Jesus’ description, Noah’s contemporaries were doing regular things (eating, drinking, and marrying). In the second parable, people were doing good work, and those who were saved appear to be the same as those who were not saved (though God can tell the difference).
  • How should we watch? It may take time to prepare, and may appear contradictory to common sense. One example was Noah’s building a great big boat on land and gathering a large collection of animals.

Chi Tiết Hay

  • Ở thời Đức Giê-su, cũng như ở thời đại này, một số người tin rằng ngày sau hết sắp xảy đến và tìm cách đoán ngày đó. Nhưng khi thấy người ta tiên đoán trật họ đâm ra nghi ngờ là không biết sẽ có ngày tận thế hay không. Ở đây Matthêu phân biệt rõ hai vấn đề đó: sẽ có ngày tận thế, nhưng thay vì tìm cách đoán mò, thì hãy chuẩn bị sẵn sàng.
  • Bài phúc âm hôm nay kể lại ba dụ ngôn về ngày sau hết: nạn lụt, những người đàn ông và đàn bà đang làm việc, và kẻ trộm. Cả ba đều nhấn mạnh rằng sự trở lại lần thứ hai của Chúa Giêsu sẽ bất thình lình và không báo trước. Bài học rút tỉa ở đây là phải canh thức sẵn sàng ngay từ bây giờ.
  • Những ai phải canh thức sẵn sàng? Không phải chỉ những người tội lỗi mà thôi, nhưng tất cả mọi người đều phải tỉnh thức. Theo lời mô tả của Chúa Giêsu thì trong thời ông Noe, mọi người vẫn làm việc thường ngày (ăn uống, lập gia đình …). Trong dụ ngôn thứ hai, mọi người đều làm việc một cách chăm chỉ, không có gì khác biệt giữa những người được cứu thoát và những người không được (duy chỉ mình Thiên Chúa biết).
  • Chúng ta phải tỉnh thức như thế nào? Có thể sẽ phải cần thời giờ để chuẩn bị và khi làm như thế có vẻ ngược đời (giống như ông Noe, trong khi mọi người đang sống bình thường thì ông đóng tàu và gom góp các súc vật lại).

One Main Point

I should watch, open my eyes, and examine my life. Though it appears routine, commonly accepted, and like everyone else, am I ready?

Một Điểm Chính

Tôi phải tỉnh thức, canh chừng và kiểm điểm kỹ cuộc sống của tôi. Mặc dù cuộc sống có vẻ bình thường như mọi người khác, tôi có sẵn sàng chăng?

Reflections

  1. It is difficult to question what I do routinely, and even more difficult when it appears good. For example, I work hard to earn a living for the family I love; however I may forget to ask whether God calls me to work that much, whether I work in a loving manner, and whether I share my earnings with the poor in the ghetto I pass by everyday on the way to work. Do I set some time or get some outside perspectives to help me examine my life?
  2. If I were to die tonight, what would I do now?
  3. Would my watchfulness appear ridiculous to people around me, the way Noah’s ark did? If so, dare I?

Suy Niệm

  1. Thật khó để đặt câu hỏi về những gì tôi làm thường xuyên, và khó hơn nữa nếu những điều đó là những điều có vẻ tốt. Chẳng hạn tôi làm việc cực nhọc để nuôi sống gia đình mà tôi yêu mến; tuy nhiên có thể tôi sẽ quên tự hỏi rằng Chúa có muốn tôi làm nhiều qúa như thế chăng, hoặc tôi có làm với tình thương, hoặc tôi có chia sẻ những gì tôi kiếm được với người nghèo khổ trong các xóm lao động mà tôi đi qua mỗi ngày. Tôi có để ra một ít thời giờ hoặc nhờ những cái nhìn khách quan để giúp tôi kiểm điểm cuộc sống chăng?
  1. Nếu tôi sẽ chết tối nay, tôi sẽ làm gì bây giờ?
  2. Liệu thái độ tỉnh thức sẵn sàng của tôi có làm cho người chung quanh của tôi chế diễu chăng?, như ông Noe đã bị xưa kia? Nếu có, thì tôi có dám làm như thế chăng?

Nguồn: tgpsaigon.net

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT