spot_img

Chúa nhật 29 TNA – Khánh nhật Truyền giáo (Mt 22, 15-21)

Bài đọc 1       Is 45,1.4-6

Đức Chúa đã cầm lấy tay phải vua Ky-rô để bắt các dân tộc suy phục ông.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

1Đức Chúa phán với kẻ Người đã xức dầu, với vua Ky-rô
– Ta đã cầm lấy tay phải nó,
để bắt các dân tộc suy phục nó,
Ta tước khí giới của các vua,
mở toang các cửa thành trước mặt nó,
khiến các cổng không còn đóng kín nữa.
4Vì lợi ích của tôi tớ Ta là Gia-cóp,
và của người Ta đã chọn là Ít-ra-en,
Ta đã gọi ngươi đích danh, đã ban cho ngươi một tước hiệu,
dù ngươi không biết Ta.
5Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác ;
chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta.
Dù ngươi không biết Ta, Ta đã trang bị cho ngươi đầy đủ,
6để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng
chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta.
Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác.

Bài đọc 2      1 Tx 1,1-5b

Chúng tôi nhớ đến lòng tin, lòng mến và lòng trông cậy của anh em.

Khởi đầu thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.

1 Chúng tôi là Phao-lô, Xin-va-nô và Ti-mô-thê, kính gửi Hội Thánh Thê-xa-lô-ni-ca ở trong Thiên Chúa Cha, và trong Chúa Giê-su Ki-tô. Chúc anh em được ân sủng và bình an.

2 Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện, 3 và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.

4 Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, 5b vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa.

Tung hô Tin Mừng       Pl 2,15d.16a

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Giữa thế gian, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòng trời, là làm sáng tỏ lời ban sự sống. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng       Mt 22,15-21

Của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

15 Khi ấy, những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy. 16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến : có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”

18 Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói : “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ đạo đức giả ! 19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế !” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. 20 Người hỏi họ : “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” 21 Họ đáp : “Của Xê-da.” Bấy giờ, Người bảo họ : “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Suy niệm: Của ai trả lại cho người đó, đó là luật công bằng. Con người chúng ta, những gì chúng ta có, những gì chúng ta đang hưởng… Tất cả đều phát xuất từ Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta và cả muôn loài đều qui hướng về Thiên Chúa, phải trả lại cho Thiên Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Cha, chúng con được mang bản tính của Cha, chúng con là hình ảnh của Cha. Xin cho chúng con trở về với bản chất của mình, trở về với nguồn cội của mình. Chúng con chỉ tìm được chính mình khi chúng con tìm về với Cha. Xin đừng để chúng con vong thân, đừng để chúng con bị tha hóa. Hạnh phúc đích thật của chúng con chỉ có ở trong Cha. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

Ghi nhớ: “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho ông Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Phân tích (Hạt giống…)

Sự khôn khéo của Chúa Giêsu trong chuyện này không phải chỉ là không để mình mắc bẫy những người thuộc hai nhóm pharisêu và Hêrôđê, mà còn là dạy lại cho họ một bài học “Của Xêsa hãy trả cho Xêsa, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”: họ chỉ mãi lo chuyện thế tục (“của Xêsa”: vấn đề nộp thuế) mà quên lo bổn phận tối thượng là thờ phượng Thiên Chúa.

B. Suy niệm (…nẩy mầm)

1. Chúa đã làm gương cho chúng ta phải có những lập trường sống rất rõ rệt và dứt khoát: trong lãnh vực nào thì phải sống như thế nào ? đối với hạng người nào thì phải cư xử như thế nào ? đối với vấn đề gì thì phải có lập trường gì ? v.v. chứ đừng ba phải để mình bị lôi cuốn đẩy đưa theo hoàn cảnh, theo dư luận hoặc theo áp lực. “Của Xêxa hãy trả cho Xêxa, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” là một lập trường sống rõ ràng về vấn đề thế quyền và thần quyền. Nhưng còn nhiều lãnh vực khác nữa: thí dụ tôi có lập trường thế nào về tương giao với phụ nữ ? về cách xài tiền ? về danh vọng, địa vị ? về gian nan thử thách ? v.v.

2. Câu “Của Xêxa hãy trả cho Xêxa, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” còn dạy tôi không được nhập nhằng lẫn lộn, hay nói cách khác là “giờ nào việc ấy”. Giờ làm việc thì làm việc hết mình, giờ chơi thì chơi hết mình, giờ cầu nguyện thì cầu nguyện hết mình… đừng lấy giờ cầu nguyện để làm việc, đừng lấy giờ làm việc để chơi, cũng như đừng lấy giờ chơi để làm việc v.v.

3. Câu trên còn cảnh giác chúng ta về một thói xấu chúng ta thường vấp phạm, đó là lấy của Thiên Chúa để trả cho Xêxa. Chẳng hạn lấy giờ cầu nguyện để làm việc khác.

4. Nhiều nhà nuôi ong chuyên nghiệp có thể chăm sóc tổ ông mà không cần mang mạng che mặt hoặc quần áo đặc biệt gì cả. Nhờ đâu ? Kỹ thuật rất đơn giản: phải rất bình tĩnh và cử động phải rất chậm chạp và dứt khoát. Nhờ đó các con ông cũng bình tĩnh không hoảng sợ mà tấn công lại. Ngay cả khi các con ông đậu trên tay, trên mặt họ, họ cũng không khiến chúng sợ hãi.

Câu chuyện trên là minh họa thêm cho ta thấy rõ hơn một đức tính của Chúa Giêsu: luôn bình tĩnh trước bất cứ tình huống nào.

5. “Giận dữ là ngọn gió thổi tắt ngọn đèn của trí khôn” (Robert Ingersoll)

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

PHẢI TRẢ VỀ CHO AI ?

+++

A. DẪN NHẬP

Thiên Chúa có thể dùng mọi phương tiện để thực hiện ý định của Ngài. Ngài dùng ngay cả vua ngoại đạo để giải thoát dân Ngài. Mọi sự đều ở trong tay Chúa. Chúa muốn thế nào thì được như vậy, không ai có thể phá bỏ được kế hoạch của Thiên Chúa.

Người Kitô hữu sống trên trần thế có hai nhiệm vụ song song nhiệm vụ đối với Thiên Chúa và đối với Tổ quốc. Trên nguyên tắc, hai nhiệm vụ này độc lập với nhau, nhưng trong thực tế, khi thi hành những nhiệm vụ này, đôi lúc chúng ta gặp không ít khó khăn, đôi lúc làm cho chúng ta lo lắng. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào vừa phụng sự Thiên Chúa vừa phụng sự Tổ quốc mà không xung đột nhau ? Làm sao có thể sống tốt đạo đẹp đời một cách hài hòa trong cuộc sống hằng ngày ?

Chúa Giêsu cũng là một công dân của nước Do thái. Ngài cũng có lý lịch rõ ràng và một Tổ quốc để phụng sự. Ngài đã chu toàn nhiệm vụ của một người công dân của một nước bị trị (x. Mt 17,26; Lc 23,22) theo nguyên tắc “Của César thì trả cho César”. Chúng ta cũng phải theo cách sống của Chúa Giêsu: chu toàn nhiệm vụ đối với Thiên Chúa và Tổ quốc. Dĩ nhiên, trong những trường hợp có sự va chạm giữa chính quyền và tôn giáo thì chúng ta hãy theo nguyên tắc này: không luật lệ nào được chống lại luật của Thiên Chúa, vì như thế là cũng phạm đến con người.

Nhiệm vụ của Kitô hữu là phải cầu nguyện và khôn khéo thế nào, để tạo ra sự hoà hợp giữa Giáo hội và quốc gia để cả hai cùng phục vụ con người một cách tốt đẹp.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Is 45,1.46.6

Thiên Chúa có thể dùng bất cứ phương tiện nào để thực hiện ý định của Ngài: bằng chứng là Ngài đã dùng Cyrô, vua ngoại đạo, để giải thoát dân Ngài.

Theo lịch sử, năm 587 trước công nguyên, đế quốc Babylon xâm chiếm Giêrusalem, dân chúng bị bắt đi đầy. Gần 50 năm sau, đế quốc Babylon sụp đổ và đế quốc Ba Tư chiếm ngôi bá chủ. Năm 538, vua Ba Tư là Cyrô, sau khi chiến thắng Babylon, đã ra sắc chỉ cho dân Do thái được hồi hương.

Mặc dầu vua là người không biết Thiên Chúa, nhưng Ngài đã dùng vua để thực hiện chương trình của Ngài. Chính vua Cyrô cũng không ngờ rằng: ông là khí cụ của Thiên Chúa: chính Thiên Chúa trao quyền cho ông. Thiên Chúa cho ông thống trị các dân, và Thiên Chúa xúi lòng ông cho dân Chúa được hồi hương. Vì thế tiên tri Isaia đã không ngại gọi ông là “Đấng xức dầu của Thiên Chúa”.

+ Bài đọc 2: Tx 1,1-5b

Thánh Phaolô đã thành lập giáo đoàn Thessalonica vào năm 50 trong chuyến truyền giáo lần thứ hai. Trong khi gặp rất nhiều khó khăn: người Do thái muốn ám hại, nên Ngài phải bỏ trốn trước khi hoàn thành việc đào tạo và tổ chức giáo đoàn. Khi được tin tốt về giáo đoàn non trẻ này, Ngài vô cùng sung sướng vì họ có một đức tin vững vàng, một lòng cậy trông và một đức ái sống động. Ngài viết thư này để khuyến khích họ và cảm tạ Chúa vì tất cả những thành quả mà giáo đoàn này đã thu lượm được: “Chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi”.

+ Bài Tin mừng: Mt 22,15-21

Bình thường nhóm biệt phái và nhóm Hêrôđê không thuận nhau vì, một đàng nhóm biệt phái là người ái quốc chống lại chính quyền Rôma đang đặt ách đô hộ trên quê hương họ; đàng khác nhóm Hêrôđê thì ủng hộ chính quyền Rôma để trục lợi. Hai khuynh hướng mâu thuẫn nhau, nhưng hôm nay cùng liên minh với nhau để gài bẫy Chúa Giêsu.

Họ chất vấn Chúa bằng một cầu rất hóc búa: “Có được phép nộp thuế cho César không ?” Nếu trả lời “có” thì nhóm biệt phái cho Ngài là phản quốc vì tiếp tay với ngoại bang; nếu trả lời “không” thì sẽ bị nhóm Hêrôđê tố cáo là Ngài phản động và chắc chắn Ngài sẽ bị chính quyền bắt giữ.

Nhưng, Chúa Giêsu giội cho họ một gáo nước lạnh khi trả lời: “Của César trả cho Césarcủa Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Chúa Giêsu đã thoát khỏi cạm bẫy thâm độc của họ; đồng thời dạy cho họ một bài học thực hành: có sự khác biệt giữa tôn giáo và chính trị. Tôn giáo không phải là để phục vụ cho chính trị, và chính trị cũng không để phục vụ cho tôn giáo.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: Res clamat dominoCủa đòi về chủ.

I. BỐI CẢNH CÂU CHUYỆN

 Từ trước tới nay chúng ta thấy Chúa Giêsu ở thế công. Ngài đã dùng ba dụ ngôn để chỉ trích những nhà lãnh đạo truyền thống Do thái: dụ ngôn đứa con trai bất hiếu không chịu nghe lời cha, dụ ngôn người làm vườn gian ác đã giết đầy tớ vua, dụ ngôn tiệc cưới của nhà vua vì họ không đến dự.

Bây giờ chúng ta thấy họ đưa ra đòn phản công, để đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm bằng một câu hỏi hóc búa, nhằm hai mục đích: một là bị nhà cầm quyền bắt, hai là mất uy tín với dân chúng vì là người phản quốc.

Cũng nên biết, chúng ta đang ở vào năm 30 dưới thời hoàng đế César Tiberius, và quân đội ông đang chiếm xứ Do thái gây nhiều nhiễu nhương cho dân chúng, phong trào chống đối đang âm ỉ lan rộng. Họ có hai tầng lớp người lãnh đạo chống đối nhau: nhóm biệt phái ái quốc chống nhà cầm quyền và nhóm Hêrôđê thân chính quyền đô hộ để trục lợi. Bình thường, hai nhóm này chống đối nhau, nhưng hôm nay cùng nhau tìm phương thế ám hại Chúa Giêsu với một câu hỏi hóc búa về vấn đề nộp thuế.

Dân Do thái phải nộp thuế cho chính quyền Rôma. Có ba thứ thuế:

– Thuế điền thổ.

– Thuế lợi tức.

– Thuế thân.

Luật thuế thân qui định mọi người nam nữ từ 14 đến 65 tuổi đều phải đóng một denier, tương đương với lương công nhật của một người. Thuế ở trong câu hỏi đây là thuế thân.

Người dân các nước bị trị bao giờ cũng phải nộp thuế cho chính quyền bảo hộ. Năm 1920, ông Gandhi hô hào dân chúng Ấn không đóng thuế cho đế quốc Anh, để tranh đấu cho nước được độc lập. Đóng thuế là nghĩa vụ của dân đối với chính quyền. Dân Ấn không đóng thuế là không công nhận người Anh là chính quyền của mình, là chống lại đế quốc xâm lăng để giải phóng đất nước thoát cảnh thực dân.

Vậy, Chúa Giêsu có theo đường lối của ông Gandhi không hay phải theo một đường lối nào để giải quyết cho ổn thỏa ? Câu trả lời xảy ra như sau theo Tin mừng của Luca: Hôm ấy, nhóm biệt phái và nhóm Hêrôđê sai mấy môn đệ đến hỏi thử Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: Có được phép nộp thuế cho César hay không ?”

 Hỏi như vậy là họ đã đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm, mà triết học gọi là cái thế “lưỡng đao luận”, nghĩa là con dao hai lưỡi, nói thế nào cũng chết: chối cũng chết mà nhận cũng chết. Nếu Chúa Giêsu bảo nên nộp thuế là lệ thuộc vào ngoại bang, là phản quốc, do đó mất uy tín với dân chúng. Nếu Chúa bảo là không thì bị liệt vào loại phản động, chống chính quyền, thế nào cũng bị bắt.

Nhưng Chúa Giêsu lại có một cách xử lý rất khéo léo, rất tinh vi: “Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế”. Họ đưa cho Ngài một quan tiền. Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai ?” Họ đáp: “Của César”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của César, trả về cho César; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”.

II. BÀI HỌC CHÚA DẠY TA.

1. Chúa Giêsu, một người công dân

Chúa Giêsu có một lý lịch rõ ràng. Ngài là một công dân Do thái nên Ngài phải thi hành mọi nhiệm vụ đối với một công dân Do thái đang bị người Rôma đô hộ. Bản thân Ngài sống như mọi người không có gì khác, cả gia đình Ngài cũng vậy. Kinh thánh cũng cung cấp cho chúng ta một số chi tiết chứng tỏ gia đình Thánh gia thất đã chu toàn nghĩa vụ công dân:

– Cha mẹ Ngài đã vâng lệnh nhà vua để về Belem khai hộ khẩu (Lc 2,4).

– Chính Ngài đã sai Phêrô đi câu cá để lấy tiền nộp thuế cho mình và cho Phêrô nữa (Mt 17,26).

– Chính quyền ra lệnh bắt và giết Chúa, Ngài vẫn vui lòng tuân lệnh dù Ngài biết lệnh ấy bất công, mà chính Philatô, người lên án giết Chúa cũng phải nhận là Ngài vô tội (Lc 23,22).

Câu nói của Ngài “Của César thì trả cho César” đã phản ảnh một cách hết sức trung thực những công việc Ngài đã làm, đúng như Thánh kinh đã viết về Ngài: “Chúa làm trước, rồi mới dạy người ta làm sau” (Cv 1,1).

2. Kitô hữu, một người công dân

Một người công dân phải có giấy khai sinh và có một hộ khẩu thường trú. Không ai ở trên trời rơi xuống, không ai sống lơ lửng trên không trung. Mỗi người phải có một quốc tịch, mặc dù có thể thay đổi được quốc tịch ấy. Đã là công dân của một nước nào thì phải chấp hành những luật lệ của nước ấy. Mọi công dân phải góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tránh những hành vi làm tổn thương đến Tổ quốc ấy.

Về điểm này, ta có bằng chứng về cách sống của những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Một tác giả vô danh hồi thế kỷ thứ ba đã viết trong tác phẩm “Thư gửi cho Diognetus” như sau:

Người Kitô hữu không khác với những người khác về cư trú, về ngôn ngữ hay về lối sống. Bởi vì họ không cư ngụ một thành nào riêng biệt, cũng không dùng ngôn ngữ nào khác thường và nếp sống của họ chẳng có chi khác biệt. Không phải do suy tư hay bận tâm tra cứu mà họ khám phá được các giáo thuyết. Họ không chủ trương một giáo điều nào của loài người như một số người nọ.

 Họ ở rải rác trong các thành phố Hy lạp lẫn trong các thành của người Man di, tuỳ theo số phận dun dủi. Họ sống theo tập tục của kẻ bản xứ trong cách phục sức, ăn uống và cách sống, nhưng bộc lộ một thái độ sống khiến nhiều người cho là lạ lùng. Họ sống trong quê hương của họ mà như những kẻ ở đậu. Họ tuân thủ mọi cái chung như các công dân khác và chịu gánh nặng dường như ngoại kiều. Miền xa lạ cũng là quê hương của họ nhưng mọi quê hương chỉ là đất khách cho họ mà thôi. Họ cũng dựng vợ gả chồng như ai và sinh đẻ con cái, nhưng chẳng hề bỏ con. Họ đồng bàn nhưng chẳng đồng sàng”. (Cap.V.VI PG 21173 B.117 C, Các Bài đọc 2 Mùa PS, tr 84)

Chúng ta phải khẳng định rằng trước khi là một Kitô hữu ta đã là người của một quốc gia nào đó, ví dụ, trước khi là người Công giáo, tôi đã là người Việt Nam. Nhờ phép rửa tội, chúng ta trở thành người Việt Nam Công giáo. Giữa người công dân Việt Nam và người công dân Công giáo Việt Nam không có gì khác nhau, không có gì mâu thuẫn nhau. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người đều có bổn phận và quyền lợi như nhau đối với đất nước.

3. Tương quan giữa tôn giáo và chính trị

 Vấn đề tương quan giữa tôn giáo và chính trị, giữa Giáo hội và quốc gia là một vấn đề tế nhị và đôi khi, thật gai góc, nhiều khi có nhiều lấn cấn. Chúng ta có thể đưa ra đây mấy nguyên tắc cho chúng ta hành xử trong đời sống thực tế không thể tránh được:

a) Nguyên tắc thứ nhất:

Xã hội dân sự và xã hội tôn giáo, quốc gia và Giáo hội là hai vấn đề độc lập với nhau. Dù là cả hai phục vụ cho ơn gọi cá nhân và xã hội của con người; nhưng quan điểm và cách hành động của họ vẫn khác nhau.

b) Nguyên tắc thứ hai:

Với tư cách là công dân, thành viên của một đoàn thể thế gian, người Kitô hữu phải chấp nhận sống theo luật lệ của đoàn thể đó và làm tròn bổn phận như đóng thuế, vâng phục chính quyền hợp pháp trong mọi việc mà chính quyền đòi hỏi. Người Kitô hữu sẽ dùng mọi phương tiện hợp pháp: bỏ phiếu, báo chí, nghiệp đoàn để góp phần xây dựng một xã hội công bằng và nhân đạo hơn.

c) Nguyên tắc thứ ba:

Người Kitô hữu cố giữ giá trị hướng thượng và tư cách tuyệt đối những quyền của Thiên Chúa, vì biết rằng: khi những giá trị này bị xâm phạm thì con người cũng bị xâm phạm, nhất là kẻ hèn yếu. Chúng ta không bao giờ chấp nhận một luật lệ nào chống lại luật của Thiên Chúa. Người Kitô hữu cố gắng làm sao để tạo ra sự hoà hợp giữa Giáo hội và quốc gia, và như thế cả hai sẽ phục vụ tốt biết bao cho con người. (Cf Cử hành Phụng vụ Chúa nhật , tr 215)

III. SỰ CHỌN LỰA CỦA CHÚNG TA

 Người Kitô hữu chúng ta có hai quyền công dân đi đôi với nhau. Chúng ta là công dân của thế giới, tức trần thế này và công dân thiên quốc. Chúng ta phải phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc, hai nhiệm vụ này phải đi sánh đôi. Như thế chúng ta kính trọng và tôn kính đối với những đòi hỏi của hai bên.

Thiên Chúa có thể dùng mọi phương tiện để giúp ích cho con người và cho dân Chúa. Trong bài đọc thứ nhất, ta thấy Thiên Chúa đã dùng vua Cyrô để giải phóng dân Chúa. Như thế, dân Chúa đã phải tùng phục chính quyền trong những công việc về chính trị, mà không thể làm khác vì đó là đường lối của Thiên Chúa.

Thánh Phêrô trong thư thứ nhất đoạn 2 câu 17 đã bảo các Kitô hữu: “Hãy tôn kính Thiên Chúa và hãy kính trọng Hoàng đế”. Và trong thư gửi tín hữu Rôma đoạn 13, câu 1 và 7, thánh Phaolô bảo các Kitô hữu “Hãy vâng phục các vị cầm quyền. Hãy nộp cho họ những gì các ngươi mắc nợ họ, hãy nộp thuế thân, thuế tài sản và hãy tỏ lòng kính trọng họ”.

 Mong ước rằng hai loại quyền công dân này của chúng ta không bao giờ xung đột nhau. Tuy nhiên, lỡ có xảy ra xung đột, thì người Kitô hữu phải biết cách giải quyết. Các Kitô hữu đã từng phải giải quyết như thế ngay từ thời Chúa Giêsu. Họ đã phải giải quyết như thế suốt thời kỳ đế quốc Rôma bách hại Giáo hội. Họ đã phải giải quyết như thế suốt thời trung cổ. Họ đã phải giải quyết như thế trong thế kỷ 16 và 17 khi hàng chục ngàn Kitô hữu phải chạy trốn sang Mỹ châu để giữ đạo mà không bị nhà nước can thiệp.

Có lẽ chúng ta có thể minh hoạ tất cả những điều trên bằng trường hợp của thánh Thomas More, vị thánh tử đạo người Anh. Robert Bolt đã làm nổi bật cuộc xung đột của More – liên quan đến những gì thuộc César và những gì thuộc về Thiên Chúa – trong cuốn sách nhan đề “A man for all seasons” (Người của mọi mùa).

Truyện: Thánh Thomas More

Vua Henry VIII nước Anh đã kết hôn hợp thức với bà Catherine d’Aragon, nhưng ông nại đến Tòa thánh Rôma xin huỷ bỏ cuộc hôn nhân đó. Toà thánh đã từ chối. Henry liền tự mình giải quyết vấn đề và tái kết hôn. Thế là ông ta ra lệnh cho bạn bè và các chức sắc ký vào một văn bản tuyên bố đồng ý nhìn nhận hành động của ông là đứng đắn. Nhiều bạn bè của More đã ký vào, nhưng More thì từ chối. Henry yêu cầu More ký vào, nếu không sẽ bị bắt giam và xử tội tạo phản theo luật nhà nước. More vẫn khăng khăng từ chối. Ngài bị giằng co giữa hai bổn phận: một đối với Chúa, một đối với Tổ quốc. Khi chúng xung đột nhau, thì More không còn chọn lựa nào ngoài sự trung tín với luật Chúa (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 305).

Như thế, bài Tin mừng hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến hai bổn phận đi đôi với nhau của chúng ta. Chúng ta là công dân trần thế, đồng thời cũng là công dân Nước trời. Chúng ta có bổn phận phải trung tín với cả hai Tổ quốc. Chúng ta hy vọng các bổn phận này không bao giờ xung đột nhau. Nhưng nếu lỡ có xung đột thì chúng ta phải giải quyết chúng giống như thánh Thomas More đã làm, nghĩa là không gây thương tổn cho Thiên Chúa hoặc cho lương tâm ta.

Cuộc sống của Kitô hữu tại thế là như vậy, chúng ta không thể làm khác được. Nhiều lúc chúng ta hay than vãn là chúng ta phải mang hai gánh trên vai: vừa phải chu toàn bổn phận ở đời lại vừa lo tròn nghĩa vụ trong đạo. Đối với những ai có tâm hồn đạo đức thánh thiện thì sự khó khăn đó không đến nỗi quá băn khoăn lo lắng; trái lại, đối với những ai mang nặng ích kỷ trần tục nếu chẳng may đạo hay đời đòi hỏi phải chịu khó hy sinh làm một điều gì đó, tức khắc họ lên tiếng phàn nàn kêu trách và nại đủ lý do để từ chối.

Đây chính là vấn đề mà người biệt phái đã thắc mắc với Chúa và Chúa đã giãi bày cho họ cũng như cho chúng ta hiểu để biết mà sống cho tốt đạo đẹp đời. Trong mọi trường hợp chúng ta phải đặt quyền lợi của Chúa trên hết, đôi lúc vì thế mà phải bị thiệt thòi. Lời Chúa vẫn còn yên ủi chúng ta, khi chúng ta gặp phải những trường hợp éo le như thế: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì ích lợi gì”.

Truyện: Mọi sự thuộc về Chúa

Hoàng đế Frédéric đi tham quan một trường học nhỏ miền quê. Đúng lúc học trò đang học môn địa lý. Vua hỏi một em nhỏ tuổi:

– Làng con ở đâu ?

– Tâu hoàng thượng, làng con ở trong nước Phổ.

– Nước Phổ ở đâu ?

– Tâu hoàng thượng, nước Phổ ở trong đế quốc Đức.

– Đế quốc Đức ở đâu ?

– Tâu hoàng thượng, đế quốc Đức ở trong châu Âu.

– Châu Âu ở đâu ?

– Tâu hoàng thượng, châu Âu ở trong thế giới.

– Thế giới ở đâu ?

Suy nghĩ một lát em bé dõng dạc trả lời:

– Tâu hoàng thượng, thế giới ở trong tay Chúa.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc mình theo lời của Thomas Jefferson:

Lạy Thiên Chúa tối cao,

 Ngài ban cho chúng con mảnh đất tốt tươi này làm gia nghiệp. Xin hãy chúc lành cho mảnh đất chúng con, xin hãy cứu chúng con khỏi bạo lực, và mọi đường lối xấu xa, xin hãy bảo vệ sự tự do của chúng con…

 Xin ban thần trí khôn ngoan xuống trên những kẻ mà nhân danh Ngài, chúng con đã uỷ thác quyền cai trị… Trong thời thịnh vượng, xin đổ tràn xuống lòng chúng con niềm tri ân, và trong ngày gian truân, xin đừng để niềm tin của chúng con vào Ngài bị suy giảm. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

4. Suy niệm (Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.)

Mt 22,15-21

TRẢ LẠI CHO THIÊN CHÚA

Khi Thượng Hội Đồng điệu Đức Giêsu ra trước mặt Philatô,

họ tố cáo Ngài về tội sách động dân chúng nổi loạn,

tội ngăn cản dân nộp thuế, và tội xưng mình là vua (Lc 23,1-2.5.14).

Philatô chẳng bao giờ tin vào những lời tố cáo ấy (Lc 23,4.14.22).

Đối với ông, Đức Giêsu chẳng hề phạm tội chính trị.

Dù Đức Giêsu có nói về Nước của Ngài,

nhưng Nước ấy lại không thuộc về thế giới này (Ga 18,36).

Cũng chẳng bao giờ Ngài nhận mình là vua

một cách minh nhiên (Mc 15,2; Mt 27,11; Lc 23,3; Ga 18,37).

Tin Mừng hôm nay cho thấy Ngài không chống lại chuyện nộp thuế.

Đế quốc Rôma cai trị xứ Giuđê từ năm 63 trước công nguyên.

Mọi người Do-thái trưởng thành phải nộp thuế thân cho họ.

Mỗi năm nộp một đồng tiền denarius, bằng một ngày lương.

Có một số người Do-thái phản đối mạnh mẽ chuyện nộp thuế,

vì đối với họ nộp thuế là tôn thờ các hoàng đế Rôma.

Nhóm Pharisêu cũng không ưng chuyện nộp thuế,

nhưng họ phản ứng nhẹ nhàng hơn, chứ không dùng bạo động.

Còn nhóm Hêrôđê vì thân với Rôma nên ủng hộ chuyện này.

Vậy mà hôm nay hai nhóm Pharisêu và Hêrôđê

lại hợp lực để gài bẫy Đức Giêsu về chuyện nộp thuế.

Họ khéo léo nịnh Đức Giêsu là người nói thẳng, nói thật,

để Ngài bộc trực mà trả lời câu hỏi của họ (Mt 22,16):

“Có được phép nộp thuế cho Xê-da không ?”

Đây là câu hỏi nóng vào thời đó,

và cũng khá nham hiểm vì đưa Ngài vào thế kẹt.

Nếu trả lời được phép, thì Đức Giêsu là người chạy theo Rôma.

Nếu trả lời không được phép, thì Ngài là người chống đối đế quốc.

Đức Giêsu biết họ đang thử mình, nhưng Ngài thoát bẫy ra sao ?

Ngài xin họ đưa cho Ngài một đồng tiền để nộp thuế.

Họ đem đến cho Ngài một đồng denarius,

trên đó có khắc hình và danh hiệu.

Khi biết đó là hình và danh hiệu của Xê-da, hoàng đế Rôma,

Đức Giêsu nói ngay một câu làm họ kinh ngạc:

“Của Xê-da trả lại cho Xê-da, của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa.”

Câu trả lời này đã làm Đức Giêsu thoát khỏi cái bẫy họ giăng.

Ngài không trả lời được phép hay không được phép,

nhưng khi nói “của Xê-da trả lại cho Xê-da”

Ngài có vẻ không phản đối chuyện nộp thuế cho Rôma,

và không coi đó là một tội phạm thượng.

Ngài còn đi xa hơn khi nói: “của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa.”

Lời của Đức Giêsu đã được đưa vào sách Giáo lý Công giáo (số 2242).

“Của Xê-da trả lại cho Xê-da”:

mọi quyền hành hợp pháp đều đến từ Thiên Chúa,

nên ta phải tôn trọng, phục tùng và cộng tác (Rm 13,1-7; 1 Pr 2,13-17).

Chỉ khi quyền hành đó bị lạm dụng, đi ngược với đạo lý luân thường,

ngược với Lời Chúa dạy, với những đòi hỏi của lương tâm ngay thẳng,

chúng ta mới phải từ chối tuân theo.

“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29).

Chúng ta đang sống trong một thế giới cho phép làm nhiều điều,

như phá thai, ly dị, án tử hình, án tử, hôn nhân đồng tính…

nhưng chúng ta không buộc phải theo.

“Của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa.”

Nói cho cùng, không có gì lại không phải là của Thiên Chúa.

Mọi người, dù là ai, cũng đều mang hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,27).

Mọi sự tôi có và mọi sự trên mặt đất là của Đấng Tạo thành.

Con người không được quyền lấy cắp của Ngài.

Bổn phận của chúng ta là trả lại cho Thiên Chúa điều thuộc về Ngài,

là chỉnh lại những hình ảnh của Ngài đã bị méo mó, dập nát.

là đưa mọi thụ tạo trên trái đất về với Ngài là nguồn cội.

Mong mọi người đều mang hình và danh hiệu Thiên Chúa trong tim.

CẦU NGUYỆN

Giữa một thế giới mê đắm bạc tiền,

xin được sống nhẹ nhàng thanh thoát.

Giữa một thế giới lọc lừa dối trá,

xin được sống chân thật đơn sơ.

Giữa một thế giới trụy lạc đam mê,

xin được sống hồn nhiên thanh khiết.

Giữa một thế giới thù hận dửng dưng,

xin được chia sẻ yêu thương và hy vọng.

Lạy Chúa Giêsu mến thương,

xin dạy chúng con biết cách làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời.

Xin giúp chúng con tìm ra những cách thức mới

để người ta tin và yêu Chúa.

Ước gì hơn hai tỷ Kitô hữu

giữ được vị mặn của muối và sức biến đổi của men,

để chúng con làm cho thế giới này mặn mà tình người,

và làm cho trần gian trở thành tấm bánh thơm ngon.

Chỉ mong Thiên Chúa Cha được tôn vinh

qua những việc tốt đẹp chúng con làm cho những người bé nhỏ.

5. Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Vua Frederic của nước Đức luôn cho mình là học rộng tài cao, ông suy tính rằng: Mỗi năm chim sẻ ăn hết hai triệu thùng thóc trên toàn lãnh thổ. Ông nảy ra sáng kiến chiến dịch bài trừ chim sẻ và truyền phát động toàn vương quốc: Giết được một con chim sẻ là được một phần thưởng. Nhà vua lấy làm hãnh diện về việc khám phá ra phương pháp mới, theo ông phương pháp làm cho nền kinh tế quốc gia phát triển mạnh…

Toàn dân hưởng ứng nhiệt liệt vì thấy công việc dễ dàng và còn vui thú săn bắn, hơn nữa lại có được phần thưởng. Thế là lần lượt chim sẻ bị bắn chết, một số khác sợ bay về một phương trời xa để lánh nạn. Cuối cùng, trên toàn lãnh thổ Đức người ta không còn thấy một con chim sẻ nào. Vua Frederic

vui mừng khôn tả vì tin chắc kế hoạch của mình sẽ thành công rực rỡ: Không còn chim nào ăn vụng thóc, quốc gia sẽ giữ được hai triệu thùng thóc…

Nhưng khi ngày mùa tươi tốt đầy hứa hẹn vừa tới, tự nhiên không biết từ đâu từng bầy sâu bọ đua nhau kéo đến, từng đàn châu chấu cũng ùn ùn xuất hiện tràn lan khắp lãnh thổ, không cách nào diệt nổi. Thế là, vua Frederic chỉ còn cách ngồi trong điện rồng lòng buồn ủ rũ, chứng kiến kỳ công của mình hoàn toàn sụp đổ, chim sẻ diệt sâu bọ và châu chấu, nay chim sẻ không còn nên chúng hoành hành và phá hại mùa màng, gây mất mùa…

Các quy luật của thiên nhiên, các định luật trong vũ trụ đều được Thiên Chúa quan phòng sắp xếp. Khi con người tự mình phá vỡ những quy luật thiên nhiên và vũ trụ thì tai họa sẽ ập tới.

Suy niệm

Chúa Giêsu đã khẳng định: “Của Cêsarê trả cho Cêsarê, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Con người cần phải tôn trọng trật tự của thiên nhiên và vũ trụ mà Thiên Chúa đã dựng nên, con người cũng cần trân trọng quyền bính dân sự, để quản lý trật tự xã hội.

Nhóm biệt phái chủ trương dân tộc ái quốc chống nhà cầm quyền đế quốc, không muốn nộp thuế và nhóm Hêrôđê thần phục chính quyền đô hộ để trục lợi ủng hộ việc nộp thuế. Bình thường, hai nhóm này chống đối nhau, nhưng hôm nay cùng nhau tìm phương thế ám hại Chúa Giêsu với một câu hỏi hóc búa về vấn đề nộp thuế. Họ đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm: Một là bị nhà cầm quyền Rôma bắt nếu nói không nộp thuế, hai là mất uy tín với dân chúng vì là người phản quốc nếu tuyên bố phải nộp thuế…

Trước gọng kìm tiến thoái lưỡng nan, Đức Giêsu truyền đưa đến đồng tiền nộp thuế. Đây là một đồng tiền bằng bạc, được lưu hành trong toàn đế quốc La Mã từ năm 268 trước Công nguyên đến năm 200 sau Công nguyên vẫn còn được sử dụng. Trên mặt đồng tiền có hình bán thân của hoàng đế Cêsarê Tiberius. Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai ?. Họ đáp: “Của Cêsarê”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Cêsarê, trả về cho Cêsarê; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”.

Hình ảnh Cêsarê mà Chúa Giêsu nhắc tới, đại diện cho quyền bính dân sự, Chúa Giêsu không nói rõ ràng là phải nộp thuế cho Cêsarê hay không, nhưng Chúa khẳng định: Hãy trả cho hoàng đế những gì thuộc về hoàng đế, mệnh lệnh diễn tả những đòi buộc của đời sống cộng đồng xã hội trong số những gì của đòi buộc tự nhiên. Dù Kitô hữu là công dân của nước Trời (x. Pl 3,19-20), nhưng chúng ta cũng là công dân của một quê hương trần thế mà chúng ta phải mang trách nhiệm, đòi chúng ta phải dấn thân phục vụ (x. Cv 21,39: Phaolô, công dân thành Tarsê; Cv 16,37-39 và 22,25-29: Phaolô, công dân Rôma.

Cho nên, người Kitô hữu không thể nào tự miễn cho mình những bổn phận của người công dân đối với quốc gia và xã hội, với điều kiện quyền bính dân sự phải phục vụ công ích cho người dân, thánh Phaolô đã dạy: “Những gì ta nợ ai, thì phải trả cho người ấy. Hãy nộp thuế cho kẻ có quyền thu thuế hay trả công cho kẻ có quyền lấy công, hãy sợ kẻ đáng sợ, hãy kính kẻ đáng kính” (Rm 13,7). Cho nên, đối với quyền bính dân sự phục vụ ích lợi chung (không là quyền bính phục vụ cho cá nhân), thánh Phaolô nói: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt” (Rm 13,1-2).

Tuy nhiên, nếu chúng ta đóng góp vì nghĩa vụ công dân thì cũng đừng quên rằng mình thuộc về Thiên Chúa, và chỉ có mình Ngài mới có quyền tối thượng vì: Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa (x. Ga 19,11; Rm 13,1), Đấng chúng ta phải yêu mến và tuân phục trên hết mọi sự.

Xin Chúa giúp chúng ta trở nên người công dân tốt trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và trở nên người tín hữu công dân nước Trời luôn tin tưởng, tín thác và vâng phục Thiên Chúa trên hết…

Ý lực sống

Sinh ra đời, giữa lòng dân tộc,
nhưng linh hồn nguồn gốc thần linh.
Quê hương, đất nước nặng tình,
tình yêu Thiên Chúa trung trinh tôn thờ.
(Bâng Khuâng Chiều Tím).

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Chúa nhật 29 TNA – Khánh nhật Truyền giáo (Mt 22, 15-21)

Bài đọc 1       Is 45,1.4-6

Đức Chúa đã cầm lấy tay phải vua Ky-rô để bắt các dân tộc suy phục ông.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

1Đức Chúa phán với kẻ Người đã xức dầu, với vua Ky-rô
– Ta đã cầm lấy tay phải nó,
để bắt các dân tộc suy phục nó,
Ta tước khí giới của các vua,
mở toang các cửa thành trước mặt nó,
khiến các cổng không còn đóng kín nữa.
4Vì lợi ích của tôi tớ Ta là Gia-cóp,
và của người Ta đã chọn là Ít-ra-en,
Ta đã gọi ngươi đích danh, đã ban cho ngươi một tước hiệu,
dù ngươi không biết Ta.
5Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác ;
chẳng có ai là Thiên Chúa, ngoại trừ Ta.
Dù ngươi không biết Ta, Ta đã trang bị cho ngươi đầy đủ,
6để từ Đông sang Tây, thiên hạ biết rằng
chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta.
Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác.

Bài đọc 2      1 Tx 1,1-5b

Chúng tôi nhớ đến lòng tin, lòng mến và lòng trông cậy của anh em.

Khởi đầu thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.

1 Chúng tôi là Phao-lô, Xin-va-nô và Ti-mô-thê, kính gửi Hội Thánh Thê-xa-lô-ni-ca ở trong Thiên Chúa Cha, và trong Chúa Giê-su Ki-tô. Chúc anh em được ân sủng và bình an.

2 Chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện, 3 và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.

4 Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, 5b vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa.

Tung hô Tin Mừng       Pl 2,15d.16a

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Giữa thế gian, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòng trời, là làm sáng tỏ lời ban sự sống. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng       Mt 22,15-21

Của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

15 Khi ấy, những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy. 16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến : có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”

18 Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói : “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ đạo đức giả ! 19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế !” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. 20 Người hỏi họ : “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” 21 Họ đáp : “Của Xê-da.” Bấy giờ, Người bảo họ : “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Suy niệm: Của ai trả lại cho người đó, đó là luật công bằng. Con người chúng ta, những gì chúng ta có, những gì chúng ta đang hưởng… Tất cả đều phát xuất từ Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta và cả muôn loài đều qui hướng về Thiên Chúa, phải trả lại cho Thiên Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Cha, chúng con được mang bản tính của Cha, chúng con là hình ảnh của Cha. Xin cho chúng con trở về với bản chất của mình, trở về với nguồn cội của mình. Chúng con chỉ tìm được chính mình khi chúng con tìm về với Cha. Xin đừng để chúng con vong thân, đừng để chúng con bị tha hóa. Hạnh phúc đích thật của chúng con chỉ có ở trong Cha. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

Ghi nhớ: “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho ông Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Phân tích (Hạt giống…)

Sự khôn khéo của Chúa Giêsu trong chuyện này không phải chỉ là không để mình mắc bẫy những người thuộc hai nhóm pharisêu và Hêrôđê, mà còn là dạy lại cho họ một bài học “Của Xêsa hãy trả cho Xêsa, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”: họ chỉ mãi lo chuyện thế tục (“của Xêsa”: vấn đề nộp thuế) mà quên lo bổn phận tối thượng là thờ phượng Thiên Chúa.

B. Suy niệm (…nẩy mầm)

1. Chúa đã làm gương cho chúng ta phải có những lập trường sống rất rõ rệt và dứt khoát: trong lãnh vực nào thì phải sống như thế nào ? đối với hạng người nào thì phải cư xử như thế nào ? đối với vấn đề gì thì phải có lập trường gì ? v.v. chứ đừng ba phải để mình bị lôi cuốn đẩy đưa theo hoàn cảnh, theo dư luận hoặc theo áp lực. “Của Xêxa hãy trả cho Xêxa, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” là một lập trường sống rõ ràng về vấn đề thế quyền và thần quyền. Nhưng còn nhiều lãnh vực khác nữa: thí dụ tôi có lập trường thế nào về tương giao với phụ nữ ? về cách xài tiền ? về danh vọng, địa vị ? về gian nan thử thách ? v.v.

2. Câu “Của Xêxa hãy trả cho Xêxa, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” còn dạy tôi không được nhập nhằng lẫn lộn, hay nói cách khác là “giờ nào việc ấy”. Giờ làm việc thì làm việc hết mình, giờ chơi thì chơi hết mình, giờ cầu nguyện thì cầu nguyện hết mình… đừng lấy giờ cầu nguyện để làm việc, đừng lấy giờ làm việc để chơi, cũng như đừng lấy giờ chơi để làm việc v.v.

3. Câu trên còn cảnh giác chúng ta về một thói xấu chúng ta thường vấp phạm, đó là lấy của Thiên Chúa để trả cho Xêxa. Chẳng hạn lấy giờ cầu nguyện để làm việc khác.

4. Nhiều nhà nuôi ong chuyên nghiệp có thể chăm sóc tổ ông mà không cần mang mạng che mặt hoặc quần áo đặc biệt gì cả. Nhờ đâu ? Kỹ thuật rất đơn giản: phải rất bình tĩnh và cử động phải rất chậm chạp và dứt khoát. Nhờ đó các con ông cũng bình tĩnh không hoảng sợ mà tấn công lại. Ngay cả khi các con ông đậu trên tay, trên mặt họ, họ cũng không khiến chúng sợ hãi.

Câu chuyện trên là minh họa thêm cho ta thấy rõ hơn một đức tính của Chúa Giêsu: luôn bình tĩnh trước bất cứ tình huống nào.

5. “Giận dữ là ngọn gió thổi tắt ngọn đèn của trí khôn” (Robert Ingersoll)

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

PHẢI TRẢ VỀ CHO AI ?

+++

A. DẪN NHẬP

Thiên Chúa có thể dùng mọi phương tiện để thực hiện ý định của Ngài. Ngài dùng ngay cả vua ngoại đạo để giải thoát dân Ngài. Mọi sự đều ở trong tay Chúa. Chúa muốn thế nào thì được như vậy, không ai có thể phá bỏ được kế hoạch của Thiên Chúa.

Người Kitô hữu sống trên trần thế có hai nhiệm vụ song song nhiệm vụ đối với Thiên Chúa và đối với Tổ quốc. Trên nguyên tắc, hai nhiệm vụ này độc lập với nhau, nhưng trong thực tế, khi thi hành những nhiệm vụ này, đôi lúc chúng ta gặp không ít khó khăn, đôi lúc làm cho chúng ta lo lắng. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào vừa phụng sự Thiên Chúa vừa phụng sự Tổ quốc mà không xung đột nhau ? Làm sao có thể sống tốt đạo đẹp đời một cách hài hòa trong cuộc sống hằng ngày ?

Chúa Giêsu cũng là một công dân của nước Do thái. Ngài cũng có lý lịch rõ ràng và một Tổ quốc để phụng sự. Ngài đã chu toàn nhiệm vụ của một người công dân của một nước bị trị (x. Mt 17,26; Lc 23,22) theo nguyên tắc “Của César thì trả cho César”. Chúng ta cũng phải theo cách sống của Chúa Giêsu: chu toàn nhiệm vụ đối với Thiên Chúa và Tổ quốc. Dĩ nhiên, trong những trường hợp có sự va chạm giữa chính quyền và tôn giáo thì chúng ta hãy theo nguyên tắc này: không luật lệ nào được chống lại luật của Thiên Chúa, vì như thế là cũng phạm đến con người.

Nhiệm vụ của Kitô hữu là phải cầu nguyện và khôn khéo thế nào, để tạo ra sự hoà hợp giữa Giáo hội và quốc gia để cả hai cùng phục vụ con người một cách tốt đẹp.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Is 45,1.46.6

Thiên Chúa có thể dùng bất cứ phương tiện nào để thực hiện ý định của Ngài: bằng chứng là Ngài đã dùng Cyrô, vua ngoại đạo, để giải thoát dân Ngài.

Theo lịch sử, năm 587 trước công nguyên, đế quốc Babylon xâm chiếm Giêrusalem, dân chúng bị bắt đi đầy. Gần 50 năm sau, đế quốc Babylon sụp đổ và đế quốc Ba Tư chiếm ngôi bá chủ. Năm 538, vua Ba Tư là Cyrô, sau khi chiến thắng Babylon, đã ra sắc chỉ cho dân Do thái được hồi hương.

Mặc dầu vua là người không biết Thiên Chúa, nhưng Ngài đã dùng vua để thực hiện chương trình của Ngài. Chính vua Cyrô cũng không ngờ rằng: ông là khí cụ của Thiên Chúa: chính Thiên Chúa trao quyền cho ông. Thiên Chúa cho ông thống trị các dân, và Thiên Chúa xúi lòng ông cho dân Chúa được hồi hương. Vì thế tiên tri Isaia đã không ngại gọi ông là “Đấng xức dầu của Thiên Chúa”.

+ Bài đọc 2: Tx 1,1-5b

Thánh Phaolô đã thành lập giáo đoàn Thessalonica vào năm 50 trong chuyến truyền giáo lần thứ hai. Trong khi gặp rất nhiều khó khăn: người Do thái muốn ám hại, nên Ngài phải bỏ trốn trước khi hoàn thành việc đào tạo và tổ chức giáo đoàn. Khi được tin tốt về giáo đoàn non trẻ này, Ngài vô cùng sung sướng vì họ có một đức tin vững vàng, một lòng cậy trông và một đức ái sống động. Ngài viết thư này để khuyến khích họ và cảm tạ Chúa vì tất cả những thành quả mà giáo đoàn này đã thu lượm được: “Chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi”.

+ Bài Tin mừng: Mt 22,15-21

Bình thường nhóm biệt phái và nhóm Hêrôđê không thuận nhau vì, một đàng nhóm biệt phái là người ái quốc chống lại chính quyền Rôma đang đặt ách đô hộ trên quê hương họ; đàng khác nhóm Hêrôđê thì ủng hộ chính quyền Rôma để trục lợi. Hai khuynh hướng mâu thuẫn nhau, nhưng hôm nay cùng liên minh với nhau để gài bẫy Chúa Giêsu.

Họ chất vấn Chúa bằng một cầu rất hóc búa: “Có được phép nộp thuế cho César không ?” Nếu trả lời “có” thì nhóm biệt phái cho Ngài là phản quốc vì tiếp tay với ngoại bang; nếu trả lời “không” thì sẽ bị nhóm Hêrôđê tố cáo là Ngài phản động và chắc chắn Ngài sẽ bị chính quyền bắt giữ.

Nhưng, Chúa Giêsu giội cho họ một gáo nước lạnh khi trả lời: “Của César trả cho Césarcủa Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Chúa Giêsu đã thoát khỏi cạm bẫy thâm độc của họ; đồng thời dạy cho họ một bài học thực hành: có sự khác biệt giữa tôn giáo và chính trị. Tôn giáo không phải là để phục vụ cho chính trị, và chính trị cũng không để phục vụ cho tôn giáo.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: Res clamat dominoCủa đòi về chủ.

I. BỐI CẢNH CÂU CHUYỆN

 Từ trước tới nay chúng ta thấy Chúa Giêsu ở thế công. Ngài đã dùng ba dụ ngôn để chỉ trích những nhà lãnh đạo truyền thống Do thái: dụ ngôn đứa con trai bất hiếu không chịu nghe lời cha, dụ ngôn người làm vườn gian ác đã giết đầy tớ vua, dụ ngôn tiệc cưới của nhà vua vì họ không đến dự.

Bây giờ chúng ta thấy họ đưa ra đòn phản công, để đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm bằng một câu hỏi hóc búa, nhằm hai mục đích: một là bị nhà cầm quyền bắt, hai là mất uy tín với dân chúng vì là người phản quốc.

Cũng nên biết, chúng ta đang ở vào năm 30 dưới thời hoàng đế César Tiberius, và quân đội ông đang chiếm xứ Do thái gây nhiều nhiễu nhương cho dân chúng, phong trào chống đối đang âm ỉ lan rộng. Họ có hai tầng lớp người lãnh đạo chống đối nhau: nhóm biệt phái ái quốc chống nhà cầm quyền và nhóm Hêrôđê thân chính quyền đô hộ để trục lợi. Bình thường, hai nhóm này chống đối nhau, nhưng hôm nay cùng nhau tìm phương thế ám hại Chúa Giêsu với một câu hỏi hóc búa về vấn đề nộp thuế.

Dân Do thái phải nộp thuế cho chính quyền Rôma. Có ba thứ thuế:

– Thuế điền thổ.

– Thuế lợi tức.

– Thuế thân.

Luật thuế thân qui định mọi người nam nữ từ 14 đến 65 tuổi đều phải đóng một denier, tương đương với lương công nhật của một người. Thuế ở trong câu hỏi đây là thuế thân.

Người dân các nước bị trị bao giờ cũng phải nộp thuế cho chính quyền bảo hộ. Năm 1920, ông Gandhi hô hào dân chúng Ấn không đóng thuế cho đế quốc Anh, để tranh đấu cho nước được độc lập. Đóng thuế là nghĩa vụ của dân đối với chính quyền. Dân Ấn không đóng thuế là không công nhận người Anh là chính quyền của mình, là chống lại đế quốc xâm lăng để giải phóng đất nước thoát cảnh thực dân.

Vậy, Chúa Giêsu có theo đường lối của ông Gandhi không hay phải theo một đường lối nào để giải quyết cho ổn thỏa ? Câu trả lời xảy ra như sau theo Tin mừng của Luca: Hôm ấy, nhóm biệt phái và nhóm Hêrôđê sai mấy môn đệ đến hỏi thử Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: Có được phép nộp thuế cho César hay không ?”

 Hỏi như vậy là họ đã đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm, mà triết học gọi là cái thế “lưỡng đao luận”, nghĩa là con dao hai lưỡi, nói thế nào cũng chết: chối cũng chết mà nhận cũng chết. Nếu Chúa Giêsu bảo nên nộp thuế là lệ thuộc vào ngoại bang, là phản quốc, do đó mất uy tín với dân chúng. Nếu Chúa bảo là không thì bị liệt vào loại phản động, chống chính quyền, thế nào cũng bị bắt.

Nhưng Chúa Giêsu lại có một cách xử lý rất khéo léo, rất tinh vi: “Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế”. Họ đưa cho Ngài một quan tiền. Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai ?” Họ đáp: “Của César”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của César, trả về cho César; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”.

II. BÀI HỌC CHÚA DẠY TA.

1. Chúa Giêsu, một người công dân

Chúa Giêsu có một lý lịch rõ ràng. Ngài là một công dân Do thái nên Ngài phải thi hành mọi nhiệm vụ đối với một công dân Do thái đang bị người Rôma đô hộ. Bản thân Ngài sống như mọi người không có gì khác, cả gia đình Ngài cũng vậy. Kinh thánh cũng cung cấp cho chúng ta một số chi tiết chứng tỏ gia đình Thánh gia thất đã chu toàn nghĩa vụ công dân:

– Cha mẹ Ngài đã vâng lệnh nhà vua để về Belem khai hộ khẩu (Lc 2,4).

– Chính Ngài đã sai Phêrô đi câu cá để lấy tiền nộp thuế cho mình và cho Phêrô nữa (Mt 17,26).

– Chính quyền ra lệnh bắt và giết Chúa, Ngài vẫn vui lòng tuân lệnh dù Ngài biết lệnh ấy bất công, mà chính Philatô, người lên án giết Chúa cũng phải nhận là Ngài vô tội (Lc 23,22).

Câu nói của Ngài “Của César thì trả cho César” đã phản ảnh một cách hết sức trung thực những công việc Ngài đã làm, đúng như Thánh kinh đã viết về Ngài: “Chúa làm trước, rồi mới dạy người ta làm sau” (Cv 1,1).

2. Kitô hữu, một người công dân

Một người công dân phải có giấy khai sinh và có một hộ khẩu thường trú. Không ai ở trên trời rơi xuống, không ai sống lơ lửng trên không trung. Mỗi người phải có một quốc tịch, mặc dù có thể thay đổi được quốc tịch ấy. Đã là công dân của một nước nào thì phải chấp hành những luật lệ của nước ấy. Mọi công dân phải góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tránh những hành vi làm tổn thương đến Tổ quốc ấy.

Về điểm này, ta có bằng chứng về cách sống của những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Một tác giả vô danh hồi thế kỷ thứ ba đã viết trong tác phẩm “Thư gửi cho Diognetus” như sau:

Người Kitô hữu không khác với những người khác về cư trú, về ngôn ngữ hay về lối sống. Bởi vì họ không cư ngụ một thành nào riêng biệt, cũng không dùng ngôn ngữ nào khác thường và nếp sống của họ chẳng có chi khác biệt. Không phải do suy tư hay bận tâm tra cứu mà họ khám phá được các giáo thuyết. Họ không chủ trương một giáo điều nào của loài người như một số người nọ.

 Họ ở rải rác trong các thành phố Hy lạp lẫn trong các thành của người Man di, tuỳ theo số phận dun dủi. Họ sống theo tập tục của kẻ bản xứ trong cách phục sức, ăn uống và cách sống, nhưng bộc lộ một thái độ sống khiến nhiều người cho là lạ lùng. Họ sống trong quê hương của họ mà như những kẻ ở đậu. Họ tuân thủ mọi cái chung như các công dân khác và chịu gánh nặng dường như ngoại kiều. Miền xa lạ cũng là quê hương của họ nhưng mọi quê hương chỉ là đất khách cho họ mà thôi. Họ cũng dựng vợ gả chồng như ai và sinh đẻ con cái, nhưng chẳng hề bỏ con. Họ đồng bàn nhưng chẳng đồng sàng”. (Cap.V.VI PG 21173 B.117 C, Các Bài đọc 2 Mùa PS, tr 84)

Chúng ta phải khẳng định rằng trước khi là một Kitô hữu ta đã là người của một quốc gia nào đó, ví dụ, trước khi là người Công giáo, tôi đã là người Việt Nam. Nhờ phép rửa tội, chúng ta trở thành người Việt Nam Công giáo. Giữa người công dân Việt Nam và người công dân Công giáo Việt Nam không có gì khác nhau, không có gì mâu thuẫn nhau. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người đều có bổn phận và quyền lợi như nhau đối với đất nước.

3. Tương quan giữa tôn giáo và chính trị

 Vấn đề tương quan giữa tôn giáo và chính trị, giữa Giáo hội và quốc gia là một vấn đề tế nhị và đôi khi, thật gai góc, nhiều khi có nhiều lấn cấn. Chúng ta có thể đưa ra đây mấy nguyên tắc cho chúng ta hành xử trong đời sống thực tế không thể tránh được:

a) Nguyên tắc thứ nhất:

Xã hội dân sự và xã hội tôn giáo, quốc gia và Giáo hội là hai vấn đề độc lập với nhau. Dù là cả hai phục vụ cho ơn gọi cá nhân và xã hội của con người; nhưng quan điểm và cách hành động của họ vẫn khác nhau.

b) Nguyên tắc thứ hai:

Với tư cách là công dân, thành viên của một đoàn thể thế gian, người Kitô hữu phải chấp nhận sống theo luật lệ của đoàn thể đó và làm tròn bổn phận như đóng thuế, vâng phục chính quyền hợp pháp trong mọi việc mà chính quyền đòi hỏi. Người Kitô hữu sẽ dùng mọi phương tiện hợp pháp: bỏ phiếu, báo chí, nghiệp đoàn để góp phần xây dựng một xã hội công bằng và nhân đạo hơn.

c) Nguyên tắc thứ ba:

Người Kitô hữu cố giữ giá trị hướng thượng và tư cách tuyệt đối những quyền của Thiên Chúa, vì biết rằng: khi những giá trị này bị xâm phạm thì con người cũng bị xâm phạm, nhất là kẻ hèn yếu. Chúng ta không bao giờ chấp nhận một luật lệ nào chống lại luật của Thiên Chúa. Người Kitô hữu cố gắng làm sao để tạo ra sự hoà hợp giữa Giáo hội và quốc gia, và như thế cả hai sẽ phục vụ tốt biết bao cho con người. (Cf Cử hành Phụng vụ Chúa nhật , tr 215)

III. SỰ CHỌN LỰA CỦA CHÚNG TA

 Người Kitô hữu chúng ta có hai quyền công dân đi đôi với nhau. Chúng ta là công dân của thế giới, tức trần thế này và công dân thiên quốc. Chúng ta phải phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc, hai nhiệm vụ này phải đi sánh đôi. Như thế chúng ta kính trọng và tôn kính đối với những đòi hỏi của hai bên.

Thiên Chúa có thể dùng mọi phương tiện để giúp ích cho con người và cho dân Chúa. Trong bài đọc thứ nhất, ta thấy Thiên Chúa đã dùng vua Cyrô để giải phóng dân Chúa. Như thế, dân Chúa đã phải tùng phục chính quyền trong những công việc về chính trị, mà không thể làm khác vì đó là đường lối của Thiên Chúa.

Thánh Phêrô trong thư thứ nhất đoạn 2 câu 17 đã bảo các Kitô hữu: “Hãy tôn kính Thiên Chúa và hãy kính trọng Hoàng đế”. Và trong thư gửi tín hữu Rôma đoạn 13, câu 1 và 7, thánh Phaolô bảo các Kitô hữu “Hãy vâng phục các vị cầm quyền. Hãy nộp cho họ những gì các ngươi mắc nợ họ, hãy nộp thuế thân, thuế tài sản và hãy tỏ lòng kính trọng họ”.

 Mong ước rằng hai loại quyền công dân này của chúng ta không bao giờ xung đột nhau. Tuy nhiên, lỡ có xảy ra xung đột, thì người Kitô hữu phải biết cách giải quyết. Các Kitô hữu đã từng phải giải quyết như thế ngay từ thời Chúa Giêsu. Họ đã phải giải quyết như thế suốt thời kỳ đế quốc Rôma bách hại Giáo hội. Họ đã phải giải quyết như thế suốt thời trung cổ. Họ đã phải giải quyết như thế trong thế kỷ 16 và 17 khi hàng chục ngàn Kitô hữu phải chạy trốn sang Mỹ châu để giữ đạo mà không bị nhà nước can thiệp.

Có lẽ chúng ta có thể minh hoạ tất cả những điều trên bằng trường hợp của thánh Thomas More, vị thánh tử đạo người Anh. Robert Bolt đã làm nổi bật cuộc xung đột của More – liên quan đến những gì thuộc César và những gì thuộc về Thiên Chúa – trong cuốn sách nhan đề “A man for all seasons” (Người của mọi mùa).

Truyện: Thánh Thomas More

Vua Henry VIII nước Anh đã kết hôn hợp thức với bà Catherine d’Aragon, nhưng ông nại đến Tòa thánh Rôma xin huỷ bỏ cuộc hôn nhân đó. Toà thánh đã từ chối. Henry liền tự mình giải quyết vấn đề và tái kết hôn. Thế là ông ta ra lệnh cho bạn bè và các chức sắc ký vào một văn bản tuyên bố đồng ý nhìn nhận hành động của ông là đứng đắn. Nhiều bạn bè của More đã ký vào, nhưng More thì từ chối. Henry yêu cầu More ký vào, nếu không sẽ bị bắt giam và xử tội tạo phản theo luật nhà nước. More vẫn khăng khăng từ chối. Ngài bị giằng co giữa hai bổn phận: một đối với Chúa, một đối với Tổ quốc. Khi chúng xung đột nhau, thì More không còn chọn lựa nào ngoài sự trung tín với luật Chúa (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 305).

Như thế, bài Tin mừng hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến hai bổn phận đi đôi với nhau của chúng ta. Chúng ta là công dân trần thế, đồng thời cũng là công dân Nước trời. Chúng ta có bổn phận phải trung tín với cả hai Tổ quốc. Chúng ta hy vọng các bổn phận này không bao giờ xung đột nhau. Nhưng nếu lỡ có xung đột thì chúng ta phải giải quyết chúng giống như thánh Thomas More đã làm, nghĩa là không gây thương tổn cho Thiên Chúa hoặc cho lương tâm ta.

Cuộc sống của Kitô hữu tại thế là như vậy, chúng ta không thể làm khác được. Nhiều lúc chúng ta hay than vãn là chúng ta phải mang hai gánh trên vai: vừa phải chu toàn bổn phận ở đời lại vừa lo tròn nghĩa vụ trong đạo. Đối với những ai có tâm hồn đạo đức thánh thiện thì sự khó khăn đó không đến nỗi quá băn khoăn lo lắng; trái lại, đối với những ai mang nặng ích kỷ trần tục nếu chẳng may đạo hay đời đòi hỏi phải chịu khó hy sinh làm một điều gì đó, tức khắc họ lên tiếng phàn nàn kêu trách và nại đủ lý do để từ chối.

Đây chính là vấn đề mà người biệt phái đã thắc mắc với Chúa và Chúa đã giãi bày cho họ cũng như cho chúng ta hiểu để biết mà sống cho tốt đạo đẹp đời. Trong mọi trường hợp chúng ta phải đặt quyền lợi của Chúa trên hết, đôi lúc vì thế mà phải bị thiệt thòi. Lời Chúa vẫn còn yên ủi chúng ta, khi chúng ta gặp phải những trường hợp éo le như thế: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì ích lợi gì”.

Truyện: Mọi sự thuộc về Chúa

Hoàng đế Frédéric đi tham quan một trường học nhỏ miền quê. Đúng lúc học trò đang học môn địa lý. Vua hỏi một em nhỏ tuổi:

– Làng con ở đâu ?

– Tâu hoàng thượng, làng con ở trong nước Phổ.

– Nước Phổ ở đâu ?

– Tâu hoàng thượng, nước Phổ ở trong đế quốc Đức.

– Đế quốc Đức ở đâu ?

– Tâu hoàng thượng, đế quốc Đức ở trong châu Âu.

– Châu Âu ở đâu ?

– Tâu hoàng thượng, châu Âu ở trong thế giới.

– Thế giới ở đâu ?

Suy nghĩ một lát em bé dõng dạc trả lời:

– Tâu hoàng thượng, thế giới ở trong tay Chúa.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc mình theo lời của Thomas Jefferson:

Lạy Thiên Chúa tối cao,

 Ngài ban cho chúng con mảnh đất tốt tươi này làm gia nghiệp. Xin hãy chúc lành cho mảnh đất chúng con, xin hãy cứu chúng con khỏi bạo lực, và mọi đường lối xấu xa, xin hãy bảo vệ sự tự do của chúng con…

 Xin ban thần trí khôn ngoan xuống trên những kẻ mà nhân danh Ngài, chúng con đã uỷ thác quyền cai trị… Trong thời thịnh vượng, xin đổ tràn xuống lòng chúng con niềm tri ân, và trong ngày gian truân, xin đừng để niềm tin của chúng con vào Ngài bị suy giảm. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

4. Suy niệm (Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.)

Mt 22,15-21

TRẢ LẠI CHO THIÊN CHÚA

Khi Thượng Hội Đồng điệu Đức Giêsu ra trước mặt Philatô,

họ tố cáo Ngài về tội sách động dân chúng nổi loạn,

tội ngăn cản dân nộp thuế, và tội xưng mình là vua (Lc 23,1-2.5.14).

Philatô chẳng bao giờ tin vào những lời tố cáo ấy (Lc 23,4.14.22).

Đối với ông, Đức Giêsu chẳng hề phạm tội chính trị.

Dù Đức Giêsu có nói về Nước của Ngài,

nhưng Nước ấy lại không thuộc về thế giới này (Ga 18,36).

Cũng chẳng bao giờ Ngài nhận mình là vua

một cách minh nhiên (Mc 15,2; Mt 27,11; Lc 23,3; Ga 18,37).

Tin Mừng hôm nay cho thấy Ngài không chống lại chuyện nộp thuế.

Đế quốc Rôma cai trị xứ Giuđê từ năm 63 trước công nguyên.

Mọi người Do-thái trưởng thành phải nộp thuế thân cho họ.

Mỗi năm nộp một đồng tiền denarius, bằng một ngày lương.

Có một số người Do-thái phản đối mạnh mẽ chuyện nộp thuế,

vì đối với họ nộp thuế là tôn thờ các hoàng đế Rôma.

Nhóm Pharisêu cũng không ưng chuyện nộp thuế,

nhưng họ phản ứng nhẹ nhàng hơn, chứ không dùng bạo động.

Còn nhóm Hêrôđê vì thân với Rôma nên ủng hộ chuyện này.

Vậy mà hôm nay hai nhóm Pharisêu và Hêrôđê

lại hợp lực để gài bẫy Đức Giêsu về chuyện nộp thuế.

Họ khéo léo nịnh Đức Giêsu là người nói thẳng, nói thật,

để Ngài bộc trực mà trả lời câu hỏi của họ (Mt 22,16):

“Có được phép nộp thuế cho Xê-da không ?”

Đây là câu hỏi nóng vào thời đó,

và cũng khá nham hiểm vì đưa Ngài vào thế kẹt.

Nếu trả lời được phép, thì Đức Giêsu là người chạy theo Rôma.

Nếu trả lời không được phép, thì Ngài là người chống đối đế quốc.

Đức Giêsu biết họ đang thử mình, nhưng Ngài thoát bẫy ra sao ?

Ngài xin họ đưa cho Ngài một đồng tiền để nộp thuế.

Họ đem đến cho Ngài một đồng denarius,

trên đó có khắc hình và danh hiệu.

Khi biết đó là hình và danh hiệu của Xê-da, hoàng đế Rôma,

Đức Giêsu nói ngay một câu làm họ kinh ngạc:

“Của Xê-da trả lại cho Xê-da, của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa.”

Câu trả lời này đã làm Đức Giêsu thoát khỏi cái bẫy họ giăng.

Ngài không trả lời được phép hay không được phép,

nhưng khi nói “của Xê-da trả lại cho Xê-da”

Ngài có vẻ không phản đối chuyện nộp thuế cho Rôma,

và không coi đó là một tội phạm thượng.

Ngài còn đi xa hơn khi nói: “của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa.”

Lời của Đức Giêsu đã được đưa vào sách Giáo lý Công giáo (số 2242).

“Của Xê-da trả lại cho Xê-da”:

mọi quyền hành hợp pháp đều đến từ Thiên Chúa,

nên ta phải tôn trọng, phục tùng và cộng tác (Rm 13,1-7; 1 Pr 2,13-17).

Chỉ khi quyền hành đó bị lạm dụng, đi ngược với đạo lý luân thường,

ngược với Lời Chúa dạy, với những đòi hỏi của lương tâm ngay thẳng,

chúng ta mới phải từ chối tuân theo.

“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29).

Chúng ta đang sống trong một thế giới cho phép làm nhiều điều,

như phá thai, ly dị, án tử hình, án tử, hôn nhân đồng tính…

nhưng chúng ta không buộc phải theo.

“Của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa.”

Nói cho cùng, không có gì lại không phải là của Thiên Chúa.

Mọi người, dù là ai, cũng đều mang hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,27).

Mọi sự tôi có và mọi sự trên mặt đất là của Đấng Tạo thành.

Con người không được quyền lấy cắp của Ngài.

Bổn phận của chúng ta là trả lại cho Thiên Chúa điều thuộc về Ngài,

là chỉnh lại những hình ảnh của Ngài đã bị méo mó, dập nát.

là đưa mọi thụ tạo trên trái đất về với Ngài là nguồn cội.

Mong mọi người đều mang hình và danh hiệu Thiên Chúa trong tim.

CẦU NGUYỆN

Giữa một thế giới mê đắm bạc tiền,

xin được sống nhẹ nhàng thanh thoát.

Giữa một thế giới lọc lừa dối trá,

xin được sống chân thật đơn sơ.

Giữa một thế giới trụy lạc đam mê,

xin được sống hồn nhiên thanh khiết.

Giữa một thế giới thù hận dửng dưng,

xin được chia sẻ yêu thương và hy vọng.

Lạy Chúa Giêsu mến thương,

xin dạy chúng con biết cách làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời.

Xin giúp chúng con tìm ra những cách thức mới

để người ta tin và yêu Chúa.

Ước gì hơn hai tỷ Kitô hữu

giữ được vị mặn của muối và sức biến đổi của men,

để chúng con làm cho thế giới này mặn mà tình người,

và làm cho trần gian trở thành tấm bánh thơm ngon.

Chỉ mong Thiên Chúa Cha được tôn vinh

qua những việc tốt đẹp chúng con làm cho những người bé nhỏ.

5. Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Vua Frederic của nước Đức luôn cho mình là học rộng tài cao, ông suy tính rằng: Mỗi năm chim sẻ ăn hết hai triệu thùng thóc trên toàn lãnh thổ. Ông nảy ra sáng kiến chiến dịch bài trừ chim sẻ và truyền phát động toàn vương quốc: Giết được một con chim sẻ là được một phần thưởng. Nhà vua lấy làm hãnh diện về việc khám phá ra phương pháp mới, theo ông phương pháp làm cho nền kinh tế quốc gia phát triển mạnh…

Toàn dân hưởng ứng nhiệt liệt vì thấy công việc dễ dàng và còn vui thú săn bắn, hơn nữa lại có được phần thưởng. Thế là lần lượt chim sẻ bị bắn chết, một số khác sợ bay về một phương trời xa để lánh nạn. Cuối cùng, trên toàn lãnh thổ Đức người ta không còn thấy một con chim sẻ nào. Vua Frederic

vui mừng khôn tả vì tin chắc kế hoạch của mình sẽ thành công rực rỡ: Không còn chim nào ăn vụng thóc, quốc gia sẽ giữ được hai triệu thùng thóc…

Nhưng khi ngày mùa tươi tốt đầy hứa hẹn vừa tới, tự nhiên không biết từ đâu từng bầy sâu bọ đua nhau kéo đến, từng đàn châu chấu cũng ùn ùn xuất hiện tràn lan khắp lãnh thổ, không cách nào diệt nổi. Thế là, vua Frederic chỉ còn cách ngồi trong điện rồng lòng buồn ủ rũ, chứng kiến kỳ công của mình hoàn toàn sụp đổ, chim sẻ diệt sâu bọ và châu chấu, nay chim sẻ không còn nên chúng hoành hành và phá hại mùa màng, gây mất mùa…

Các quy luật của thiên nhiên, các định luật trong vũ trụ đều được Thiên Chúa quan phòng sắp xếp. Khi con người tự mình phá vỡ những quy luật thiên nhiên và vũ trụ thì tai họa sẽ ập tới.

Suy niệm

Chúa Giêsu đã khẳng định: “Của Cêsarê trả cho Cêsarê, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Con người cần phải tôn trọng trật tự của thiên nhiên và vũ trụ mà Thiên Chúa đã dựng nên, con người cũng cần trân trọng quyền bính dân sự, để quản lý trật tự xã hội.

Nhóm biệt phái chủ trương dân tộc ái quốc chống nhà cầm quyền đế quốc, không muốn nộp thuế và nhóm Hêrôđê thần phục chính quyền đô hộ để trục lợi ủng hộ việc nộp thuế. Bình thường, hai nhóm này chống đối nhau, nhưng hôm nay cùng nhau tìm phương thế ám hại Chúa Giêsu với một câu hỏi hóc búa về vấn đề nộp thuế. Họ đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm: Một là bị nhà cầm quyền Rôma bắt nếu nói không nộp thuế, hai là mất uy tín với dân chúng vì là người phản quốc nếu tuyên bố phải nộp thuế…

Trước gọng kìm tiến thoái lưỡng nan, Đức Giêsu truyền đưa đến đồng tiền nộp thuế. Đây là một đồng tiền bằng bạc, được lưu hành trong toàn đế quốc La Mã từ năm 268 trước Công nguyên đến năm 200 sau Công nguyên vẫn còn được sử dụng. Trên mặt đồng tiền có hình bán thân của hoàng đế Cêsarê Tiberius. Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai ?. Họ đáp: “Của Cêsarê”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Cêsarê, trả về cho Cêsarê; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”.

Hình ảnh Cêsarê mà Chúa Giêsu nhắc tới, đại diện cho quyền bính dân sự, Chúa Giêsu không nói rõ ràng là phải nộp thuế cho Cêsarê hay không, nhưng Chúa khẳng định: Hãy trả cho hoàng đế những gì thuộc về hoàng đế, mệnh lệnh diễn tả những đòi buộc của đời sống cộng đồng xã hội trong số những gì của đòi buộc tự nhiên. Dù Kitô hữu là công dân của nước Trời (x. Pl 3,19-20), nhưng chúng ta cũng là công dân của một quê hương trần thế mà chúng ta phải mang trách nhiệm, đòi chúng ta phải dấn thân phục vụ (x. Cv 21,39: Phaolô, công dân thành Tarsê; Cv 16,37-39 và 22,25-29: Phaolô, công dân Rôma.

Cho nên, người Kitô hữu không thể nào tự miễn cho mình những bổn phận của người công dân đối với quốc gia và xã hội, với điều kiện quyền bính dân sự phải phục vụ công ích cho người dân, thánh Phaolô đã dạy: “Những gì ta nợ ai, thì phải trả cho người ấy. Hãy nộp thuế cho kẻ có quyền thu thuế hay trả công cho kẻ có quyền lấy công, hãy sợ kẻ đáng sợ, hãy kính kẻ đáng kính” (Rm 13,7). Cho nên, đối với quyền bính dân sự phục vụ ích lợi chung (không là quyền bính phục vụ cho cá nhân), thánh Phaolô nói: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt” (Rm 13,1-2).

Tuy nhiên, nếu chúng ta đóng góp vì nghĩa vụ công dân thì cũng đừng quên rằng mình thuộc về Thiên Chúa, và chỉ có mình Ngài mới có quyền tối thượng vì: Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa (x. Ga 19,11; Rm 13,1), Đấng chúng ta phải yêu mến và tuân phục trên hết mọi sự.

Xin Chúa giúp chúng ta trở nên người công dân tốt trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và trở nên người tín hữu công dân nước Trời luôn tin tưởng, tín thác và vâng phục Thiên Chúa trên hết…

Ý lực sống

Sinh ra đời, giữa lòng dân tộc,
nhưng linh hồn nguồn gốc thần linh.
Quê hương, đất nước nặng tình,
tình yêu Thiên Chúa trung trinh tôn thờ.
(Bâng Khuâng Chiều Tím).

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT