spot_img

Đôi nét về lễ Chúa Kitô Vua

ĐÔI NÉT VỀ LỄ CHÚA KITÔ VUA

D.D. Emmons

WHĐ (18.11.2022) – Vào Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo hội cử hành trọng thể lễ Chúa Kitô Vua. Được thiết lập vào đầu thế kỷ XX, đây là một ngày lễ nhằm tuyên xưng sự thống trị của Chúa Kitô trên mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.

Đâu là bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ Chúa Kitô Vua?

Vào năm 1922, khi Đức Pio XI, vị Giáo hoàng thứ 259 của Giáo hội Rôma được bầu chọn và bắt đầu sứ vụ mục tử hoàn vũ, thì phần lớn thế giới vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn của giai đoạn vừa kết thúc Thế chiến thứ I (1914-1918).

Với bối cảnh chính trị phức tạp khi các chính phủ đang trong sự lũng đoạn kinh tế, thất nghiệp tràn lan và người dân ở nhiều nơi thực sự lâm vào cảnh chết đói. Nên, dù chiến tranh đã kết thúc nhưng sự ổn định trật tự xã hội và chính trị chưa thực sự được vãn hồi. Các cường quốc chiến thắng đã tìm kiếm sự trừng phạt nghiêm khắc và những khoản bồi thường vô lý từ những người Đức bại trận thông qua Hiệp ước Versailles. Vì thế, bầu khí bi quan, cảm giác bất lực, đi kèm với sự thù hận giữa các quốc gia ngày càng rõ nét và gia tăng đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các bạo chúa.

Trước tình cảnh này, dân chúng bám lấy bất cứ ai khơi lên cho họ niềm hy vọng, đưa ra một số đường hướng để thoát khỏi sự hỗn loạn, và hứa mang lại cho họ một cuộc sống ấm no. Nhiều người coi Giáo hội và giáo huấn luân lý đã lỗi thời, không còn phù hợp với thế giới của thế kỷ XX nữa. Tư duy hiện đại cho phép rằng, Đức Kitô có thể là vua trong đời sống riêng tư cá nhân, nhưng chắc chắn không phải trong cuộc sống công cộng. Những điều này đã hấp dẫn các nhà độc tài mới nổi, họ tìm cách lấy lòng người dân qua việc tìm cách loại trừ Thiên Chúa khỏi cuộc sống hàng ngày.

Do đó, nhiều thể chế ủng hộ việc trục xuất Chúa Giêsu hoàn toàn, không chỉ khỏi xã hội, mà còn khỏi cả gia đình. Khi các quốc gia được hồi sinh, và các chính phủ tái cơ cấu, nền tảng chính sách và luật pháp của họ thường được thiết lập mà không liên quan đến các nguyên tắc Kitô giáo.

Khẳng định vương quyền của Chúa Kitô

Đối diện với trào lưu này, Đức Pio XI nhận ra rằng khi ủng hộ lối sống bị chi phối bởi chủ nghĩa thế tục, lợi thế vật chất, và hy vọng hão huyền do các bạo chúa tạo ra, dân chúng đang dần phủ nhận Chúa Kitô. Đồng thời, ngài cũng xác định bổn phận của mình là phải đương đầu với các thế lực chính trị và kinh tế đang lấn át vương quyền của Chúa Giêsu. Để thực hiện điều này, ngài đã dành riêng triều đại Giáo hoàng của mình cho “Sự bình an của Chúa Kitô trong Vương quốc của Chúa Kitô” (Pax Christi in Regno Christi).

Năm 1925, Đức Pio XI tổ chức Năm thánh trọng thể đánh dấu 1.600 năm Công đồng Nicaea. Được nhóm họp vào năm 325, các nghị phụ của Công đồng đã khẳng định Thiên tính trọn vẹn của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa Con, đồng bản tính với Thiên Chúa Cha. Lời tuyên bố của Công đồng đã trở thành một tín điều mà sau đó được mở rộng thành Kinh tin kính Nicene, mà chúng ta vẫn tuyên xưng trong Thánh lễ Chúa nhật và lễ Trọng.

Trong suốt Năm Thánh, Đức Pio XI không ngừng nhấn mạnh đến Vương quyền của Chúa Kitô như được tuyên xưng trong Kinh tin kính: “Nước Người sẽ không bao giờ cùng”. Cụ thể, chủ đề về Vương quyền của Chúa Kitô liên tục xuất hiện trong việc cử hành lễ Truyền tin, lễ Hiển linh, lễ Biến hình, và lễ Thăng thiên của Giáo hội.

Để nhìn nhận Đức Giêsu Kitô chính là vị vua tối cao duy nhất, Đấng thống trị bằng sự thật và tình yêu đối với mọi người, mọi quốc gia, và mọi tương quan trần thế, vào ngày 11. 12. 1925 khi kết thúc năm Thánh, Đức Pio XI đã ban hành Thông điệp Quas Primas, cho thêm ngày lễ “Chúa Giêsu Kitô Vua của chúng ta” vào Lịch Phụng vụ của Giáo hội.

Theo hướng dẫn của Thông điệp Quas Primas, Lễ Chúa Kitô Vua được cử hành hằng năm vào Chúa nhật cuối cùng của tháng Mười. Với sự chọn lựa này, Lễ Chúa Kitô Vua rơi vào 1 tuần trước lễ Các Thánh, và 4 tuần trước Mùa Vọng như lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu Kitô không chỉ là Vua của thế giới, trị vì giữa các quốc gia mà Người còn là vị Vua vĩnh cửu, được tôn vinh bởi Các Thánh trên thiên quốc, và một ngày nào đó Người sẽ trở lại để phán xét loài người.

Ngoài ra, trong Thông điệp này, Đức Pio XI cũng lưu ý rằng sự hỗn loạn xảy ra không ngừng do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy thế tục (secularism) như một cơn “bệnh dịch xã hội” âm ỉ hủy hoại xã hội loài người. Chủ nghĩa này, về phương diện đức tin, chối bỏ vương quyền Chúa Kitô trên các dân tộc, dần dà xem Kitô giáo như một tôn giáo tự nhiên hoặc chỉ còn là một cảm thức tôn giáo. Về phương diện xã hội, phủ nhận quyền của Giáo hội trong việc giáo dục và hướng dẫn con người đến hạnh phúc vĩnh cửu… Tất cả những điều này khiến nền móng xã hội bị lung lay và có nguy cơ sụp đổ.

Đức Pio XI nhắc nhở các chính phủ quốc gia về việc:

Chúa Kitô, Đấng đã bị loại ra khỏi đời sống công cộng, bị khinh miệt, bị bỏ rơi và bị phớt lờ, sẽ trừng phạt một cách nghiêm khắc nhất đối với những xúc phạm này; vì phẩm giá Vương giả của Người đòi hỏi các quốc gia phải tuân theo các giới răn của Thiên Chúa và các nguyên tắc Kitô giáo, cả trong việc ban hành luật pháp và thực thi công lý, cũng như trong việc cung cấp cho giới trẻ một nền giáo dục đạo đức lành mạnh” (số 32).

Ngày lễ để tận hiến

Đức Pio XI hướng dẫn các tín hữu sử dụng ngày lễ hàng năm này như một dịp để tận hiến, hoặc canh tân sự thánh hiến của họ cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, liên kết việc cử hành ngày lễ với lòng sùng kính Thánh Tâm và Chúa Kitô hằng sống trong Bí tích Thánh Thể. Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tín hữu Công giáo phạt tạ cho chủ nghĩa vô thần lan rộng và được thực hành ở nhiều quốc gia.

Ngoài ra, Thông điệp cũng thúc đẩy tín hữu nhiệt tâm với sứ mạng truyền giáo. Người tín hữu không thể thụ động và nhút nhát nhưng phải ý thức mình là những chiến sĩ và phải lao mình vào cuộc chiến đấu cho vương quyền Chúa Kitô, và “tái lập mọi sự trong Chúa Kitô”. Chính Đức Piô XI là người đã thành lập tổ chức Công giáo tiến hành, nhằm phát triển xã hội dưới ánh sáng cứu độ của Chúa Kitô và giáo huấn của Giáo hội.

Đến năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thực hiện một số bước nhằm nâng cao chứng tá của ngày lễ. Để nhấn mạnh triều đại hoàn vũ của Chúa Kitô, ngài đã đổi tên ngày lễ từ Chúa Giêsu Kitô Vua thành “Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ” (Domini Nostri iesu Christi Universorum Regis). Đồng thời, nhằm làm nổi bật hơn nữa sự liên kết giữa Vương quyền của Chúa Kitô với cuộc giáng lâm lần thứ hai của Người để xét xử thế giới, Đức Phaolô VI đã dời ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vào Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, và nâng lên thành bậc lễ Trọng.

Ngày nay, khi tại nhiều nơi trên thế giới, hòa bình vẫn còn vắng bóng; trật tự xã hội, chính trị và kinh tế luôn bị chao đảo; và dưới nhiều hình thức, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục chối bỏ ánh sáng Tin Mừng. Chúng ta dâng lời tạ ơn khi có cơ hội cử hành Lễ Chúa Kitô Vua— vì hơn bao giờ hết, thế giới ngày nay cần chứng tá của chúng ta về Vương quyền của Chúa Kitô trên mọi thụ tạo.

Vương quyền của Chúa Kitô

Trong Thông điệp Quas Primas, Đức giáo hoàng Pio XI, phân tích rõ:

Sự nổi loạn của các cá nhân và quốc gia chống lại quyền bính của Đức Kitô đã tạo ra những hậu quả đáng trách… mầm mống của sự bất hòa gieo rắc khắp nơi; những thù hận cay đắng và sự kình địch giữa các quốc gia, vẫn luôn gây nhiều cản trở đến sự nghiệp hòa bình. Lòng tham vô độ thường được che giấu dưới lớp vỏ tinh thần đại chúng và lòng yêu nước, và gây ra biết bao mối bất hoà riêng rẽ; Sự ích kỷ mù quáng và thái quá, khiến con người không tìm kiếm điều gì khác ngoài sự thoải mái và lợi ích của bản thân, và đo lường mọi thứ bằng thước đo của sự ích kỷ; Thiếu sự hòa bình trong đất nước, bởi vì người dân lãng quên hoặc bỏ bê nhiệm vụ của mình; Sự hiệp nhất và bền vững của gia đình bị xói mòn; Tóm lại, xã hội, bị lung lay đến tận gốc rễ và đang trên đường hủy diệt. Tuy nhiên, chúng ta hy vọng chắc chắn rằng Lễ Chúa Kitô Vua, mà trong tương lai sẽ được cử hành hàng năm, có thể đẩy nhanh sự trở lại của xã hội với Đấng Cứu độ yêu thương của chúng ta. (số 24)

“Quyền lực” của Chúa Giêsu Kitô

Nhưng “quyền lực” của Chúa Kitô Vua hệ tại ở điều gì? Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong buổi đọc Kinh Truyền tin vào ngày lễ Chúa Kitô Vua, 22. 11. 2009, đã giải thích:

Đó không phải là quyền lực của các vị vua chúa hoặc những người vĩ đại trên trần gian này; Đó là quyền lực thánh thiêng để ban sự sống đời đời, giải thoát khỏi sự dữ, đánh bại ách thống trị của sự chết. Đó là quyền lực của tình yêu có thể lôi kéo điều thiện từ điều ác, có thể làm tan chảy một trái tim chai đá, đem lại hòa bình giữa những xung đột gay gắt nhất và thắp lên hy vọng trong bóng tối dày đặc nhất.

Vương quốc Ân sủng này không bao giờ áp đặt nhưng luôn tôn trọng quyền tự do của chúng ta. Chúa Kitô đến “để làm chứng cho sự thật” (Ga 18, 37), như Người đã tuyên bố với Philatô: ai chấp nhận lời chứng của Người thì phục vụ dưới “ngọn cờ” của Người…. Do đó, mọi lương tâm đều phải đưa ra lựa chọn. Tôi muốn đi theo ai? Thiên Chúa hay ma quỷ? Sự thật hay sự giả dối? Việc chọn Chúa Kitô không đảm bảo thành công theo tiêu chí thế gian, nhưng đảm bảo sự bình an và niềm vui mà chỉ mình Người mới có thể ban cho chúng ta. Qua mọi thời đại, điều này được minh chứng bởi kinh nghiệm của nhiều người nam nữ, những người mà, nhân danh Chúa Kitô, nhân danh sự thật và công lý, đã có thể chống lại những cám dỗ của quyền lực trần thế bằng những chiếc mặt nạ phòng độc khác nhau, đến độ họ đã đóng ấn lòng trung thành của mình bằng sự tử đạo.

Mừng lễ Chúa Kitô Vua, chúng ta được mời gọi để một lần nữa, xác tín rằng:

Dù sống giữa một thế giới 8 tỷ người, với sự bấp bênh trước bao cảnh đau thương của chiến tranh, hận thù, nghèo đói, thiên tai, và thế lực sự dữ tung hoành khắp nơi, chúng ta vẫn vững niềm trông cậy, vì chỉ duy Vua Giêsu,

– một vị Vua không thiết lập triều đại bằng vũ khí, tranh giành nhưng bằng cái chết tự hiến trên thập giá;

– một vị Vua không cai trị bằng vũ lực, nhưng bằng tình yêu thương, phục vụ;

– một vị Vua không có lãnh thổ trên bản đồ thế giới, nhưng nằm sâu trong trái tim con người;

– mới có thể giúp cho con người tìm ra ý nghĩa, lẽ sống của đời mình;

– mới có thể mang lại cho con người sự bình an, tự do, và hạnh phúc đích thực;

– Và mới có thể dẫn dắt con người hoàn tất hành trình dương thế để đạt đến cuộc sống trên Vương quốc vĩnh cửu.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Theo: simplycatholic.com

Nguồn bài viết: hdgmvietnam.com

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Đôi nét về lễ Chúa Kitô Vua

ĐÔI NÉT VỀ LỄ CHÚA KITÔ VUA

D.D. Emmons

WHĐ (18.11.2022) – Vào Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo hội cử hành trọng thể lễ Chúa Kitô Vua. Được thiết lập vào đầu thế kỷ XX, đây là một ngày lễ nhằm tuyên xưng sự thống trị của Chúa Kitô trên mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.

Đâu là bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ Chúa Kitô Vua?

Vào năm 1922, khi Đức Pio XI, vị Giáo hoàng thứ 259 của Giáo hội Rôma được bầu chọn và bắt đầu sứ vụ mục tử hoàn vũ, thì phần lớn thế giới vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn của giai đoạn vừa kết thúc Thế chiến thứ I (1914-1918).

Với bối cảnh chính trị phức tạp khi các chính phủ đang trong sự lũng đoạn kinh tế, thất nghiệp tràn lan và người dân ở nhiều nơi thực sự lâm vào cảnh chết đói. Nên, dù chiến tranh đã kết thúc nhưng sự ổn định trật tự xã hội và chính trị chưa thực sự được vãn hồi. Các cường quốc chiến thắng đã tìm kiếm sự trừng phạt nghiêm khắc và những khoản bồi thường vô lý từ những người Đức bại trận thông qua Hiệp ước Versailles. Vì thế, bầu khí bi quan, cảm giác bất lực, đi kèm với sự thù hận giữa các quốc gia ngày càng rõ nét và gia tăng đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các bạo chúa.

Trước tình cảnh này, dân chúng bám lấy bất cứ ai khơi lên cho họ niềm hy vọng, đưa ra một số đường hướng để thoát khỏi sự hỗn loạn, và hứa mang lại cho họ một cuộc sống ấm no. Nhiều người coi Giáo hội và giáo huấn luân lý đã lỗi thời, không còn phù hợp với thế giới của thế kỷ XX nữa. Tư duy hiện đại cho phép rằng, Đức Kitô có thể là vua trong đời sống riêng tư cá nhân, nhưng chắc chắn không phải trong cuộc sống công cộng. Những điều này đã hấp dẫn các nhà độc tài mới nổi, họ tìm cách lấy lòng người dân qua việc tìm cách loại trừ Thiên Chúa khỏi cuộc sống hàng ngày.

Do đó, nhiều thể chế ủng hộ việc trục xuất Chúa Giêsu hoàn toàn, không chỉ khỏi xã hội, mà còn khỏi cả gia đình. Khi các quốc gia được hồi sinh, và các chính phủ tái cơ cấu, nền tảng chính sách và luật pháp của họ thường được thiết lập mà không liên quan đến các nguyên tắc Kitô giáo.

Khẳng định vương quyền của Chúa Kitô

Đối diện với trào lưu này, Đức Pio XI nhận ra rằng khi ủng hộ lối sống bị chi phối bởi chủ nghĩa thế tục, lợi thế vật chất, và hy vọng hão huyền do các bạo chúa tạo ra, dân chúng đang dần phủ nhận Chúa Kitô. Đồng thời, ngài cũng xác định bổn phận của mình là phải đương đầu với các thế lực chính trị và kinh tế đang lấn át vương quyền của Chúa Giêsu. Để thực hiện điều này, ngài đã dành riêng triều đại Giáo hoàng của mình cho “Sự bình an của Chúa Kitô trong Vương quốc của Chúa Kitô” (Pax Christi in Regno Christi).

Năm 1925, Đức Pio XI tổ chức Năm thánh trọng thể đánh dấu 1.600 năm Công đồng Nicaea. Được nhóm họp vào năm 325, các nghị phụ của Công đồng đã khẳng định Thiên tính trọn vẹn của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa Con, đồng bản tính với Thiên Chúa Cha. Lời tuyên bố của Công đồng đã trở thành một tín điều mà sau đó được mở rộng thành Kinh tin kính Nicene, mà chúng ta vẫn tuyên xưng trong Thánh lễ Chúa nhật và lễ Trọng.

Trong suốt Năm Thánh, Đức Pio XI không ngừng nhấn mạnh đến Vương quyền của Chúa Kitô như được tuyên xưng trong Kinh tin kính: “Nước Người sẽ không bao giờ cùng”. Cụ thể, chủ đề về Vương quyền của Chúa Kitô liên tục xuất hiện trong việc cử hành lễ Truyền tin, lễ Hiển linh, lễ Biến hình, và lễ Thăng thiên của Giáo hội.

Để nhìn nhận Đức Giêsu Kitô chính là vị vua tối cao duy nhất, Đấng thống trị bằng sự thật và tình yêu đối với mọi người, mọi quốc gia, và mọi tương quan trần thế, vào ngày 11. 12. 1925 khi kết thúc năm Thánh, Đức Pio XI đã ban hành Thông điệp Quas Primas, cho thêm ngày lễ “Chúa Giêsu Kitô Vua của chúng ta” vào Lịch Phụng vụ của Giáo hội.

Theo hướng dẫn của Thông điệp Quas Primas, Lễ Chúa Kitô Vua được cử hành hằng năm vào Chúa nhật cuối cùng của tháng Mười. Với sự chọn lựa này, Lễ Chúa Kitô Vua rơi vào 1 tuần trước lễ Các Thánh, và 4 tuần trước Mùa Vọng như lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu Kitô không chỉ là Vua của thế giới, trị vì giữa các quốc gia mà Người còn là vị Vua vĩnh cửu, được tôn vinh bởi Các Thánh trên thiên quốc, và một ngày nào đó Người sẽ trở lại để phán xét loài người.

Ngoài ra, trong Thông điệp này, Đức Pio XI cũng lưu ý rằng sự hỗn loạn xảy ra không ngừng do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy thế tục (secularism) như một cơn “bệnh dịch xã hội” âm ỉ hủy hoại xã hội loài người. Chủ nghĩa này, về phương diện đức tin, chối bỏ vương quyền Chúa Kitô trên các dân tộc, dần dà xem Kitô giáo như một tôn giáo tự nhiên hoặc chỉ còn là một cảm thức tôn giáo. Về phương diện xã hội, phủ nhận quyền của Giáo hội trong việc giáo dục và hướng dẫn con người đến hạnh phúc vĩnh cửu… Tất cả những điều này khiến nền móng xã hội bị lung lay và có nguy cơ sụp đổ.

Đức Pio XI nhắc nhở các chính phủ quốc gia về việc:

Chúa Kitô, Đấng đã bị loại ra khỏi đời sống công cộng, bị khinh miệt, bị bỏ rơi và bị phớt lờ, sẽ trừng phạt một cách nghiêm khắc nhất đối với những xúc phạm này; vì phẩm giá Vương giả của Người đòi hỏi các quốc gia phải tuân theo các giới răn của Thiên Chúa và các nguyên tắc Kitô giáo, cả trong việc ban hành luật pháp và thực thi công lý, cũng như trong việc cung cấp cho giới trẻ một nền giáo dục đạo đức lành mạnh” (số 32).

Ngày lễ để tận hiến

Đức Pio XI hướng dẫn các tín hữu sử dụng ngày lễ hàng năm này như một dịp để tận hiến, hoặc canh tân sự thánh hiến của họ cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, liên kết việc cử hành ngày lễ với lòng sùng kính Thánh Tâm và Chúa Kitô hằng sống trong Bí tích Thánh Thể. Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tín hữu Công giáo phạt tạ cho chủ nghĩa vô thần lan rộng và được thực hành ở nhiều quốc gia.

Ngoài ra, Thông điệp cũng thúc đẩy tín hữu nhiệt tâm với sứ mạng truyền giáo. Người tín hữu không thể thụ động và nhút nhát nhưng phải ý thức mình là những chiến sĩ và phải lao mình vào cuộc chiến đấu cho vương quyền Chúa Kitô, và “tái lập mọi sự trong Chúa Kitô”. Chính Đức Piô XI là người đã thành lập tổ chức Công giáo tiến hành, nhằm phát triển xã hội dưới ánh sáng cứu độ của Chúa Kitô và giáo huấn của Giáo hội.

Đến năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thực hiện một số bước nhằm nâng cao chứng tá của ngày lễ. Để nhấn mạnh triều đại hoàn vũ của Chúa Kitô, ngài đã đổi tên ngày lễ từ Chúa Giêsu Kitô Vua thành “Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ” (Domini Nostri iesu Christi Universorum Regis). Đồng thời, nhằm làm nổi bật hơn nữa sự liên kết giữa Vương quyền của Chúa Kitô với cuộc giáng lâm lần thứ hai của Người để xét xử thế giới, Đức Phaolô VI đã dời ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vào Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, và nâng lên thành bậc lễ Trọng.

Ngày nay, khi tại nhiều nơi trên thế giới, hòa bình vẫn còn vắng bóng; trật tự xã hội, chính trị và kinh tế luôn bị chao đảo; và dưới nhiều hình thức, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục chối bỏ ánh sáng Tin Mừng. Chúng ta dâng lời tạ ơn khi có cơ hội cử hành Lễ Chúa Kitô Vua— vì hơn bao giờ hết, thế giới ngày nay cần chứng tá của chúng ta về Vương quyền của Chúa Kitô trên mọi thụ tạo.

Vương quyền của Chúa Kitô

Trong Thông điệp Quas Primas, Đức giáo hoàng Pio XI, phân tích rõ:

Sự nổi loạn của các cá nhân và quốc gia chống lại quyền bính của Đức Kitô đã tạo ra những hậu quả đáng trách… mầm mống của sự bất hòa gieo rắc khắp nơi; những thù hận cay đắng và sự kình địch giữa các quốc gia, vẫn luôn gây nhiều cản trở đến sự nghiệp hòa bình. Lòng tham vô độ thường được che giấu dưới lớp vỏ tinh thần đại chúng và lòng yêu nước, và gây ra biết bao mối bất hoà riêng rẽ; Sự ích kỷ mù quáng và thái quá, khiến con người không tìm kiếm điều gì khác ngoài sự thoải mái và lợi ích của bản thân, và đo lường mọi thứ bằng thước đo của sự ích kỷ; Thiếu sự hòa bình trong đất nước, bởi vì người dân lãng quên hoặc bỏ bê nhiệm vụ của mình; Sự hiệp nhất và bền vững của gia đình bị xói mòn; Tóm lại, xã hội, bị lung lay đến tận gốc rễ và đang trên đường hủy diệt. Tuy nhiên, chúng ta hy vọng chắc chắn rằng Lễ Chúa Kitô Vua, mà trong tương lai sẽ được cử hành hàng năm, có thể đẩy nhanh sự trở lại của xã hội với Đấng Cứu độ yêu thương của chúng ta. (số 24)

“Quyền lực” của Chúa Giêsu Kitô

Nhưng “quyền lực” của Chúa Kitô Vua hệ tại ở điều gì? Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong buổi đọc Kinh Truyền tin vào ngày lễ Chúa Kitô Vua, 22. 11. 2009, đã giải thích:

Đó không phải là quyền lực của các vị vua chúa hoặc những người vĩ đại trên trần gian này; Đó là quyền lực thánh thiêng để ban sự sống đời đời, giải thoát khỏi sự dữ, đánh bại ách thống trị của sự chết. Đó là quyền lực của tình yêu có thể lôi kéo điều thiện từ điều ác, có thể làm tan chảy một trái tim chai đá, đem lại hòa bình giữa những xung đột gay gắt nhất và thắp lên hy vọng trong bóng tối dày đặc nhất.

Vương quốc Ân sủng này không bao giờ áp đặt nhưng luôn tôn trọng quyền tự do của chúng ta. Chúa Kitô đến “để làm chứng cho sự thật” (Ga 18, 37), như Người đã tuyên bố với Philatô: ai chấp nhận lời chứng của Người thì phục vụ dưới “ngọn cờ” của Người…. Do đó, mọi lương tâm đều phải đưa ra lựa chọn. Tôi muốn đi theo ai? Thiên Chúa hay ma quỷ? Sự thật hay sự giả dối? Việc chọn Chúa Kitô không đảm bảo thành công theo tiêu chí thế gian, nhưng đảm bảo sự bình an và niềm vui mà chỉ mình Người mới có thể ban cho chúng ta. Qua mọi thời đại, điều này được minh chứng bởi kinh nghiệm của nhiều người nam nữ, những người mà, nhân danh Chúa Kitô, nhân danh sự thật và công lý, đã có thể chống lại những cám dỗ của quyền lực trần thế bằng những chiếc mặt nạ phòng độc khác nhau, đến độ họ đã đóng ấn lòng trung thành của mình bằng sự tử đạo.

Mừng lễ Chúa Kitô Vua, chúng ta được mời gọi để một lần nữa, xác tín rằng:

Dù sống giữa một thế giới 8 tỷ người, với sự bấp bênh trước bao cảnh đau thương của chiến tranh, hận thù, nghèo đói, thiên tai, và thế lực sự dữ tung hoành khắp nơi, chúng ta vẫn vững niềm trông cậy, vì chỉ duy Vua Giêsu,

– một vị Vua không thiết lập triều đại bằng vũ khí, tranh giành nhưng bằng cái chết tự hiến trên thập giá;

– một vị Vua không cai trị bằng vũ lực, nhưng bằng tình yêu thương, phục vụ;

– một vị Vua không có lãnh thổ trên bản đồ thế giới, nhưng nằm sâu trong trái tim con người;

– mới có thể giúp cho con người tìm ra ý nghĩa, lẽ sống của đời mình;

– mới có thể mang lại cho con người sự bình an, tự do, và hạnh phúc đích thực;

– Và mới có thể dẫn dắt con người hoàn tất hành trình dương thế để đạt đến cuộc sống trên Vương quốc vĩnh cửu.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Theo: simplycatholic.com

Nguồn bài viết: hdgmvietnam.com

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT