spot_img

Tín Thác (12.11.2022 – Thứ Bảy Tuần 32 TN – Thánh Jôsaphat, Giám mục)

BÀI ĐỌC I (năm II): 3 Ga 5-8

“Vậy chúng ta phải tiếp đãi những người như thế, để chúng ta cũng được cộng tác với những người hoạt động cho chân lý”.

Trích thư thứ ba của Thánh Gioan Tông đồ.

Ông Gai-ô thân mến, xin ông cứ trung tín làm những gì ông đã thi hành cho các anh em, mặc dầu họ là ngoại kiều. Họ đã chứng minh lòng bác ái của ông trước mặt cộng đoàn; ông nên rộng rãi tiễn họ lên đường sao cho xứng đáng với Chúa. Vả chăng, chính vì danh Chúa, họ đã lên đường mà không nhận lãnh gì của dân ngoại. Vậy chúng ta phải tiếp đãi những người như thế, để chúng ta cũng được cộng tác với những người hoạt động cho Chân lý.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 111, 1-2. 3-4. 5-6

Ðáp: Phúc đức thay người tôn sợ Chúa (c. 1a).

Xướng: Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường trong đất nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân.

Xướng: Trong nhà người có tài sản phú quỳ, và lòng quảng đại người còn mãi muôn đời. Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công minh.

Xướng: Phúc đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời.

Tin mừng: Lc 18, 1-8

1 Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2 Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’ 4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.’”

6 Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! 7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi?

8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Khi cầu nguyện, con người phải kiên trì. Thời gian sẽ giúp con người luyện đức cậy trông, bởi vì có hết lòng cậy trông, con người mới đáng Chúa ban ơn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con không có cảm tình với vị thẩm phán trong bài Tin Mừng. Lòng ông ta như gỗ đá mà lại còn ngạo mạn chẳng biết kính sợ ai. Chúa kể một nhân vật như vậy để cho con thấy sức mạnh của sự kiên trì.

Chúa là Cha yêu thương con vô vàn. Chúa thấu hiểu những khó khăn của con hơn chính bản thân con. Chúa chẳng vui gì khi thấy con cái Chúa khổ đau và thiếu thốn. Chúa dạy con kiên trì cầu nguyện để con hết lòng hướng về Chúa và chỉ hướng về Chúa mà thôi. Chúa muốn con xác tín rằng: chỉ có Chúa là chốn con tựa nương. Con hết lòng cậy trông vào Chúa để con đáng được Chúa ban ơn.

Lạy Chúa, Chúa luôn đề cao thái độ trẻ thơ. Trẻ thơ phó thác đáng được Chúa thương. Kiên tâm cầu nguyện là con đang trở thành con thơ trong tay Chúa, Chúa sẽ săn sóc gìn giữ con như người Cha che chở con cái mình.

Lạy Chúa, tuy thế, có nhiều lần con đã nản chí vì xin hoài xin mãi mà dường như Chúa chẳng nghe lời con cầu xin. Nhưng ơn Chúa cho con hiểu rằng có nhiều điều con muốn nhưng lại không tốt cho con. Chúa nhân lành sẽ ban cho con điều tốt nhất mà con không ngờ. Xin Chúa nâng đỡ đức tin yếu kém của con. Xin cho con đừng mất lòng trông cậy nơi Chúa mà vội tin nhảm nhí nơi những thần tượng do trí khôn con người nắn đúc ra.

Con nguyện sẽ là con thơ trong tay Chúa và hết lòng cậy trông tín thác nơi Chúa. Amen.

Ghi nhớ: “Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A.Phân tích (Hạt giống…)

Thánh Luca cho biết rõ ý nghĩa của dụ ngôn này là dạy “các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Dụ ngôn có hai vai:

– bà góa: trong xã hội do thái, các bà góa chịu nhiều thiệt thòi và không ai bênh vực. Bà góa này có lẽ bị người ta ức hiếp nhưng vì không ai bênh vực nên chỉ còn biết chạy đến kêu cứu với thẩm phán.

– thẩm phán: lẽ ra nhiệm vụ của ông là bênh vực những người bị ức hiếp. Nhưng ông thẩm phán này không bênh vực bà góa vì bà chẳng có lợi gì cho ông cả. Dù vậy, nhờ bà cứ kiên trì kêu xin nên cuối cùng ông cũng xử công bình cho bà.

* Bài học: một người bất công như viên thẩm phán mà còn phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa. Huống chi Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ mau chóng bênh vực kẻ kêu xin Ngài cách kiên trì.

Tuy nhiên, có nhiều kẻ không kiên trì nên đã mất lòng tin. Đó là ý nghĩa câu cuối cùng: “Nhưng khi Con Người ngự đến. liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”.

B. Suy niệm (…nẩy mầm)

1. ”Nhiều người có thói quen xưng thú một cách máy móc “Con có chia trí lo ra trong khi đọc kinh xem lễ”. Để việc xưng thú một cách ý thức hơn, có lẽ chúng ta nên nói “Con thiếu tin tưởng và kiên trì trong khi cầu nguyện”… Chúng ta cầu xin, nhưng không tin đủ rằng Thiên Chúa sẽ nhận lời chúng ta” (trích “Mỗi ngày một tin vui”).

2. Chúng ta đã từng kinh nghiệm, có nhiều điều ta cầu xin mãi mà chẳng được như ý. Nhưng đừng vội kết luận rằng: Hễ lần nào xin mà không được như sở thích, là chứng tỏ Chúa không tốt với tôi. Thử suy nghĩ mà xem: – Ai cũng xin trúng số độc đắc (độc đắc: chỉ một người duy nhất trúng) – Đứa trẻ nằng nặc đòi được ở nhà chơi không chịu đi học (thường không được như ý, còn bị thêm roi vọt). – Nước nào đang bị chiến tranh cũng quen cầu xin theo kiểu ‘Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn…’, nhưng ý Chúa quan phòng chưa muốn thế…

3. Việt Nam ta có câu truyện truyền thuyết về ‘ông già Ba Tri’ kiên trì gan góc. Ông lặn lội tới tận triều đình Huế, gõ trống trước cung điện vua để kêu nài, và cuối cùng đã được nhận lời.

4. Beppo Sala là một cậu bé 8 tuổi. Cha mẹ cậu rất nghèo mà phải nuôi tới 6 đứa con. Mẹ cậu lại sắp sinh thêm đứa thứ 7. Tuy còn nhỏ nhưng Beppo cũng biết khi đứa bé sinh ra thì nó phải thiếu thốn như thế nào. Cậu muốn làm một việc gì đó để giúp cha mẹ. Cậu nhịn ăn quà, dùng tiền mua một chiếc bong bóng bay. Cậu viết một bức thư ngắn cột vào bong bóng rồi thả cho bay lên trời. Bức thư viết “Chúa ơi, trong vài tuần nữa mẹ con sẽ sinh em bé. Nhưng gia đình chúng con nghèo quá. Xin Chúa giúp chúng con tìm được một chiếc chăn và vài bộ quần áo cho nó. Đồ cũ thôi cũng được. Con là Beppo Sala, nhà ở Arcorle”. Beppo về nhà hồi hộp chờ đợi. Chờ đã 3 ngày mà chẳng thấy gì cả. Đến ngày thứ tư, một nhân viên bưu điện mang tới nhà Beppo một thùng giấy lớn có ghi rõ “Người nhận: Beppo Sala, Arcorle. Người gởi: Rovingo”. Trong nhà chẳng ai có quen người nào tên Rovingo cả nên bảo nhân viên bưu điện trả về người gởi. Nhưng không có địa chỉ người gởi nên cậu bé đành mở thùng ra coi. Trong thùng toàn là quần áo trẻ con rất sạch và đẹp. Có cả một chiếc chăn nhỏ nữa. Thì ra một người nào đó tên Rovingo đã tình cờ nhặt được chiếc bong bóng và bức thư của cậu bé nên đã thay Chúa gởi quà cho em của cậu.

Nhiều khi Thiên Chúa đáp lời cầu nguyện của chúng ta bằng một cách thức và vào một thời điểm mà chúng ta không ngờ. (Pastor Paterno).

5. Một người đưa tin phóng ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín. Ông gõ cửa nhưng không ai mở cả. Ông biết trong nhà có người vì trước đó ông đã nhìn qua cửa sổ thấy họ. Bởi đó ông nổi cáu vừa la lớn tiếng vừa dùng hết sức mình đập vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 30 lần thì một cái đầu mới thò ra qua một lỗ nhỏ trên cánh cửa, hỏi:

– Ông có muốn vào không ?

– Muốn vào không ư ? Tôi đã kêu cửa muốn khàn cả cổ rồi đây này.

– Xin ông thông cảm. Mỗi ngày rất nhiều đứa bé hàng xóm cứ đến gõ cửa để phá chơi rồi lại chạy trốn. Ban đầu chúng tôi tưởng ông cũng thế. Nhưng khi nghe thấy ông vẫn kiên trì kêu cửa, chúng tôi biết ông muốn vào thật nên mới mở cho ông. (Bruno Hagspiel).

6. “Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ?” (Lc 18,7)

“Khi tạo dựng nên ta Thiên Chúa không cần hỏi ý ta, Người không thể cứu rỗi ta nếu ta không cộng tác với Người”.

Chuyện kể về thánh Vincent Ferrier sau khi gặp các tội nhân cứng lòng, khuyên bảo mấy cũng không chịu trở lại. Ngài đã gia tăng việc ăn chay, hãm mình, cầu nguyện.. Ngài than thở, năn nỉ cùng Chúa ban ơn để cứu các linh hồn ấy khỏi sa hoả ngục.

Nhưng Chúa ơi, được ích gì nếu lời cầu nguyện ấy không có sự cộng tác, đồng ý của đối tượng cần được cứu rỗi ?

Vâng, đã hơn một lần con đặt ra câu hỏi đó, vì nghi ngờ. Con đã đòi hỏi Chúa phải làm cho con điều này, thực hiện cho con điều nọ… Và con thất vọng khi không đạt được điều con muốn.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin cho con biết nhặt lên những mảnh vụn của mọi biến cố, mọi rủi ro, thất vọng mà trao lại cho Chúa Giêsu trong niềm tin, niềm xác tín, để con được cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong suốt cuộc đời con. (Hosanna)

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Phải kiên nhẫn cầu xin (Lc 10,1-8)

  1. Nhân nói về ngày Chúa sẽ trở lại thế gian và các thử thách mà các Tông đồ và các tín hữu sẽ gặp, Đức Giêsu dạy các môn đệ phải cầu nguyện để được Thiên Chúa phù hộ cho. Ngài đã dùng dụ ngôn quan tòa bất nhân và người đàn bà góa, để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn không được nản chí. Một người bất nhân như viên thẩm phán mà còn phải chịu thua lòng kiên trì của bà goá. Huống chi Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ mau chóng bênh vực kẻ kêu xin Ngài cách kiên trì.
  2. Người ta thường nói: “Hữu chí cánh thành”: có chí thì nên. Kinh nghiệm trường đời cho chúng ta thấy muốn thành công, bất cứ ai, bất cứ công việc gì cũng đòi phải có ý chí, lòng kiên nhẫn bền tâm để vượt qua khó khăn. Chúng ta thấy thanh niên hay hát một bài rất có ý nghĩa:

Không có việc gì khó,

                                                Chỉ sợ lòng khôn bền,

                                                Đào núi và lấp biển,

                                                Quyết chí cũng làm nên.

Kinh nghiệm này không những đúng cho đời sống vật chất và tinh thần, nhưng còn đúng cho đời sống tâm linh nữa. Chúa là Cha nhân từ thương xót sẽ nghe lời con cái kêu xin.

  1. Qua dụ ngôn này, không phải Đức Giêsu dạy chúng ta cứ mãi mãi nài ép buộc Chúa cực chẳng đã, đành ban cho chúng ta điều chúng ta muốn. Nhưng nhắm tới một sự kiên trì cầu nguyện. Bởi vì cầu nguyện phải cần đến niềm tin và hy vọng, và niềm tin cần đến sự thử thách và niềm hy vọng cần đến sự vững vàng kiên nhẫn. Thiên Chúa là Cha hiểu thấu chúng ta cần gì và điều gì tốt cho chúng ta. Người sẵn sàng ban những ân huệ cần thiết, nhưng Người cần sự khao khát, phó thác và tâm tình của một người con thân thưa với Người. Khấn cầu liên lỉ liên kết con người với Thiên Chúa cách khăng khít hơn, khiến con người phải ý thức hơn về tình trạng bất lực của riêng mình, nhận rõ hơn việc phải hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa.
  2. Khi cầu nguyện phải có đức tin. Đức tin cho chúng ta một bảo đảm: Thiên Chúa là người cha nhân hậu, nhưng Người chỉ ban những điều tốt lành thật sự mang lại hạnh phúc đích thực. Lắm khi chúng ta xin những điều không tốt lành thực sự, những hạnh phúc không bền vững, và lúc đó, Thiên Chúa có quyền đáp ứng điều chúng ta xin theo cách Người muốn và theo cách tốt nhất cho chúng ta. Thiên Chúa ban điều tốt lành hơn chúng ta mong đợi. Giống như trường hợp đứa bé đòi uống nước ngọt có ga, nhưng mẹ lại cho uống sữa, vì bà biết sữa sẽ tốt hơn cho sức khoẻ, còn nước ngọt dễ làm bé đau bụng, dù sữa không làm cho bé khoái khẩu. Cũng thế, Thiên Chúa ban cho ta điều tốt cho ta, dù trước mắt chúng ta cảm thấy không thỏa mãn (Hiền Lâm).
  3. Viên quan toà trong dụ ngôn có thể là một viên chức ăn lương của Hêrôđê hoặc Philatô, vốn khét tiếng là “bất chính”, dám tự nhận mình “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì”. Ngược lại, người đàn bà kia đã goá bụa lại nghèo túng, bị người ta thưa kiện mà không có gì để tự bênh vực, bảo vệ. Thế nhưng đã có một võ khí mà viên quan toà ấy cũng phải sợ: đó là sự kiên trì dai dẳng đến mức lì lợm khiến ông ta phải đáp ứng để khỏi bị quấy rầy. Bằng biện pháp tương phản, Đức Giêsu đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục về hiệu quả của việc kiên tâm cầu nguyện: Nếu một người xấu như thế còn chịu thua lời van xin, thì Thiên Chúa quyền năng và nhân hậu vô cùng còn ban cho ta dồi dào hơn điều ta cầu xin biết chừng nào ? (5 phút Lời Chúa)
  4. Qua bài Tin mừng hôm nay chúng ta phải hiểu rằng đôi lúc Chúa trì hoãn, và việc trì hoãn đáp ứng lời cầu xin của chúng ta cũng có lý do mà chỉ Ngài biết. Chúng ta không nên tìm kiếm hiệu quả tức thì. Chúa sẽ đáp lời chúng ta lúc nào và cách thức nào có lợi nhất cho chúng ta, theo như thánh ý nhiệm mầu của Ngài. Thời gian Chúa nhận lời có lẽ sẽ lâu hơn chúng ta tưởng, cách thức Ngài ban ơn có thể sẽ khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng là lúc thích hợp nhất cho linh hồn chúng ta, bao giờ cũng là cách hữu hiệu nhất cho hạnh phúc vĩnh cửu cho con người.
  5. Truyện: Ông có muốn vào không ?

Một người đưa tin phóng ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín. Ông gõ cửa nhưng không ai mở cả. Ông biết trong nhà có người, vì trước đó ông đã nhìn qua cửa sổ thấy họ. Bởi đó ông nổi cáu vừa la lớn tiếng vừa dùng hết sức mình đập vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 30 lần thì một cái đầu mới thò ra qua một lỗ nhỏ trên cánh cửa, hỏi:

– Ông có muốn vào không ?

– Muốn vào không ư ? Tôi đã kêu cửa muốn khản cả cổ rồi đây này.

– Xin ông thông cảm. Mỗi ngày rất nhiều đứa bé hàng xóm cứ đến gõ cửa để phá chơi rồi lại chạy trốn. Ban đầu chúng tôi tưởng ông cũng thế. Nhưng khi nghe ông vẫn kiên trì kêu cửa, chúng tôi biết ông muốn vào thật nên mới mở cửa cho ông (Bruno Hagspiel).

4. Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu Chuyện

Nhắc đến cuộc đời của cha Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, người ta không thể quên câu chuyện người nông dân xứ Ars cầu nguyện:

Mỗi ngày trước khi ra đồng, anh đều ghé vào nhà thờ cầu nguyện giây lát rồi mới ra đồng. Khi trở về, anh cũng ghé vào nhà thờ để cầu nguyện như vậy. Trong xứ ai ai cũng nể và kính phục về sự chuyên cần lao động và cầu nguyện của anh. Nhưng người ta không biết anh nói gì trong lời cầu nguyện của mình.

Một hôm có người hỏi: “Ngày ngày ông ghé vào nhà thờ mấy lần để làm gì thế ?”

Anh nông dân trả lời: “Tôi nói chuyện với Chúa và Chúa bàn chuyện với tôi”.

Suy niệm

Thiên Chúa là Cha ở trên trời luôn hướng về chúng ta, lắng nghe và chia sẻ. Vì thế, hãy đến với Ngài qua những tâm sự, sẻ chia được gói ghém trong tâm tình phó thác, tin tưởng và kiên trì như Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ và cho chính chúng ta, Ngài đã minh họa bằng một dụ ngôn về ông quan tòa khó tính, chẳng kính sợ Thiên Chúa và cũng chẳng coi ai ra gì nhưng vì sợ bị quấy rầy bởi sự kiên trì kêu cứu của bà góa mà xử công minh cho bà.

Sự kiên trì trong lời cầu của bà đã đem lại kết quả như mong muốn. Đức Giêsu đúc kết dụ ngôn khi lý luận với môn đệ: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ”. Ngài là Cha, một người Cha nhân ái lại không đoái hoài đến tình trạng của con mình sao ?

Chính vì thế, hãy kiên nhẫn trong lời cầu. Ngay cả những lúc cam go nhất của cuộc đời như dân Chúa đứng trước cuộc chiến đấu sinh tồn với dân Amalech, Thiên Chúa luôn hiện diện và sát cánh, Ngài sẽ chiến đấu cùng chúng ta để con người được những gì tốt nhất cho cuộc đời mình. Bạn và tôi hãy vững tin dù những lúc thử thách nhất, thử thách đó chẳng phải là “hòn đá”, “rắn rết” hay “bọ cạp” mà trong chúng ta cứ nghĩ là của Chúa gửi cho mình khi chúng ta đã cầu nguyện hết mình mà vẫn cứ khó khăn khổ đau (x. Lc 11,11-12). Hãy kiên vững trong lời cầu thì Ngài sẽ hiện diện và cùng chúng ta vượt qua đồi Canvê mà tiến tới Phục sinh cùng với Đức Giêsu.

Hãy kiên trì và luôn trông cậy vào Cha trên trời như người láng giềng xin bánh giữa đêm khuya để tiếp khách (x. Lc 11,5-8). Như ông quan tòa không vì lòng kính sợ ai nhưng vì bị phiền lòng nên làm toại nguyện bà góa, chủ nhà cũng không vì lòng nhân nhưng vì bị quấy rầy nên phải thức dậy mà cho bánh anh láng giềng. Cha chúng ta, Ngài không phải là ông quan tòa khó chịu, cũng không phải là người chủ nhà khó ưa, Ngài là cha nhân từ không để chúng ta thiếu thốn kia mà. Cho nên, Chúa Giêsu đã khẳng định: “Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9-10).

Theo gương Thầy Chí Thánh giáo huấn, thánh Phaolô khuyên chúng ta: Phải cầu nguyện luôn đừng nhàm chán (x. Rm 1,10; 12,12; Ep 6,18…). Qua lời cầu nguyện, tôi và bạn sống thân mật với “Thiên Chúa thành tín, chậm bất bình và giàu lòng thương xót” (x. Xh 34,6). Nhờ cầu nguyện trong đời thường, chúng ta là những người con, người môn đệ mới có sức gắn bó với Thầy mình vác thập giá cuộc đời, thập giá mà Thiên Chúa dành cho mình vác (x. Lc 14,25-27), và diệu kỳ hơn nữa là ta sẽ cảm nghiệm được chính Ngài đang cùng vác với chúng ta.

Cầu nguyện là nhựa sống của tâm hồn, tôi ý thức và tôi chuyên cần, kiên trì trong lời cầu mỗi ngày bằng những tâm tình đơn sơ như những tâm sự với cha mình.

Ý lực sống

“Xin đáp lời con, lạy Chúa xin đáp lời con…” (1V 18,37).

Nguồn: tgpsaigon.net

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Tín Thác (12.11.2022 – Thứ Bảy Tuần 32 TN – Thánh Jôsaphat, Giám mục)

BÀI ĐỌC I (năm II): 3 Ga 5-8

“Vậy chúng ta phải tiếp đãi những người như thế, để chúng ta cũng được cộng tác với những người hoạt động cho chân lý”.

Trích thư thứ ba của Thánh Gioan Tông đồ.

Ông Gai-ô thân mến, xin ông cứ trung tín làm những gì ông đã thi hành cho các anh em, mặc dầu họ là ngoại kiều. Họ đã chứng minh lòng bác ái của ông trước mặt cộng đoàn; ông nên rộng rãi tiễn họ lên đường sao cho xứng đáng với Chúa. Vả chăng, chính vì danh Chúa, họ đã lên đường mà không nhận lãnh gì của dân ngoại. Vậy chúng ta phải tiếp đãi những người như thế, để chúng ta cũng được cộng tác với những người hoạt động cho Chân lý.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 111, 1-2. 3-4. 5-6

Ðáp: Phúc đức thay người tôn sợ Chúa (c. 1a).

Xướng: Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường trong đất nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân.

Xướng: Trong nhà người có tài sản phú quỳ, và lòng quảng đại người còn mãi muôn đời. Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công minh.

Xướng: Phúc đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời.

Tin mừng: Lc 18, 1-8

1 Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2 Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’ 4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.’”

6 Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! 7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi?

8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Khi cầu nguyện, con người phải kiên trì. Thời gian sẽ giúp con người luyện đức cậy trông, bởi vì có hết lòng cậy trông, con người mới đáng Chúa ban ơn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con không có cảm tình với vị thẩm phán trong bài Tin Mừng. Lòng ông ta như gỗ đá mà lại còn ngạo mạn chẳng biết kính sợ ai. Chúa kể một nhân vật như vậy để cho con thấy sức mạnh của sự kiên trì.

Chúa là Cha yêu thương con vô vàn. Chúa thấu hiểu những khó khăn của con hơn chính bản thân con. Chúa chẳng vui gì khi thấy con cái Chúa khổ đau và thiếu thốn. Chúa dạy con kiên trì cầu nguyện để con hết lòng hướng về Chúa và chỉ hướng về Chúa mà thôi. Chúa muốn con xác tín rằng: chỉ có Chúa là chốn con tựa nương. Con hết lòng cậy trông vào Chúa để con đáng được Chúa ban ơn.

Lạy Chúa, Chúa luôn đề cao thái độ trẻ thơ. Trẻ thơ phó thác đáng được Chúa thương. Kiên tâm cầu nguyện là con đang trở thành con thơ trong tay Chúa, Chúa sẽ săn sóc gìn giữ con như người Cha che chở con cái mình.

Lạy Chúa, tuy thế, có nhiều lần con đã nản chí vì xin hoài xin mãi mà dường như Chúa chẳng nghe lời con cầu xin. Nhưng ơn Chúa cho con hiểu rằng có nhiều điều con muốn nhưng lại không tốt cho con. Chúa nhân lành sẽ ban cho con điều tốt nhất mà con không ngờ. Xin Chúa nâng đỡ đức tin yếu kém của con. Xin cho con đừng mất lòng trông cậy nơi Chúa mà vội tin nhảm nhí nơi những thần tượng do trí khôn con người nắn đúc ra.

Con nguyện sẽ là con thơ trong tay Chúa và hết lòng cậy trông tín thác nơi Chúa. Amen.

Ghi nhớ: “Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A.Phân tích (Hạt giống…)

Thánh Luca cho biết rõ ý nghĩa của dụ ngôn này là dạy “các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Dụ ngôn có hai vai:

– bà góa: trong xã hội do thái, các bà góa chịu nhiều thiệt thòi và không ai bênh vực. Bà góa này có lẽ bị người ta ức hiếp nhưng vì không ai bênh vực nên chỉ còn biết chạy đến kêu cứu với thẩm phán.

– thẩm phán: lẽ ra nhiệm vụ của ông là bênh vực những người bị ức hiếp. Nhưng ông thẩm phán này không bênh vực bà góa vì bà chẳng có lợi gì cho ông cả. Dù vậy, nhờ bà cứ kiên trì kêu xin nên cuối cùng ông cũng xử công bình cho bà.

* Bài học: một người bất công như viên thẩm phán mà còn phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa. Huống chi Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ mau chóng bênh vực kẻ kêu xin Ngài cách kiên trì.

Tuy nhiên, có nhiều kẻ không kiên trì nên đã mất lòng tin. Đó là ý nghĩa câu cuối cùng: “Nhưng khi Con Người ngự đến. liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”.

B. Suy niệm (…nẩy mầm)

1. ”Nhiều người có thói quen xưng thú một cách máy móc “Con có chia trí lo ra trong khi đọc kinh xem lễ”. Để việc xưng thú một cách ý thức hơn, có lẽ chúng ta nên nói “Con thiếu tin tưởng và kiên trì trong khi cầu nguyện”… Chúng ta cầu xin, nhưng không tin đủ rằng Thiên Chúa sẽ nhận lời chúng ta” (trích “Mỗi ngày một tin vui”).

2. Chúng ta đã từng kinh nghiệm, có nhiều điều ta cầu xin mãi mà chẳng được như ý. Nhưng đừng vội kết luận rằng: Hễ lần nào xin mà không được như sở thích, là chứng tỏ Chúa không tốt với tôi. Thử suy nghĩ mà xem: – Ai cũng xin trúng số độc đắc (độc đắc: chỉ một người duy nhất trúng) – Đứa trẻ nằng nặc đòi được ở nhà chơi không chịu đi học (thường không được như ý, còn bị thêm roi vọt). – Nước nào đang bị chiến tranh cũng quen cầu xin theo kiểu ‘Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn…’, nhưng ý Chúa quan phòng chưa muốn thế…

3. Việt Nam ta có câu truyện truyền thuyết về ‘ông già Ba Tri’ kiên trì gan góc. Ông lặn lội tới tận triều đình Huế, gõ trống trước cung điện vua để kêu nài, và cuối cùng đã được nhận lời.

4. Beppo Sala là một cậu bé 8 tuổi. Cha mẹ cậu rất nghèo mà phải nuôi tới 6 đứa con. Mẹ cậu lại sắp sinh thêm đứa thứ 7. Tuy còn nhỏ nhưng Beppo cũng biết khi đứa bé sinh ra thì nó phải thiếu thốn như thế nào. Cậu muốn làm một việc gì đó để giúp cha mẹ. Cậu nhịn ăn quà, dùng tiền mua một chiếc bong bóng bay. Cậu viết một bức thư ngắn cột vào bong bóng rồi thả cho bay lên trời. Bức thư viết “Chúa ơi, trong vài tuần nữa mẹ con sẽ sinh em bé. Nhưng gia đình chúng con nghèo quá. Xin Chúa giúp chúng con tìm được một chiếc chăn và vài bộ quần áo cho nó. Đồ cũ thôi cũng được. Con là Beppo Sala, nhà ở Arcorle”. Beppo về nhà hồi hộp chờ đợi. Chờ đã 3 ngày mà chẳng thấy gì cả. Đến ngày thứ tư, một nhân viên bưu điện mang tới nhà Beppo một thùng giấy lớn có ghi rõ “Người nhận: Beppo Sala, Arcorle. Người gởi: Rovingo”. Trong nhà chẳng ai có quen người nào tên Rovingo cả nên bảo nhân viên bưu điện trả về người gởi. Nhưng không có địa chỉ người gởi nên cậu bé đành mở thùng ra coi. Trong thùng toàn là quần áo trẻ con rất sạch và đẹp. Có cả một chiếc chăn nhỏ nữa. Thì ra một người nào đó tên Rovingo đã tình cờ nhặt được chiếc bong bóng và bức thư của cậu bé nên đã thay Chúa gởi quà cho em của cậu.

Nhiều khi Thiên Chúa đáp lời cầu nguyện của chúng ta bằng một cách thức và vào một thời điểm mà chúng ta không ngờ. (Pastor Paterno).

5. Một người đưa tin phóng ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín. Ông gõ cửa nhưng không ai mở cả. Ông biết trong nhà có người vì trước đó ông đã nhìn qua cửa sổ thấy họ. Bởi đó ông nổi cáu vừa la lớn tiếng vừa dùng hết sức mình đập vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 30 lần thì một cái đầu mới thò ra qua một lỗ nhỏ trên cánh cửa, hỏi:

– Ông có muốn vào không ?

– Muốn vào không ư ? Tôi đã kêu cửa muốn khàn cả cổ rồi đây này.

– Xin ông thông cảm. Mỗi ngày rất nhiều đứa bé hàng xóm cứ đến gõ cửa để phá chơi rồi lại chạy trốn. Ban đầu chúng tôi tưởng ông cũng thế. Nhưng khi nghe thấy ông vẫn kiên trì kêu cửa, chúng tôi biết ông muốn vào thật nên mới mở cho ông. (Bruno Hagspiel).

6. “Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ?” (Lc 18,7)

“Khi tạo dựng nên ta Thiên Chúa không cần hỏi ý ta, Người không thể cứu rỗi ta nếu ta không cộng tác với Người”.

Chuyện kể về thánh Vincent Ferrier sau khi gặp các tội nhân cứng lòng, khuyên bảo mấy cũng không chịu trở lại. Ngài đã gia tăng việc ăn chay, hãm mình, cầu nguyện.. Ngài than thở, năn nỉ cùng Chúa ban ơn để cứu các linh hồn ấy khỏi sa hoả ngục.

Nhưng Chúa ơi, được ích gì nếu lời cầu nguyện ấy không có sự cộng tác, đồng ý của đối tượng cần được cứu rỗi ?

Vâng, đã hơn một lần con đặt ra câu hỏi đó, vì nghi ngờ. Con đã đòi hỏi Chúa phải làm cho con điều này, thực hiện cho con điều nọ… Và con thất vọng khi không đạt được điều con muốn.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin cho con biết nhặt lên những mảnh vụn của mọi biến cố, mọi rủi ro, thất vọng mà trao lại cho Chúa Giêsu trong niềm tin, niềm xác tín, để con được cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong suốt cuộc đời con. (Hosanna)

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Phải kiên nhẫn cầu xin (Lc 10,1-8)

  1. Nhân nói về ngày Chúa sẽ trở lại thế gian và các thử thách mà các Tông đồ và các tín hữu sẽ gặp, Đức Giêsu dạy các môn đệ phải cầu nguyện để được Thiên Chúa phù hộ cho. Ngài đã dùng dụ ngôn quan tòa bất nhân và người đàn bà góa, để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn không được nản chí. Một người bất nhân như viên thẩm phán mà còn phải chịu thua lòng kiên trì của bà goá. Huống chi Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ mau chóng bênh vực kẻ kêu xin Ngài cách kiên trì.
  2. Người ta thường nói: “Hữu chí cánh thành”: có chí thì nên. Kinh nghiệm trường đời cho chúng ta thấy muốn thành công, bất cứ ai, bất cứ công việc gì cũng đòi phải có ý chí, lòng kiên nhẫn bền tâm để vượt qua khó khăn. Chúng ta thấy thanh niên hay hát một bài rất có ý nghĩa:

Không có việc gì khó,

                                                Chỉ sợ lòng khôn bền,

                                                Đào núi và lấp biển,

                                                Quyết chí cũng làm nên.

Kinh nghiệm này không những đúng cho đời sống vật chất và tinh thần, nhưng còn đúng cho đời sống tâm linh nữa. Chúa là Cha nhân từ thương xót sẽ nghe lời con cái kêu xin.

  1. Qua dụ ngôn này, không phải Đức Giêsu dạy chúng ta cứ mãi mãi nài ép buộc Chúa cực chẳng đã, đành ban cho chúng ta điều chúng ta muốn. Nhưng nhắm tới một sự kiên trì cầu nguyện. Bởi vì cầu nguyện phải cần đến niềm tin và hy vọng, và niềm tin cần đến sự thử thách và niềm hy vọng cần đến sự vững vàng kiên nhẫn. Thiên Chúa là Cha hiểu thấu chúng ta cần gì và điều gì tốt cho chúng ta. Người sẵn sàng ban những ân huệ cần thiết, nhưng Người cần sự khao khát, phó thác và tâm tình của một người con thân thưa với Người. Khấn cầu liên lỉ liên kết con người với Thiên Chúa cách khăng khít hơn, khiến con người phải ý thức hơn về tình trạng bất lực của riêng mình, nhận rõ hơn việc phải hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa.
  2. Khi cầu nguyện phải có đức tin. Đức tin cho chúng ta một bảo đảm: Thiên Chúa là người cha nhân hậu, nhưng Người chỉ ban những điều tốt lành thật sự mang lại hạnh phúc đích thực. Lắm khi chúng ta xin những điều không tốt lành thực sự, những hạnh phúc không bền vững, và lúc đó, Thiên Chúa có quyền đáp ứng điều chúng ta xin theo cách Người muốn và theo cách tốt nhất cho chúng ta. Thiên Chúa ban điều tốt lành hơn chúng ta mong đợi. Giống như trường hợp đứa bé đòi uống nước ngọt có ga, nhưng mẹ lại cho uống sữa, vì bà biết sữa sẽ tốt hơn cho sức khoẻ, còn nước ngọt dễ làm bé đau bụng, dù sữa không làm cho bé khoái khẩu. Cũng thế, Thiên Chúa ban cho ta điều tốt cho ta, dù trước mắt chúng ta cảm thấy không thỏa mãn (Hiền Lâm).
  3. Viên quan toà trong dụ ngôn có thể là một viên chức ăn lương của Hêrôđê hoặc Philatô, vốn khét tiếng là “bất chính”, dám tự nhận mình “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì”. Ngược lại, người đàn bà kia đã goá bụa lại nghèo túng, bị người ta thưa kiện mà không có gì để tự bênh vực, bảo vệ. Thế nhưng đã có một võ khí mà viên quan toà ấy cũng phải sợ: đó là sự kiên trì dai dẳng đến mức lì lợm khiến ông ta phải đáp ứng để khỏi bị quấy rầy. Bằng biện pháp tương phản, Đức Giêsu đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục về hiệu quả của việc kiên tâm cầu nguyện: Nếu một người xấu như thế còn chịu thua lời van xin, thì Thiên Chúa quyền năng và nhân hậu vô cùng còn ban cho ta dồi dào hơn điều ta cầu xin biết chừng nào ? (5 phút Lời Chúa)
  4. Qua bài Tin mừng hôm nay chúng ta phải hiểu rằng đôi lúc Chúa trì hoãn, và việc trì hoãn đáp ứng lời cầu xin của chúng ta cũng có lý do mà chỉ Ngài biết. Chúng ta không nên tìm kiếm hiệu quả tức thì. Chúa sẽ đáp lời chúng ta lúc nào và cách thức nào có lợi nhất cho chúng ta, theo như thánh ý nhiệm mầu của Ngài. Thời gian Chúa nhận lời có lẽ sẽ lâu hơn chúng ta tưởng, cách thức Ngài ban ơn có thể sẽ khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng là lúc thích hợp nhất cho linh hồn chúng ta, bao giờ cũng là cách hữu hiệu nhất cho hạnh phúc vĩnh cửu cho con người.
  5. Truyện: Ông có muốn vào không ?

Một người đưa tin phóng ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín. Ông gõ cửa nhưng không ai mở cả. Ông biết trong nhà có người, vì trước đó ông đã nhìn qua cửa sổ thấy họ. Bởi đó ông nổi cáu vừa la lớn tiếng vừa dùng hết sức mình đập vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 30 lần thì một cái đầu mới thò ra qua một lỗ nhỏ trên cánh cửa, hỏi:

– Ông có muốn vào không ?

– Muốn vào không ư ? Tôi đã kêu cửa muốn khản cả cổ rồi đây này.

– Xin ông thông cảm. Mỗi ngày rất nhiều đứa bé hàng xóm cứ đến gõ cửa để phá chơi rồi lại chạy trốn. Ban đầu chúng tôi tưởng ông cũng thế. Nhưng khi nghe ông vẫn kiên trì kêu cửa, chúng tôi biết ông muốn vào thật nên mới mở cửa cho ông (Bruno Hagspiel).

4. Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu Chuyện

Nhắc đến cuộc đời của cha Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, người ta không thể quên câu chuyện người nông dân xứ Ars cầu nguyện:

Mỗi ngày trước khi ra đồng, anh đều ghé vào nhà thờ cầu nguyện giây lát rồi mới ra đồng. Khi trở về, anh cũng ghé vào nhà thờ để cầu nguyện như vậy. Trong xứ ai ai cũng nể và kính phục về sự chuyên cần lao động và cầu nguyện của anh. Nhưng người ta không biết anh nói gì trong lời cầu nguyện của mình.

Một hôm có người hỏi: “Ngày ngày ông ghé vào nhà thờ mấy lần để làm gì thế ?”

Anh nông dân trả lời: “Tôi nói chuyện với Chúa và Chúa bàn chuyện với tôi”.

Suy niệm

Thiên Chúa là Cha ở trên trời luôn hướng về chúng ta, lắng nghe và chia sẻ. Vì thế, hãy đến với Ngài qua những tâm sự, sẻ chia được gói ghém trong tâm tình phó thác, tin tưởng và kiên trì như Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ và cho chính chúng ta, Ngài đã minh họa bằng một dụ ngôn về ông quan tòa khó tính, chẳng kính sợ Thiên Chúa và cũng chẳng coi ai ra gì nhưng vì sợ bị quấy rầy bởi sự kiên trì kêu cứu của bà góa mà xử công minh cho bà.

Sự kiên trì trong lời cầu của bà đã đem lại kết quả như mong muốn. Đức Giêsu đúc kết dụ ngôn khi lý luận với môn đệ: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ”. Ngài là Cha, một người Cha nhân ái lại không đoái hoài đến tình trạng của con mình sao ?

Chính vì thế, hãy kiên nhẫn trong lời cầu. Ngay cả những lúc cam go nhất của cuộc đời như dân Chúa đứng trước cuộc chiến đấu sinh tồn với dân Amalech, Thiên Chúa luôn hiện diện và sát cánh, Ngài sẽ chiến đấu cùng chúng ta để con người được những gì tốt nhất cho cuộc đời mình. Bạn và tôi hãy vững tin dù những lúc thử thách nhất, thử thách đó chẳng phải là “hòn đá”, “rắn rết” hay “bọ cạp” mà trong chúng ta cứ nghĩ là của Chúa gửi cho mình khi chúng ta đã cầu nguyện hết mình mà vẫn cứ khó khăn khổ đau (x. Lc 11,11-12). Hãy kiên vững trong lời cầu thì Ngài sẽ hiện diện và cùng chúng ta vượt qua đồi Canvê mà tiến tới Phục sinh cùng với Đức Giêsu.

Hãy kiên trì và luôn trông cậy vào Cha trên trời như người láng giềng xin bánh giữa đêm khuya để tiếp khách (x. Lc 11,5-8). Như ông quan tòa không vì lòng kính sợ ai nhưng vì bị phiền lòng nên làm toại nguyện bà góa, chủ nhà cũng không vì lòng nhân nhưng vì bị quấy rầy nên phải thức dậy mà cho bánh anh láng giềng. Cha chúng ta, Ngài không phải là ông quan tòa khó chịu, cũng không phải là người chủ nhà khó ưa, Ngài là cha nhân từ không để chúng ta thiếu thốn kia mà. Cho nên, Chúa Giêsu đã khẳng định: “Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9-10).

Theo gương Thầy Chí Thánh giáo huấn, thánh Phaolô khuyên chúng ta: Phải cầu nguyện luôn đừng nhàm chán (x. Rm 1,10; 12,12; Ep 6,18…). Qua lời cầu nguyện, tôi và bạn sống thân mật với “Thiên Chúa thành tín, chậm bất bình và giàu lòng thương xót” (x. Xh 34,6). Nhờ cầu nguyện trong đời thường, chúng ta là những người con, người môn đệ mới có sức gắn bó với Thầy mình vác thập giá cuộc đời, thập giá mà Thiên Chúa dành cho mình vác (x. Lc 14,25-27), và diệu kỳ hơn nữa là ta sẽ cảm nghiệm được chính Ngài đang cùng vác với chúng ta.

Cầu nguyện là nhựa sống của tâm hồn, tôi ý thức và tôi chuyên cần, kiên trì trong lời cầu mỗi ngày bằng những tâm tình đơn sơ như những tâm sự với cha mình.

Ý lực sống

“Xin đáp lời con, lạy Chúa xin đáp lời con…” (1V 18,37).

Nguồn: tgpsaigon.net

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT