spot_img

Lịch Phụng vụ từ ngày 27.11.2022 đến 04.12.2022

LỊCH PHỤNG VỤ

từ ngày 27.11.2022 đến 04.12.2022

Năm Phụng vụ 2022 – 2023
BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT :     NĂM A
NGÀY TRONG TUẦN    :     NĂM LẺ (I)

“Mẹ thánh Giáo hội luôn ý thức về bổn phận phải thực hành việc tưởng niệm để cử hành công trình cứu chuộc của Đấng Phu Quân chí thánh vào những ngày được ấn định trong năm. Mỗi tuần, vào ngày được gọi là Chúa nhật, Giáo hội tưởng nhớ việc Chúa Phục sinh, và mỗi năm một lần, Giáo hội lại long trọng cử hành mầu nhiệm ấy vào dịp lễ Chúa Phục sinh, cùng với cuộc Thương Khó hồng phúc của Người.

Giáo hội trình bày toàn thể mầu nhiệm Chúa Kitô trong chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, đến Thăng Thiên, Hiện Xuống, cũng như sự mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày Chúa quang lâm.

Khi cử hành các mầu nhiệm cứu độ, Giáo hội rộng mở cho các tín hữu kho tàng quyền năng và công nghiệp của Chúa, nhờ đó những mầu nhiệm này có thể nói là được hiện tại hóa qua mọi thời đại, các tín hữu được tiếp xúc với các mầu nhiệm và được đầy tràn ơn cứu rỗi” (PV 102).

“Vào nhiều thời điểm trong năm, Giáo hội dùng các phương thức truyền thống để kiện toàn việc đào tạo các tín hữu, bằng những thực hành đạo đức trong tâm hồn cũng như nơi thân xác, bằng lời giảng dạy, cầu nguyện, bằng thái độ sám hối và thực thi lòng thường xót” (PV 105).

“Trong chu kỳ năm Phụng vụ, Hội thánh tưởng niệm toàn bộ mầu nhiệm Chúa Kitô, từ Nhập Thể cho đến Hiện Xuống và sự trông đợi Chúa ngự đến” (AC 17).

“Phải liệu sao cho các tín hữu lưu tâm trước hết đến việc giữ các lễ về Chúa và các mùa trong năm Phụng vụ, với tinh thần đạo đức, để những gì họ cử hành và tuyên xưng ngoài môi miệng trong các lễ và mùa phụng vụ đó, thì họ tin trong lòng, và những gì họ tin trong lòng thì họ lại đem ra thực hành trong nếp sống cá nhân cũng như xã hội” (CE 232).

Lưu ý

Năm Phụng vụ bắt đầu từ Chúa nhật thứ I mùa Vọng, nghĩa là cuối năm Dương Lịch.

Như vậy, năm Phụng vụ 2022 – 2023 bắt đầu từ ngày 27/11/2022, và được ghi là năm Phụng vụ 2022 – 2023, hay nói ngắn gọn hơn là năm Phụng vụ 2023.

Mùa Vọng

Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là thời gian chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng sinh, là ngày kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến với loài người lần đầu tiên; vừa là thời gian mà nhờ việc kính nhớ này, các tâm hồn hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, mùa Vọng được trình bày như thời kỳ sốt sắng và hân hoan mong đợi” (AC 39).

Lưu ý

1/. Trong mùa Vọng có thể sử dụng các nhạc cụ và chưng hoa trên bàn thờ, trong mức độ phù hợp với tính chất của mùa phụng vụ này, tuy nhiên phải liệu sao để đừng đi trước niềm vui tràn đầy của lễ Giáng Sinh (CE 236).

2/.Trong các Chúa nhật mùa Vọng, không được cử hành thánh lễ an táng, thánh lễ cầu hồn, và các thánh lễ tùy nhu cầu hay ngoại lịch. Không đọc kinh “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời”; nhưng có đọc kinh
Tin Kính.

3/. Các ngày trong tuần từ đầu mùa Vọng cho đến hết ngày 16/12:

a) được cử hành thánh lễ an táng và thánh lễ đưa chân hoặc giỗ đầu (IM 381); không được cử hành các thánh lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).

b) chỉ có thể cử hành thánh lễ có nghi thức riêng và thánh lễ tùy nhu cầu hay ngoại lịch, khi có nhu cầu thật sự và lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM 376).

c) được cử hành các lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay trong Sổ bộ các thánh ngày đó
(IM 355b).

4/. Khi cử hành bí tích Hôn Phối trong cũng như ngoài thánh lễ, vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn; nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa Phụng vụ này (x. OCM 32).

27.11 04.11 Tm  CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG. Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Chúa nhật: NĂM A. Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44.

Lưu ý: Trong các Chúa nhật mùa Vọng, không được cử hành Thánh lễ an táng.

Giáo huấn số 1: 

BÍ TÍCH THÊM SỨC

Bí tích Thêm Sức cùng với bí tích Rửa Tội và Thánh Thể tạo thành tổng thể “các bí tích khai tâm Kitô giáo”, mà sự thống nhất của nó phải được giữ gìn. Vì thế, phải giải thích cho các tín hữu biết việc lãnh nhận bí tích Thêm Sức là cần thiết để hoàn tất ân sủng của bí tích Rửa Tội. Thật vậy, những người đã chịu Phép Rửa “nhờ bí tích Thêm Sức, được liên kết với Hội Thánh cách hoàn hảo hơn, được dư đầy sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, và như vậy, với tư cách là những nhân chứng thật của Đức Kitô, họ càng có bổn phận khẩn thiết hơn phải loan truyền và đồng thời bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm”

(Trích Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 1285).

28      05      Tm  Thứ Hai. Is 4,2-6; Mt 8,5-11.

Kỷ niệm ngày cung hiến nhà thờ giáo xứ Long Hải (2012).

29      06      Tm  Thứ Ba. Is 11,1-10; Lc 10,21-24.

30      07      Đ    Thứ Tư. THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính. Rm 10,9-18; Mt 4,18-22.

Tháng Mười Hai 2022

Ý cầu nguyệnCầu cho các tổ chức tình nguyện phi lợi nhuận. Xin cho các tổ chức tình nguyện phi lợi nhuận, đang dấn thân cho sự phát triển con người; gặp được những thành viên tận tụy với lợi ích chung, và không ngừng tìm kiếm những lộ trình mới, để hợp tác quốc tế.

01.12 08.11 Tm  Thứ Năm đầu tháng. Is 26,1-6; Mt 7,21.24-27.

02      09      Tm  Th Sáu đầu tháng. Is 29,17-24; Mt 9,27-31.

03      10      Tr    Thứ Bảy đầu tháng. THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, LINH MỤC. Bổn mạng các xứ truyền giáoLễ kính (AC 59,8c). 1Cr 9,16-19.22-23; Mc 16,15-20.

Lưu ý:

  • Các chiều thứ Bảy, nếu có giáo dân tham dự, thì cử hành Thánh lễ Chúa nhật.
  • Về cách thức cử hánh Thánh lễ chiều thứ Bảy và chiều hôm trước ngày lễ buộc (X. Những lưu ý mục vụ, V, trang 16).

04      11      Tm  CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG. Thánh vịnh tuần II. Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12. (Không cử hành lễ thánh Gioan Đamas, linh mục, tiến sĩ Hội thánh).

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Lịch Phụng vụ từ ngày 27.11.2022 đến 04.12.2022

LỊCH PHỤNG VỤ

từ ngày 27.11.2022 đến 04.12.2022

Năm Phụng vụ 2022 – 2023
BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT :     NĂM A
NGÀY TRONG TUẦN    :     NĂM LẺ (I)

“Mẹ thánh Giáo hội luôn ý thức về bổn phận phải thực hành việc tưởng niệm để cử hành công trình cứu chuộc của Đấng Phu Quân chí thánh vào những ngày được ấn định trong năm. Mỗi tuần, vào ngày được gọi là Chúa nhật, Giáo hội tưởng nhớ việc Chúa Phục sinh, và mỗi năm một lần, Giáo hội lại long trọng cử hành mầu nhiệm ấy vào dịp lễ Chúa Phục sinh, cùng với cuộc Thương Khó hồng phúc của Người.

Giáo hội trình bày toàn thể mầu nhiệm Chúa Kitô trong chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, đến Thăng Thiên, Hiện Xuống, cũng như sự mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày Chúa quang lâm.

Khi cử hành các mầu nhiệm cứu độ, Giáo hội rộng mở cho các tín hữu kho tàng quyền năng và công nghiệp của Chúa, nhờ đó những mầu nhiệm này có thể nói là được hiện tại hóa qua mọi thời đại, các tín hữu được tiếp xúc với các mầu nhiệm và được đầy tràn ơn cứu rỗi” (PV 102).

“Vào nhiều thời điểm trong năm, Giáo hội dùng các phương thức truyền thống để kiện toàn việc đào tạo các tín hữu, bằng những thực hành đạo đức trong tâm hồn cũng như nơi thân xác, bằng lời giảng dạy, cầu nguyện, bằng thái độ sám hối và thực thi lòng thường xót” (PV 105).

“Trong chu kỳ năm Phụng vụ, Hội thánh tưởng niệm toàn bộ mầu nhiệm Chúa Kitô, từ Nhập Thể cho đến Hiện Xuống và sự trông đợi Chúa ngự đến” (AC 17).

“Phải liệu sao cho các tín hữu lưu tâm trước hết đến việc giữ các lễ về Chúa và các mùa trong năm Phụng vụ, với tinh thần đạo đức, để những gì họ cử hành và tuyên xưng ngoài môi miệng trong các lễ và mùa phụng vụ đó, thì họ tin trong lòng, và những gì họ tin trong lòng thì họ lại đem ra thực hành trong nếp sống cá nhân cũng như xã hội” (CE 232).

Lưu ý

Năm Phụng vụ bắt đầu từ Chúa nhật thứ I mùa Vọng, nghĩa là cuối năm Dương Lịch.

Như vậy, năm Phụng vụ 2022 – 2023 bắt đầu từ ngày 27/11/2022, và được ghi là năm Phụng vụ 2022 – 2023, hay nói ngắn gọn hơn là năm Phụng vụ 2023.

Mùa Vọng

Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là thời gian chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng sinh, là ngày kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến với loài người lần đầu tiên; vừa là thời gian mà nhờ việc kính nhớ này, các tâm hồn hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, mùa Vọng được trình bày như thời kỳ sốt sắng và hân hoan mong đợi” (AC 39).

Lưu ý

1/. Trong mùa Vọng có thể sử dụng các nhạc cụ và chưng hoa trên bàn thờ, trong mức độ phù hợp với tính chất của mùa phụng vụ này, tuy nhiên phải liệu sao để đừng đi trước niềm vui tràn đầy của lễ Giáng Sinh (CE 236).

2/.Trong các Chúa nhật mùa Vọng, không được cử hành thánh lễ an táng, thánh lễ cầu hồn, và các thánh lễ tùy nhu cầu hay ngoại lịch. Không đọc kinh “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời”; nhưng có đọc kinh
Tin Kính.

3/. Các ngày trong tuần từ đầu mùa Vọng cho đến hết ngày 16/12:

a) được cử hành thánh lễ an táng và thánh lễ đưa chân hoặc giỗ đầu (IM 381); không được cử hành các thánh lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).

b) chỉ có thể cử hành thánh lễ có nghi thức riêng và thánh lễ tùy nhu cầu hay ngoại lịch, khi có nhu cầu thật sự và lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM 376).

c) được cử hành các lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay trong Sổ bộ các thánh ngày đó
(IM 355b).

4/. Khi cử hành bí tích Hôn Phối trong cũng như ngoài thánh lễ, vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn; nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa Phụng vụ này (x. OCM 32).

27.11 04.11 Tm  CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG. Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Chúa nhật: NĂM A. Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44.

Lưu ý: Trong các Chúa nhật mùa Vọng, không được cử hành Thánh lễ an táng.

Giáo huấn số 1: 

BÍ TÍCH THÊM SỨC

Bí tích Thêm Sức cùng với bí tích Rửa Tội và Thánh Thể tạo thành tổng thể “các bí tích khai tâm Kitô giáo”, mà sự thống nhất của nó phải được giữ gìn. Vì thế, phải giải thích cho các tín hữu biết việc lãnh nhận bí tích Thêm Sức là cần thiết để hoàn tất ân sủng của bí tích Rửa Tội. Thật vậy, những người đã chịu Phép Rửa “nhờ bí tích Thêm Sức, được liên kết với Hội Thánh cách hoàn hảo hơn, được dư đầy sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, và như vậy, với tư cách là những nhân chứng thật của Đức Kitô, họ càng có bổn phận khẩn thiết hơn phải loan truyền và đồng thời bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm”

(Trích Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 1285).

28      05      Tm  Thứ Hai. Is 4,2-6; Mt 8,5-11.

Kỷ niệm ngày cung hiến nhà thờ giáo xứ Long Hải (2012).

29      06      Tm  Thứ Ba. Is 11,1-10; Lc 10,21-24.

30      07      Đ    Thứ Tư. THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính. Rm 10,9-18; Mt 4,18-22.

Tháng Mười Hai 2022

Ý cầu nguyệnCầu cho các tổ chức tình nguyện phi lợi nhuận. Xin cho các tổ chức tình nguyện phi lợi nhuận, đang dấn thân cho sự phát triển con người; gặp được những thành viên tận tụy với lợi ích chung, và không ngừng tìm kiếm những lộ trình mới, để hợp tác quốc tế.

01.12 08.11 Tm  Thứ Năm đầu tháng. Is 26,1-6; Mt 7,21.24-27.

02      09      Tm  Th Sáu đầu tháng. Is 29,17-24; Mt 9,27-31.

03      10      Tr    Thứ Bảy đầu tháng. THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, LINH MỤC. Bổn mạng các xứ truyền giáoLễ kính (AC 59,8c). 1Cr 9,16-19.22-23; Mc 16,15-20.

Lưu ý:

  • Các chiều thứ Bảy, nếu có giáo dân tham dự, thì cử hành Thánh lễ Chúa nhật.
  • Về cách thức cử hánh Thánh lễ chiều thứ Bảy và chiều hôm trước ngày lễ buộc (X. Những lưu ý mục vụ, V, trang 16).

04      11      Tm  CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG. Thánh vịnh tuần II. Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12. (Không cử hành lễ thánh Gioan Đamas, linh mục, tiến sĩ Hội thánh).

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT