28 10 Đ CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG. Lễ trọng. Lễ họ (lễ cầu cho giáo dân). Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23. Đọc hay hát Ca Tiếp liên.
Lưu ý
1) Nến Phục sinh
“Nến Phục sinh đặt một nơi thích hợp, hoặc gần giảng đài hoặc gần bàn thờ, và phải thắp sáng trong tất cả các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là Thánh lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa nhật Hiện xuống. Sau mùa Phục sinh, Nến Phục sinh đặt ở vị trí trang trọng trong khu vực cử hành bí tích Rửa tội, để mỗi khi cử hành bí tích Rửa tội, thì đốt lên và châm nến cho người lãnh bí tích. Trong nghi thức An táng thì Nến Phục sinh được đặt ở gần quan tài để nói lên rằng, cái chết của người tín hữu là một cuộc Vượt Qua đích thực. Ngoài mùa Phục sinh, không được đặt và đốt Nến Phục sinh trên cung thánh” [Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Thông tư Paschalis Sollemnitatis (ngày 16/01/1988), số 99; x. CE 372, AT 66].
Như vậy, Nến Phục sinh chỉ được thắp sáng và đặt tại cung thánh từ đêm Canh thức Vọng Phục sinh đến hết lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Sau đó được đặt tại giếng Rửa tội hay trong phòng thánh, và chỉ được đưa ra và thắp sáng trong nghi thức Rửa tội hay đặt cạnh quan tài, phía đầu người quá cố trong thánh lễ an táng, chứ không được đặt trên trên cung thánh và đốt quanh năm.
2) Nến Bàn thờ
Nến Phục sinh mang ý nghĩa biểu tượng khác với Nến thắp sáng bàn thờ trong cử hành Thánh lễ. Vì thế, không nên dùng Nến Phục sinh thay thế Nến thắp sáng trên bàn thờ, để không làm lu mờ tính biểu tượng của Nến Phục sinh.
“Bàn thờ phải phủ ít là một khăn màu trắng. Trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân đèn, nhất là trong Thánh lễ Chúa nhật hoặc ngày lễ buộc; hoặc nếu là lễ Giám mục Giáo phận cử hành, thì phải đặt bảy chân đèn, có thắp nến” (IM 117).
“Mỗi khi cử hành phụng vụ, cần có những chân nến để tỏ lòng cung kính và mừng lễ (x. IM 117). Phải chú tâm đến cấu trúc của bàn thờ và cung thánh, để tùy nghi đặt các chân nến trên bàn thờ, hoặc chung quanh bàn thờ cho có sự hòa hợp chung và khong ngăn cản tín hữu dễ dàng nhìn thấy những gì đang thực hiện hay đặt trên bàn thờ” (IM 307).
Mùa Thường Niên
(sau Chúa nhật Hiện Xuống)
29 11 Tr Thứ Hai. Tuần VIII Thường niên. Thánh vịnh tuần IV. Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Hội thánh. Lễ nhớ. Hc 17,24-29; Mc 10,17-27 (hay lễ về Đức Mẹ: St 3,9-15.20 [hay Cv 1,12-14]; Ga 19,25-27). (Không cử hành lễ thánh Phaolô VI, giáo hoàng).
30 12 X Thứ Ba. Hc 35,1-12; Mc 10,28-31.
31 13 Tr Thứ Tư. ĐỨC MARIA THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABETH. Lễ kính. Xp 3,14-18a (hay Rm 12,9-16b); Lc 1,39-56.
Tháng Sáu 2023
THÁNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Ý cầu nguyện: Cầu cho việc loại bỏ hình thức tra tấn. Xin cho cộng đồng quốc tế biết cam kết cách cụ thể, để bảo đảm loại bỏ hình thức tra tấn, và cam kết hỗ trợ các nạn nhân và gia đình của họ.
Kính nhớ Thánh Tâm Chúa Giêsu là kính nhớ tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày nơi Đức Giêsu, và nhất là nơi cái chết của Người trên thập giá vì tội lỗi chúng ta. Thánh tâm bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh mẽ nhất về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, và là một bằng chứng không thể chối cãi được của tình yêu lạ lùng đó.
01.06 14.04 Đ Thứ Năm đầu tháng. Thánh Giustinô, tử đạo. Lễ nhớ. Hc 42,15-25; Mc 10,46-52.
02 15 X Thứ Sáu đầu tháng. Thánh Marcellinô và thánh Phêrô, tử đạo (Đ). Hc 44,1.9-13; Mc 11,11-26.
03 16 Đ Thứ Bay đầu tháng. Thánh Carôlô Lwanga và các bạn, tử đạo. Lễ nhớ. Hc 51,12-20; Mc 11,27-33.
04 17 Tr CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN. CHÚA BA NGÔI. Lễ trọng. Xh 34,4b-6.8-9; 2Cr 13,11-13; Ga 3,16-18.