spot_img

Ngày 10/05: thánh Gioan Avila

Ngày 10 tháng 5
THÁNH GIOAN AVILA

I. ĐÔI HÀNG TIỂU SỬ.

Thánh Gioan d’Avila (1500-1569) sinh năm 1500 tại Almodóvar del Campo gần thành phố Toledo Tây Ban Nha, trong một gia đình Do Thái trở lại Công giáo. Ngài học luật tại Đại học Salamanca trước khi thụ phong linh mục. Thánh Gioan là một nhà đại giảng thuyết chống lại cuộc cải cách của Tin Lành tại Tây Ban Nha và đã góp phần làm cho nhiều người trở lại, trong đó có thánh Gioan Thiên Chúa (1495-1550), và thánh Phanxicô Borgia (1510-1572). Ngài có liên hệ với thánh Ignatio Loyola tổ phụ dòng Tên (1491-1556), Thánh nữ Têrêsa d’Avila (1515-1582) và thánh Tôma Villanova.

Thánh nhân thành lập nhiều chủng viện và đại học, đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm về Kinh Thánh, thần học, tu đức và nhân văn. Đạo lý của ngài chứa đựng kinh nghiệm sâu xa về Chúa Kitô Cứu Thế, Chúa tỏ cho thánh nhân thấy thực tại tội lỗi của con người cần được cứu chuộc nhờ ơn thánh và lời giảng thuyết. Đạo lý của thánh Gioan d’Avila về Thánh Mẫu học hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2 và của các vị Giáo Hoàng gần đây. Trong các tác phẩm của thánh nhân, Mẹ Maria được chiêm ngắm dưới khía cạnh Kitô học, Thánh linh học và Giáo hội học, như mẫu gương và là Mẹ Giáo hội.

Suốt mười tám năm trước khi qua đời, ngài bị bệnh tật liên tục bởi quá nhiệt thành truyền giáo.

Thánh Gioan d’Avila qua đời năm vào ngày 10 tháng 5 năm 1569 thọ 69 tuổi và được Đức thánh Giáo Hoàng Phaolô VI tôn phong hiển thánh ngày 31/05/1970, lễ kính vào ngày 10-5 hàng năm. Ngài cũng được tôn làm bổn mạng hàng giáo sĩ triều Tây Ban Nha, và của các vị tuyên úy quân đội. Giáo hoàng Bênêđictô XVI vinh thăng ngài lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh vào ngày 7 tháng 10 năm 2012.

II. BÀI HỌC.

Thánh Gioan Avila để lại cho chúng ta nhiều bài học thí dụ như vể đời sống cầu nguyện, về long yêu mến và sống triệt để ba lời khuyên Phúc âm cũng như có lòng nhiệt thành hăng say trong việc canh tân đời sống linh mục đồng thời cũng là một người có những đóng góp lớn lao trong việc cải cách Giáo hội. Ngài cho rằng để có thể cải cách Giáo hội, mỗi người phải hoán cải đời sống của mình trước.

Mỗi người trong chức vụ của mình phải hoán cải đời sống không ngừng.

Việc hoán cải đời sống mình trước khi giúp người khác hoán cải phải là qui luật của mọi người lãnh đạo.

Mahatma Gandhi là một vị lãnh tụ chính trị chủ trương bất bạo động, nhờ thế mà ông được mọi người dân Ấn Độ rất tin cậy quý mến trong mọi việc lớn nhỏ.

Một hôm, có một bà mẹ dắt một bé gái đến, khẩn nài xin Gandhi thuyết phục con bà chừa bỏ tật xấu ăn quá nhiều kẹo. Gandhi trầm ngâm hồi lâu rồi bảo:

– Thế này nhé, tôi xin hẹn 3 tuần nữa bà đưa cháu bé trở lại đây, tôi sẽ nói chuyện với cháu…

Ba tuần sau, người mẹ đưa con trở lại. Lần này Gandhi gọi bé gái đến bên cạnh và ôn tồn giải thích cho em về những tai hại của thói quen ăn quá nhiều chất ngọt như kẹo bánh. Em bé gật đầu hiểu ra và hứa sẽ chừa bỏ. Bà mẹ mừng rỡ, rối rít cám ơn Gandhi, nhưng bà cũng không quên thắc mắc:

– Thưa ngài, sao ngài không bảo ngay cho cháu cũng những lời khuyên quý báu ấy cách đây 3 tuần?

Gandhi khiêm tốn thú nhận:

– Cách đây 3 tuần ư? Lúc ấy chính tôi cũng còn đang mắc phải tật xấu ăn quá nhiều đồ ngọt…

Chúa Giêsu ngày xưa cũng vậy. Chúa không giảng điều gì trước khi Chúa đã sống điều đó trước.

Đây là câu chuyện của một gia đình:

Ông Comolet Sue, nhà giáo dục danh tiếng, đã điều tra và kể lại trong bản báo cáo về Hội Hôn Nhân Thiên Chúa giáo ở Pháp câu chuyện này:

Có lần ông gặp một bà mẹ góa. Các con bà giữ đạo sốt sắng và thành công một cách vinh quang trên đường đời. Ông hỏi bà:

– Bà đã làm gì trong công việc giáo dục con cái bà? Bà đã dìu dắt con bà một cách thực tế như thế nào trong cuộc đời? Bà đã một mình làm tròn sự nghiệp phức tạp ấy!

Bà trả lời cách gọn gàng, giản dị:

– Tôi không biết.

Ông gặng hỏi:

– Bà giấu đấy chứ? Các con trai bà đã làm cách nào để tạo được những địa vị danh giá mà đồng thời vẫn là tín đồ đáng nể phục? Các con bà hình như rất bằng lòng với cuộc sống của mình. Có bao giờ bà phải thất vọng không?

Bà mỉm cười và hỏi:

– Ông có tin tưởng Thiên Chúa không?

– Chắc là Thiên Chúa cai trị sóng gió, nhưng nếu bà không biết lo liệu thì thuyền vẫn cứ chìm.

– Lo liệu phòng ngừa là phải cầu nguyện cho nhiều.

– Không đủ, thưa bà. Bởi chắc không phải lúc nào bà cũng chắp tay quỳ gối trong nhà thờ?

Bị hỏi dồn, bà nói thiệt:

– Ngày chồng tôi chết, để lại cho tôi mười đứa con nhỏ, đứa lớn chưa đầy 15 tuổi. Tiền của eo hẹp, nên tôi phải quả quyết. Trước hết là… Là xét lại lương tâm, khi xét mình tôi đã nhận thấy cần phải tu chỉnh, cải tạo đời sống mình cho tốt hơn, thêm nhiều đức tính tốt hơn nữa. Tôi làm ngay… và cứ thế mà tiến…

– Có thế thôi sao? Bà còn làm gì hơn nữa cho con bà?

– Không có gì khác cả, thưa ông. Tôi tự sửa mình và chính Chúa đã đào tạo chúng nó.

Ngạn ngữ của người Roma có câu: “Không ai có thể cho cái mình không có”. Nếu Chúng ta không cố gắng trở nên thánh thiện thì làm sao có thể làm cho sự thánh thiện của mình tràn qua người khác được.

Calcutta, một khu phố nghèo đói nhất Ấn Độ bỗng xuất hiện một nữ tu nhỏ nhắn, khoác chiếc áo sari nhàu trắng viền xanh, đang quỳ sụp bên một thùng rác ven đường, để moi ra một người đàn bà hấp hối đang bị đàn kiến và lũ chuột rúc rỉa. Nữ tu ấy đã mang về tắm rửa và chăm sóc cho đến khi người phụ nữ ấy trút hơi thở cuối cùng trong an bình và thanh thản, xứng với phẩm giá con người. Người nữ tu ấy chính là Mẹ Têrêsa Calcutta.

Một lần kia, Mẹ Têrêsa nhìn thấy đám đông tụ tập trước ngôi đền thờ thần Kali. Mẹ đến gần xem, đó là người trông coi đền thờ đang nằm co quắp trên lề đường đôi mắt đa lạc đi. Chẳng ai dám đụng đến vì ông đang mắc bệnh dịch tả. Mẹ Têrêsa xông vào, bế xốc ông ta lên, vác về ngôi nhà tình thương của mẹ, và chăm sóc ông cho đến khi lành bệnh.

“Người Mẹ của thế giới nghèo khổ” ấy vì ra ra đi vĩnh viễn đêm 5-9 tại Calcutta vì bệnh đột quỵ, ở tuổi 87.

Nguồn: TGP sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Ngày 10/05: thánh Gioan Avila

Ngày 10 tháng 5
THÁNH GIOAN AVILA

I. ĐÔI HÀNG TIỂU SỬ.

Thánh Gioan d’Avila (1500-1569) sinh năm 1500 tại Almodóvar del Campo gần thành phố Toledo Tây Ban Nha, trong một gia đình Do Thái trở lại Công giáo. Ngài học luật tại Đại học Salamanca trước khi thụ phong linh mục. Thánh Gioan là một nhà đại giảng thuyết chống lại cuộc cải cách của Tin Lành tại Tây Ban Nha và đã góp phần làm cho nhiều người trở lại, trong đó có thánh Gioan Thiên Chúa (1495-1550), và thánh Phanxicô Borgia (1510-1572). Ngài có liên hệ với thánh Ignatio Loyola tổ phụ dòng Tên (1491-1556), Thánh nữ Têrêsa d’Avila (1515-1582) và thánh Tôma Villanova.

Thánh nhân thành lập nhiều chủng viện và đại học, đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm về Kinh Thánh, thần học, tu đức và nhân văn. Đạo lý của ngài chứa đựng kinh nghiệm sâu xa về Chúa Kitô Cứu Thế, Chúa tỏ cho thánh nhân thấy thực tại tội lỗi của con người cần được cứu chuộc nhờ ơn thánh và lời giảng thuyết. Đạo lý của thánh Gioan d’Avila về Thánh Mẫu học hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2 và của các vị Giáo Hoàng gần đây. Trong các tác phẩm của thánh nhân, Mẹ Maria được chiêm ngắm dưới khía cạnh Kitô học, Thánh linh học và Giáo hội học, như mẫu gương và là Mẹ Giáo hội.

Suốt mười tám năm trước khi qua đời, ngài bị bệnh tật liên tục bởi quá nhiệt thành truyền giáo.

Thánh Gioan d’Avila qua đời năm vào ngày 10 tháng 5 năm 1569 thọ 69 tuổi và được Đức thánh Giáo Hoàng Phaolô VI tôn phong hiển thánh ngày 31/05/1970, lễ kính vào ngày 10-5 hàng năm. Ngài cũng được tôn làm bổn mạng hàng giáo sĩ triều Tây Ban Nha, và của các vị tuyên úy quân đội. Giáo hoàng Bênêđictô XVI vinh thăng ngài lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh vào ngày 7 tháng 10 năm 2012.

II. BÀI HỌC.

Thánh Gioan Avila để lại cho chúng ta nhiều bài học thí dụ như vể đời sống cầu nguyện, về long yêu mến và sống triệt để ba lời khuyên Phúc âm cũng như có lòng nhiệt thành hăng say trong việc canh tân đời sống linh mục đồng thời cũng là một người có những đóng góp lớn lao trong việc cải cách Giáo hội. Ngài cho rằng để có thể cải cách Giáo hội, mỗi người phải hoán cải đời sống của mình trước.

Mỗi người trong chức vụ của mình phải hoán cải đời sống không ngừng.

Việc hoán cải đời sống mình trước khi giúp người khác hoán cải phải là qui luật của mọi người lãnh đạo.

Mahatma Gandhi là một vị lãnh tụ chính trị chủ trương bất bạo động, nhờ thế mà ông được mọi người dân Ấn Độ rất tin cậy quý mến trong mọi việc lớn nhỏ.

Một hôm, có một bà mẹ dắt một bé gái đến, khẩn nài xin Gandhi thuyết phục con bà chừa bỏ tật xấu ăn quá nhiều kẹo. Gandhi trầm ngâm hồi lâu rồi bảo:

– Thế này nhé, tôi xin hẹn 3 tuần nữa bà đưa cháu bé trở lại đây, tôi sẽ nói chuyện với cháu…

Ba tuần sau, người mẹ đưa con trở lại. Lần này Gandhi gọi bé gái đến bên cạnh và ôn tồn giải thích cho em về những tai hại của thói quen ăn quá nhiều chất ngọt như kẹo bánh. Em bé gật đầu hiểu ra và hứa sẽ chừa bỏ. Bà mẹ mừng rỡ, rối rít cám ơn Gandhi, nhưng bà cũng không quên thắc mắc:

– Thưa ngài, sao ngài không bảo ngay cho cháu cũng những lời khuyên quý báu ấy cách đây 3 tuần?

Gandhi khiêm tốn thú nhận:

– Cách đây 3 tuần ư? Lúc ấy chính tôi cũng còn đang mắc phải tật xấu ăn quá nhiều đồ ngọt…

Chúa Giêsu ngày xưa cũng vậy. Chúa không giảng điều gì trước khi Chúa đã sống điều đó trước.

Đây là câu chuyện của một gia đình:

Ông Comolet Sue, nhà giáo dục danh tiếng, đã điều tra và kể lại trong bản báo cáo về Hội Hôn Nhân Thiên Chúa giáo ở Pháp câu chuyện này:

Có lần ông gặp một bà mẹ góa. Các con bà giữ đạo sốt sắng và thành công một cách vinh quang trên đường đời. Ông hỏi bà:

– Bà đã làm gì trong công việc giáo dục con cái bà? Bà đã dìu dắt con bà một cách thực tế như thế nào trong cuộc đời? Bà đã một mình làm tròn sự nghiệp phức tạp ấy!

Bà trả lời cách gọn gàng, giản dị:

– Tôi không biết.

Ông gặng hỏi:

– Bà giấu đấy chứ? Các con trai bà đã làm cách nào để tạo được những địa vị danh giá mà đồng thời vẫn là tín đồ đáng nể phục? Các con bà hình như rất bằng lòng với cuộc sống của mình. Có bao giờ bà phải thất vọng không?

Bà mỉm cười và hỏi:

– Ông có tin tưởng Thiên Chúa không?

– Chắc là Thiên Chúa cai trị sóng gió, nhưng nếu bà không biết lo liệu thì thuyền vẫn cứ chìm.

– Lo liệu phòng ngừa là phải cầu nguyện cho nhiều.

– Không đủ, thưa bà. Bởi chắc không phải lúc nào bà cũng chắp tay quỳ gối trong nhà thờ?

Bị hỏi dồn, bà nói thiệt:

– Ngày chồng tôi chết, để lại cho tôi mười đứa con nhỏ, đứa lớn chưa đầy 15 tuổi. Tiền của eo hẹp, nên tôi phải quả quyết. Trước hết là… Là xét lại lương tâm, khi xét mình tôi đã nhận thấy cần phải tu chỉnh, cải tạo đời sống mình cho tốt hơn, thêm nhiều đức tính tốt hơn nữa. Tôi làm ngay… và cứ thế mà tiến…

– Có thế thôi sao? Bà còn làm gì hơn nữa cho con bà?

– Không có gì khác cả, thưa ông. Tôi tự sửa mình và chính Chúa đã đào tạo chúng nó.

Ngạn ngữ của người Roma có câu: “Không ai có thể cho cái mình không có”. Nếu Chúng ta không cố gắng trở nên thánh thiện thì làm sao có thể làm cho sự thánh thiện của mình tràn qua người khác được.

Calcutta, một khu phố nghèo đói nhất Ấn Độ bỗng xuất hiện một nữ tu nhỏ nhắn, khoác chiếc áo sari nhàu trắng viền xanh, đang quỳ sụp bên một thùng rác ven đường, để moi ra một người đàn bà hấp hối đang bị đàn kiến và lũ chuột rúc rỉa. Nữ tu ấy đã mang về tắm rửa và chăm sóc cho đến khi người phụ nữ ấy trút hơi thở cuối cùng trong an bình và thanh thản, xứng với phẩm giá con người. Người nữ tu ấy chính là Mẹ Têrêsa Calcutta.

Một lần kia, Mẹ Têrêsa nhìn thấy đám đông tụ tập trước ngôi đền thờ thần Kali. Mẹ đến gần xem, đó là người trông coi đền thờ đang nằm co quắp trên lề đường đôi mắt đa lạc đi. Chẳng ai dám đụng đến vì ông đang mắc bệnh dịch tả. Mẹ Têrêsa xông vào, bế xốc ông ta lên, vác về ngôi nhà tình thương của mẹ, và chăm sóc ông cho đến khi lành bệnh.

“Người Mẹ của thế giới nghèo khổ” ấy vì ra ra đi vĩnh viễn đêm 5-9 tại Calcutta vì bệnh đột quỵ, ở tuổi 87.

Nguồn: TGP sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT