spot_img

Ngày 13/07: Thánh Henri, hoàng đế (973-1024)

Ngày 13 tháng 7
THÁNH HENRI
(973 – 1024)

I. ĐÔI HÀNG TIỂU SỬ

Thánh Henri sinh năm 972. Cha Ngài là Henri bá tước xứ Bavière. Mẹ Ngài là Gisèle, con gái của Conrad, vua miền Bourgogne. Để bảo đảm cho việc giáo dục con cái, Ngài được mẹ giao phó cho các thầy dòng ở Mildeshim, miền Saxe, rồi sau đó cho thánh Wolfgang, giám mục Ratisbonne.

Nhưng thật rủi ro, trong một năm, Henri đã chịu hai cái tang của cha và thầy.

Thánh Wolfgang từ trần ngày 30 tháng 10 năm 994 và vua Henri từ trần ngày 28 tháng 12 năm 994. Tuy nhiên ở bên kia thế giới các Ngài dường như vẫn không ngừng săn sóc Henri. Một truyền thuyết kể rằng: Henri đã mơ thấy thánh Wolfgang hiện ra viết trên tường nhà thờ hai chữ “còn sáu”. Tỉnh dậy, Henri nghĩ rằng mình chỉ còn sống được sáu ngày nữa. Ngài vội vã bố thí rộng rãi để chuẩn bị ra trước tòa Chúa. Nhưng rồi hạn định đã qua Henri vẫn sống. Vị bá tước nghĩ rằng Ngài còn sáu tháng để làm việc lành. Sáu tháng trôi qua Ngài vẫn sống. Lần này Ngài nghĩ thời hạn kéo dài 6 năm và cố gắng sống hoàn hảo hơn nữa. Sau 6 năm trong trường nhân đức ấy, Henri bỗng được chọn làm hoàng đế nước Đức -Roma.

Trước khi lên ngai hoàng đế, Henri đã kế vị người cha từ trần, lên làm bá tước miền Bavière. Các lãnh Chúa thân thiết với Ngài. Dân chúng cũng cảm mến Ngài sâu xa. Họ ao ước bá tước trẻ của mình lập gia đình. Nhưng Ngài đã hứa với Chúa sẽ sống độc thân. Vì vâng lời mẹ và dưới áp lực của các lãnh Chúa. Ngài nhận cưới Cunégonda, một thiếu nữ trong số 11 người con của công tước miền Luxembourg làm vợ.

Nàng có sắc đẹp mặn mà và nhiều đức tính làm cho mọi người mến phục. Sau các lễ nghi cưới hỏi, lúc về chốn riêng tư, Henri mở lời với người bạn đời:

– Em yêu, anh không muốn em không hay biết rằng anh đã thề với Chúa sẽ hiến dâng hồn xác phụng sự Ngài, và vì tình yêu Chúa Giêsu Kitô, anh muốn tiếp tục  điều đó hoàn toàn.

Và Cunégonde cũng vui sướng trả lời:

– Chúa công của em, lời khấn hứa, em cũng đã hứa rồi. Thật hạnh phúc, chúng ta có thể trung thành với những ước nguyện của chúng ta.

Đó là đám cưới tinh tuyền của Henri và Cunégonde. Hoàng đế Henri lên ngôi và được Đức Giám mục thành Mayence xức dầu phong vương năm 1002. Mấy hôm sau hoàng hậu Cunégonde cũng được truy phong và đội triều thiên ở giáo đường Paderbonne. Với tính tình vui vẻ, bình dân và đầy lòng bác ái, hoàng đế rất được dân chúng mến chuộng. Nhưng đế quốc Đức – Roma lúc ấy đang thời suy vong và tình hình rất phức tạp. Vì thế việc đầu tiên của hoàng đế là lo giải hòa các cuộc tranh chấp.

Bất đắc dĩ, vua Henri mới phải dùng đến binh lực, nhưng Ngài luôn tỏ ra nhân từ. Chẳng hạn Hermann vì muốn tiếm ngôi, đã đốt phá thành Strasbourg. Trước lời khuyên nên trả thù thành phố dung dưỡng Hermann, hoàng đế trả lời:

– Thiên Chúa trao quyền tối thượng cho ta, không phải là mang đến quanh ta những sát nhân và cướp bóc, nhất là không phải để cho ta phải thiệt mất linh hồn.

Lời này đến tai Hermann và ông ta hối cải.

Hoàng đế Henri bảo vệ Đức giáo hoàng Bênêđictô chống lại đức giáo hoàng giả. Nhờ Ngài. Đức giáo hoàng nghĩ tới một Giáo hội trần thế, đã trao cho Ngài một trái cầu bằng vàng có cắm thánh giá để biểu trưng quyền hạn trao phó của Ngài, lo cho vương quyền Chúa Kitô phổ biến khắp muôn dân. Trở lại quốc gia, Ngài vội lo dẹp loạn ở Lombardie. Rồi với nhiệt tình, Ngài đã viếng tu viện Cluny. Ơ đó cầu nguyện lâu ngày và tặng cho tu viện món quà của Đức giáo hoàng.

Hoàng đế sống trong cung điện như trong tu viện và chỉ nghĩ tới hòa bình và đức ái. Ngài góp phần cải hóa dân Hungary bằng việc gả em gái mình cho vua thánh Stêphanô. Để gây thuận hòa giữa các dân tộc, Ngài thực hiện cuộc gặp gỡ vua Robert nước Pháp. Đối với Giáo hội, Ngài lo trùng tu các thánh đường, giúp đỡ các giám mục. Đặc biệt hơn cả, Ngài đã thành lập giáo phận Banberg và chính tại nhà thờ chính tòa giáo phận này Ngài sẽ được mai táng.

Trên ngôi hoàng đế, Ngài luôn trung thành với lý tưởng. Giữa muôn công việc bề bộn, Ngài luôn dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tương truyền rằng ao ước lớn lao nhất của Ngài là được sống trong tu viện. Lần kia, Ngài tới thăm tu viện thánh Vanne ở Verdun. Ngài đã xin với chân phước Richasd, tu viện trưởng nhận Ngài làm tu sĩ. Đức Đan viện phụ nói rằng: chỗ an toàn của vị hoàng đế là ở trên ngai tòa hơn là ở trong tu viện. Khi thấy vị hoàng đế khẩn nài, Đức Đan viện phụ hỏi:

– Ngài có sẵn sàng thực hiện đức vâng lời cho đến chết không ?

Hoàng đế Henri cương quyết trả lời :

– Con sẵn sàng.

Đức Đan viện phụ liền nhận Ngài như một tu sĩ của dòng và nhân danh đức vâng lời, truyền cho Ngài cai quản đế quốc để hiến thân tìm vinh quang Chúa và ông cứu rỗi cho thần dân.

Hoàng Đế Henricô băng hà vào ngày 13 tháng 07 năm 1024 tại Pfalz Grone thuộc vùng Göttingen, trước sự hiện diện của Hoàng Hậu Cunigunđê. Thi hài của Ngài được an táng trong Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận Bamberg.

Hoàng Đế Henricô được Giáo hội tôn phong Hiển Thánh vào năm 1146. Còn Hoàng Hậu Cunigunđê thì được tôn phong Hiển Thánh vào năm 1200.

Giáo hội mừng kính Thánh Henricô Hoàng Đế vào ngày 13 tháng 07, còn Thánh Cunigunđê Hoàng Hậu thì được mừng kính vào ngày mồng 03 tháng 03. Tuy nhiên, tại các quốc gia thuộc khối tiếng Đức, Giáo hội mừng kính cả hai vị Thánh trên vào cùng ngày 13 tháng 07.(Tổng hợp)

II. BÀI HỌC

Cả cuộc đời của Vua Henri để lại nhiều bài học cho mọi người chúng ta.

Có những bài học chúng ta hầu như không thể bắt chước nỗi, nhưng cũng có những bài học chúng ta có thể làm theo.

Bài học chúng ta hầu như khó có thể bắt chước đó là cuộc sống độc thân trọn đời đồng trinh dâng hiến cho một mình Thiên Chúa đời. Vì vâng lời mẹ và dưới áp lực của các lãnh Chúa. Henri đã nhận cưới Cunégonda, một thiếu nữ trong số 11 người con của công tước miền Luxembourg làm vợ. Sau lễ thành hôn cả hai đã cùng nhau nguyện sống cuộc sống trong trắng độc thân cho đền trọn đời và các ngài đã thực hiện trọn vẹn được lời cam kết của mình. Thật là anh hùng. Trần gian khó có người làm được như vậy. Một gia đình Nazareth nữa xuất hiện giữa cuộc sống của loài người.

Bên cạnh đó chúng ta còn thấy một hình ảnh của một Henry dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng cố sống tốt với mọi người. Có lần trong khi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng một người Chúa Giêsu đã nhận được một lời khen từ đám độc giả đang nghe Chúa: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả:”(Mc 7,37)

Công đồng Vat. II nói: Sống tốt với mọi người đó là bản chất phải có của một người rao giảng Tin Mừng. Mẹ thánh Têrêsa Calcutta thì khuyên “Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách nói: “Lạy Chúa, xin Ngài hãy giúp con, hãy cho con ơn huệ để sống tốt hơn, để làm được nhiều hơn, vì những gì con làm được đến nay không là gì cả”.

Kinh sĩ Feuillet, nhà giảng thuyết  thời vua Louis XIV, nổi tiếng là người khá cộc cằn và không để ý lắm đến sự tế nhị.

Ngày kia, Ngài nhìn hoàng thân, anh của vua ăn lót dạ. Vị hoàng thân này cảm thấy chột dạ, mới hỏi Ngài:

– Thưa cha, ăn một miếng bánh qui bơ (biscuit) có phá chay không ?

– Ngài cứ ăn hết một con bò, nếu Ngài muốn – vị kinh sĩ trả lời – và hãy là một Kitô hữu tốt.

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Ngày 13/07: Thánh Henri, hoàng đế (973-1024)

Ngày 13 tháng 7
THÁNH HENRI
(973 – 1024)

I. ĐÔI HÀNG TIỂU SỬ

Thánh Henri sinh năm 972. Cha Ngài là Henri bá tước xứ Bavière. Mẹ Ngài là Gisèle, con gái của Conrad, vua miền Bourgogne. Để bảo đảm cho việc giáo dục con cái, Ngài được mẹ giao phó cho các thầy dòng ở Mildeshim, miền Saxe, rồi sau đó cho thánh Wolfgang, giám mục Ratisbonne.

Nhưng thật rủi ro, trong một năm, Henri đã chịu hai cái tang của cha và thầy.

Thánh Wolfgang từ trần ngày 30 tháng 10 năm 994 và vua Henri từ trần ngày 28 tháng 12 năm 994. Tuy nhiên ở bên kia thế giới các Ngài dường như vẫn không ngừng săn sóc Henri. Một truyền thuyết kể rằng: Henri đã mơ thấy thánh Wolfgang hiện ra viết trên tường nhà thờ hai chữ “còn sáu”. Tỉnh dậy, Henri nghĩ rằng mình chỉ còn sống được sáu ngày nữa. Ngài vội vã bố thí rộng rãi để chuẩn bị ra trước tòa Chúa. Nhưng rồi hạn định đã qua Henri vẫn sống. Vị bá tước nghĩ rằng Ngài còn sáu tháng để làm việc lành. Sáu tháng trôi qua Ngài vẫn sống. Lần này Ngài nghĩ thời hạn kéo dài 6 năm và cố gắng sống hoàn hảo hơn nữa. Sau 6 năm trong trường nhân đức ấy, Henri bỗng được chọn làm hoàng đế nước Đức -Roma.

Trước khi lên ngai hoàng đế, Henri đã kế vị người cha từ trần, lên làm bá tước miền Bavière. Các lãnh Chúa thân thiết với Ngài. Dân chúng cũng cảm mến Ngài sâu xa. Họ ao ước bá tước trẻ của mình lập gia đình. Nhưng Ngài đã hứa với Chúa sẽ sống độc thân. Vì vâng lời mẹ và dưới áp lực của các lãnh Chúa. Ngài nhận cưới Cunégonda, một thiếu nữ trong số 11 người con của công tước miền Luxembourg làm vợ.

Nàng có sắc đẹp mặn mà và nhiều đức tính làm cho mọi người mến phục. Sau các lễ nghi cưới hỏi, lúc về chốn riêng tư, Henri mở lời với người bạn đời:

– Em yêu, anh không muốn em không hay biết rằng anh đã thề với Chúa sẽ hiến dâng hồn xác phụng sự Ngài, và vì tình yêu Chúa Giêsu Kitô, anh muốn tiếp tục  điều đó hoàn toàn.

Và Cunégonde cũng vui sướng trả lời:

– Chúa công của em, lời khấn hứa, em cũng đã hứa rồi. Thật hạnh phúc, chúng ta có thể trung thành với những ước nguyện của chúng ta.

Đó là đám cưới tinh tuyền của Henri và Cunégonde. Hoàng đế Henri lên ngôi và được Đức Giám mục thành Mayence xức dầu phong vương năm 1002. Mấy hôm sau hoàng hậu Cunégonde cũng được truy phong và đội triều thiên ở giáo đường Paderbonne. Với tính tình vui vẻ, bình dân và đầy lòng bác ái, hoàng đế rất được dân chúng mến chuộng. Nhưng đế quốc Đức – Roma lúc ấy đang thời suy vong và tình hình rất phức tạp. Vì thế việc đầu tiên của hoàng đế là lo giải hòa các cuộc tranh chấp.

Bất đắc dĩ, vua Henri mới phải dùng đến binh lực, nhưng Ngài luôn tỏ ra nhân từ. Chẳng hạn Hermann vì muốn tiếm ngôi, đã đốt phá thành Strasbourg. Trước lời khuyên nên trả thù thành phố dung dưỡng Hermann, hoàng đế trả lời:

– Thiên Chúa trao quyền tối thượng cho ta, không phải là mang đến quanh ta những sát nhân và cướp bóc, nhất là không phải để cho ta phải thiệt mất linh hồn.

Lời này đến tai Hermann và ông ta hối cải.

Hoàng đế Henri bảo vệ Đức giáo hoàng Bênêđictô chống lại đức giáo hoàng giả. Nhờ Ngài. Đức giáo hoàng nghĩ tới một Giáo hội trần thế, đã trao cho Ngài một trái cầu bằng vàng có cắm thánh giá để biểu trưng quyền hạn trao phó của Ngài, lo cho vương quyền Chúa Kitô phổ biến khắp muôn dân. Trở lại quốc gia, Ngài vội lo dẹp loạn ở Lombardie. Rồi với nhiệt tình, Ngài đã viếng tu viện Cluny. Ơ đó cầu nguyện lâu ngày và tặng cho tu viện món quà của Đức giáo hoàng.

Hoàng đế sống trong cung điện như trong tu viện và chỉ nghĩ tới hòa bình và đức ái. Ngài góp phần cải hóa dân Hungary bằng việc gả em gái mình cho vua thánh Stêphanô. Để gây thuận hòa giữa các dân tộc, Ngài thực hiện cuộc gặp gỡ vua Robert nước Pháp. Đối với Giáo hội, Ngài lo trùng tu các thánh đường, giúp đỡ các giám mục. Đặc biệt hơn cả, Ngài đã thành lập giáo phận Banberg và chính tại nhà thờ chính tòa giáo phận này Ngài sẽ được mai táng.

Trên ngôi hoàng đế, Ngài luôn trung thành với lý tưởng. Giữa muôn công việc bề bộn, Ngài luôn dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tương truyền rằng ao ước lớn lao nhất của Ngài là được sống trong tu viện. Lần kia, Ngài tới thăm tu viện thánh Vanne ở Verdun. Ngài đã xin với chân phước Richasd, tu viện trưởng nhận Ngài làm tu sĩ. Đức Đan viện phụ nói rằng: chỗ an toàn của vị hoàng đế là ở trên ngai tòa hơn là ở trong tu viện. Khi thấy vị hoàng đế khẩn nài, Đức Đan viện phụ hỏi:

– Ngài có sẵn sàng thực hiện đức vâng lời cho đến chết không ?

Hoàng đế Henri cương quyết trả lời :

– Con sẵn sàng.

Đức Đan viện phụ liền nhận Ngài như một tu sĩ của dòng và nhân danh đức vâng lời, truyền cho Ngài cai quản đế quốc để hiến thân tìm vinh quang Chúa và ông cứu rỗi cho thần dân.

Hoàng Đế Henricô băng hà vào ngày 13 tháng 07 năm 1024 tại Pfalz Grone thuộc vùng Göttingen, trước sự hiện diện của Hoàng Hậu Cunigunđê. Thi hài của Ngài được an táng trong Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận Bamberg.

Hoàng Đế Henricô được Giáo hội tôn phong Hiển Thánh vào năm 1146. Còn Hoàng Hậu Cunigunđê thì được tôn phong Hiển Thánh vào năm 1200.

Giáo hội mừng kính Thánh Henricô Hoàng Đế vào ngày 13 tháng 07, còn Thánh Cunigunđê Hoàng Hậu thì được mừng kính vào ngày mồng 03 tháng 03. Tuy nhiên, tại các quốc gia thuộc khối tiếng Đức, Giáo hội mừng kính cả hai vị Thánh trên vào cùng ngày 13 tháng 07.(Tổng hợp)

II. BÀI HỌC

Cả cuộc đời của Vua Henri để lại nhiều bài học cho mọi người chúng ta.

Có những bài học chúng ta hầu như không thể bắt chước nỗi, nhưng cũng có những bài học chúng ta có thể làm theo.

Bài học chúng ta hầu như khó có thể bắt chước đó là cuộc sống độc thân trọn đời đồng trinh dâng hiến cho một mình Thiên Chúa đời. Vì vâng lời mẹ và dưới áp lực của các lãnh Chúa. Henri đã nhận cưới Cunégonda, một thiếu nữ trong số 11 người con của công tước miền Luxembourg làm vợ. Sau lễ thành hôn cả hai đã cùng nhau nguyện sống cuộc sống trong trắng độc thân cho đền trọn đời và các ngài đã thực hiện trọn vẹn được lời cam kết của mình. Thật là anh hùng. Trần gian khó có người làm được như vậy. Một gia đình Nazareth nữa xuất hiện giữa cuộc sống của loài người.

Bên cạnh đó chúng ta còn thấy một hình ảnh của một Henry dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng cố sống tốt với mọi người. Có lần trong khi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng một người Chúa Giêsu đã nhận được một lời khen từ đám độc giả đang nghe Chúa: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả:”(Mc 7,37)

Công đồng Vat. II nói: Sống tốt với mọi người đó là bản chất phải có của một người rao giảng Tin Mừng. Mẹ thánh Têrêsa Calcutta thì khuyên “Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách nói: “Lạy Chúa, xin Ngài hãy giúp con, hãy cho con ơn huệ để sống tốt hơn, để làm được nhiều hơn, vì những gì con làm được đến nay không là gì cả”.

Kinh sĩ Feuillet, nhà giảng thuyết  thời vua Louis XIV, nổi tiếng là người khá cộc cằn và không để ý lắm đến sự tế nhị.

Ngày kia, Ngài nhìn hoàng thân, anh của vua ăn lót dạ. Vị hoàng thân này cảm thấy chột dạ, mới hỏi Ngài:

– Thưa cha, ăn một miếng bánh qui bơ (biscuit) có phá chay không ?

– Ngài cứ ăn hết một con bò, nếu Ngài muốn – vị kinh sĩ trả lời – và hãy là một Kitô hữu tốt.

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT