spot_img

Ngày 20/01: Thánh Fabianô, Giáo Hoàng và Thánh Sêbastianô, tử đạo

Ngày 20 tháng 1
THÁNH FABIANO VÀ SABESTIANO

I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

1. Thánh FABIANO

Giáo Hoàng Tử Đạo (+ 250)

Thánh Fabianô kế vị thánh Anthêrô trên ngôi Giáo Hoàng năm 236.

Ngài lên ngôi thánh Phêrô không phải do người ta bầu ra cho bằng do chính sự chọn lựa của Thiên Chúa. Vào lúc dân chúng và hàng giáo sĩ Rôma họp nhau để chọn vị mục tử, thì một cánh chim bồ câu từ trên trời xuống đậu trên đầu Fabianô. Do đó, dầu trước kia không ai ngó tới ngài vì ngài còn là một giáo dân ngoại quốc, bấy giờ người người đều lớn tiếng gọi ngài là người được Chúa chọn. Một cuộc tuyển lựa đặc biệt như vậy vào Giáo hội hàng đầu trong các giáo hội, chắc chắn phải có những biến cố đáng kể tiếp theo. Nhưng lịch sử lại không lưu giữ kỷ niệm nào.

Ngài đã cai quản Giáo Hội trong 14 năm, với lòng nhiệt thành và sự khôn ngoan. Ngài đã gửi nhiều nhà truyền giáo sang xứ Gallia và đã kết án nhiều lầm lạc bị gán ghép cách sai trái cho Ôrigênê. Thánh Cyprianô đã tặng ngài danh hiệu “Một con người khôn sánh”.

Ngài đã chịu tử đạo trong thời bách hại của Đêciô khoảng năm 250.

II. Thánh SÊBASTIANÔ 

Tử Đạo (Thế kỷ III)

Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Sebastian, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan ngay trong thời của Thánh Ambrôsiô và được chôn cất ở Appian Way, có lẽ gần Ðền Thánh Sebastian ngày nay. Việc sùng kính ngài lan rộng nhanh chóng, và ngài được nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350. Truyền thuyết về Thánh Sebastian góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất nhiều tranh ảnh về thánh nhân. Chỉ có một truyền thuyết mà các học giả ngày nay đồng ý là việc thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Ðế Diocletianô giao cho việc chỉ huy đội vệ binh, sau này khi Diocletianô đi sang miền Ðông thì Hoàng Ðế Maximianô kế vị cũng giao công việc này cho thánh nhân. Không một hoàng đế nào biết Thánh Sebastianô là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Sau cùng, công việc bị bại lộ. Ngài bị bắt, bị đánh đập trước mặt Hoàng Ðế Maximianô và được giao cho các cung thủ của Mauritanian để hành hình. Thân thể ngài ghim đầy những mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Nhưng khi bà quả phụ Castulus đến tìm xác ngài để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục. Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu. Lần này thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết. Xác người được một bà khác chôn cất tại nghĩa trang Ad Catacumbas trên đường Appienne. Một ngôi thánh đường được xây lên tại đó để kính thánh nhân.

Người được tôn kính cùng với Thánh Giáo Hoàng Fabianô, tuy vị này chết vì đạo nửa thế kỷ trước, được mừng kính cùng một ngày.

II. BÀI HỌC.

1. Việc Chúa làm.

Việc Chúa làm nơi cuộc đời của thánh Fabianô thật rõ nét. Chúa đã chọn ngài lên ngôi Giáo Hoàng ngay lúc ngài chỉ là một giáo dân bình thường. Điều đó cho chúng ta thấy Thiên Chúa muốn chọn ai là tùy vào thánh ý của Người.

Thánh Gioan Vianney, lúc còn là một chủng sinh, học hành rất chậm chạp, tưởng chừng như ngài không có đủ khả năng để tiến tới chức Linh mục. Ngày kia, thừa lệnh Giám mục giáo phận, một vị giáo sư thần học, đã đến khảo sát Vianney, tội nghiệp Vianney đã không thưa được câu nào. Không giữ được bình tĩnh, vị giáo sư đã đập bàn quát lớn:

– Vianney, anh dốt như lừa. Với một con lừa như anh, Giáo hội sẽ làm được gì ?

Vianney khiêm tốn bình tĩnh trả lời:

– Thưa thầy, ngày xưa Samson chỉ dùng có một cái hàm của một con lừa, để đánh bại được ba ngàn quân Philitinh, vậy với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm được gì sao ?

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy Thiên Chúa tự do chọn lựa mỗi người vào chương trình của Ngài. Ngài chọn chúng ta không vì tài năng, đức độ của chúng ta., Ngài quyền năng đến độ có thể biến đổi những con người hèn mọn thành những bậc siêu phàm. Điều quan trọng là chính sự đáp trả quảng đại của chúng ta đối với chương trình của Ngài. Thiên Chúa luôn làm được phép lạ, nếu con người biết cộng tác với Ngài, ngay cả bằng với sự dốt nát, ngu dại của mình.

2. Chúa muốn mỗi người sống can đảm.

Năm 286, ngọn lửa bách hại bùng lên dữ dội. Phần đông các Kitô hữu trốn về miền quê. Thánh Sêbastianô xin đức giáo hoàng cho phép ở lại Rôma để hướng dẫn và nâng đỡ những người còn lại. Đức giáo hoàng đã trả lời ngay: – Hỡi con hãy ở lại chiến trường để giúp đỡ các chiến sĩ và hãy tỏ ra là một chiến sĩ gan dạ bảo vệ đức tin.

Một kẻ bội giáo đã tố giác Ngài với hoàng đế, giận dữ, Điôcletianô triệu vời Ngài tới ngay. Thánh nhân vừa tới, hoàng đế nói liền: – Sêbastianô, ta đã quí mến ngươi, ta cho ngươi ở trong hoàng cung và coi ngươi như người nhà mà bây giờ ngươi thù nghịch với hoàng đế và các thần linh sao ?

Sêbastianô khiêm tốn trả lời rằng: mình chỉ có thể phục vụ hoàng đế và tổ quốc khi thờ phượng một Thiên Chúa chân thật và khinh bỏ các ngẫu tượng bằng gỗ đá. Tức giận, hoàng đế truyền lập tức trói thánh nhân lại và bắn tên cho đến chết. Khi thân thể Ngài đầy ngập thương tích, người ta tưởng Ngài đã chết và bỏ mặc tại chỗ. Ban đêm, một góa phụ tên là Irênê đến lấy xác Ngài để mai táng. Nhưng thật lạ lùng khi thấy Ngài còn sống. Bà liền đưa về nhà săn sóc cho đến khi thánh nhân bình phục hoàn toàn.

Lúc ấy các Kitô hữu khuyên Ngài nên tìm đường lẩn trốn. Nhưng sau khi cầu nguyện, Ngài quyết định đến trước Điôcletianô tuyên xưng đức tin một lần nữa. Trước mặt hoàng đế, Ngài nói: – Các thầy cả thờ ngẫu thần làm cho nhà vua coi các Kitô hữu như là kẻ thù của tổ quốc. Nhưng đó chỉ là vu khống. Trái lại phải coi như là người xây dựng tổ quốc mới đúng, bởi vì họ không ngừng cầu nguyện cho tổ quốc được cứu rỗi và nên phồn thịnh.

Ngạc nhiên không biết có phải là Sêbastianô ông đã ra lệnh giết không, ông hỏi lại cho chắc. Khi đã biết chắc, ông truyền đem thánh nhân ra pháp trường đánh đòn cho chết rồi vứt xác xuống rãnh. Một mệnh phụ tên là Lucina đã chôn cất Ngài vào một nghĩa địa ở dưới hầm.

Từ đó nơi này được mệnh danh là hang toại đạo thánh Sêbastianô và ngày nay cũng tại nơi này có xây một đại thánh đường lấy tên là vương cung thánh đường thánh Sêbastianô.

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Ngày 20/01: Thánh Fabianô, Giáo Hoàng và Thánh Sêbastianô, tử đạo

Ngày 20 tháng 1
THÁNH FABIANO VÀ SABESTIANO

I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

1. Thánh FABIANO

Giáo Hoàng Tử Đạo (+ 250)

Thánh Fabianô kế vị thánh Anthêrô trên ngôi Giáo Hoàng năm 236.

Ngài lên ngôi thánh Phêrô không phải do người ta bầu ra cho bằng do chính sự chọn lựa của Thiên Chúa. Vào lúc dân chúng và hàng giáo sĩ Rôma họp nhau để chọn vị mục tử, thì một cánh chim bồ câu từ trên trời xuống đậu trên đầu Fabianô. Do đó, dầu trước kia không ai ngó tới ngài vì ngài còn là một giáo dân ngoại quốc, bấy giờ người người đều lớn tiếng gọi ngài là người được Chúa chọn. Một cuộc tuyển lựa đặc biệt như vậy vào Giáo hội hàng đầu trong các giáo hội, chắc chắn phải có những biến cố đáng kể tiếp theo. Nhưng lịch sử lại không lưu giữ kỷ niệm nào.

Ngài đã cai quản Giáo Hội trong 14 năm, với lòng nhiệt thành và sự khôn ngoan. Ngài đã gửi nhiều nhà truyền giáo sang xứ Gallia và đã kết án nhiều lầm lạc bị gán ghép cách sai trái cho Ôrigênê. Thánh Cyprianô đã tặng ngài danh hiệu “Một con người khôn sánh”.

Ngài đã chịu tử đạo trong thời bách hại của Đêciô khoảng năm 250.

II. Thánh SÊBASTIANÔ 

Tử Đạo (Thế kỷ III)

Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Sebastian, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan ngay trong thời của Thánh Ambrôsiô và được chôn cất ở Appian Way, có lẽ gần Ðền Thánh Sebastian ngày nay. Việc sùng kính ngài lan rộng nhanh chóng, và ngài được nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350. Truyền thuyết về Thánh Sebastian góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất nhiều tranh ảnh về thánh nhân. Chỉ có một truyền thuyết mà các học giả ngày nay đồng ý là việc thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Ðế Diocletianô giao cho việc chỉ huy đội vệ binh, sau này khi Diocletianô đi sang miền Ðông thì Hoàng Ðế Maximianô kế vị cũng giao công việc này cho thánh nhân. Không một hoàng đế nào biết Thánh Sebastianô là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Sau cùng, công việc bị bại lộ. Ngài bị bắt, bị đánh đập trước mặt Hoàng Ðế Maximianô và được giao cho các cung thủ của Mauritanian để hành hình. Thân thể ngài ghim đầy những mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Nhưng khi bà quả phụ Castulus đến tìm xác ngài để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục. Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu. Lần này thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết. Xác người được một bà khác chôn cất tại nghĩa trang Ad Catacumbas trên đường Appienne. Một ngôi thánh đường được xây lên tại đó để kính thánh nhân.

Người được tôn kính cùng với Thánh Giáo Hoàng Fabianô, tuy vị này chết vì đạo nửa thế kỷ trước, được mừng kính cùng một ngày.

II. BÀI HỌC.

1. Việc Chúa làm.

Việc Chúa làm nơi cuộc đời của thánh Fabianô thật rõ nét. Chúa đã chọn ngài lên ngôi Giáo Hoàng ngay lúc ngài chỉ là một giáo dân bình thường. Điều đó cho chúng ta thấy Thiên Chúa muốn chọn ai là tùy vào thánh ý của Người.

Thánh Gioan Vianney, lúc còn là một chủng sinh, học hành rất chậm chạp, tưởng chừng như ngài không có đủ khả năng để tiến tới chức Linh mục. Ngày kia, thừa lệnh Giám mục giáo phận, một vị giáo sư thần học, đã đến khảo sát Vianney, tội nghiệp Vianney đã không thưa được câu nào. Không giữ được bình tĩnh, vị giáo sư đã đập bàn quát lớn:

– Vianney, anh dốt như lừa. Với một con lừa như anh, Giáo hội sẽ làm được gì ?

Vianney khiêm tốn bình tĩnh trả lời:

– Thưa thầy, ngày xưa Samson chỉ dùng có một cái hàm của một con lừa, để đánh bại được ba ngàn quân Philitinh, vậy với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm được gì sao ?

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy Thiên Chúa tự do chọn lựa mỗi người vào chương trình của Ngài. Ngài chọn chúng ta không vì tài năng, đức độ của chúng ta., Ngài quyền năng đến độ có thể biến đổi những con người hèn mọn thành những bậc siêu phàm. Điều quan trọng là chính sự đáp trả quảng đại của chúng ta đối với chương trình của Ngài. Thiên Chúa luôn làm được phép lạ, nếu con người biết cộng tác với Ngài, ngay cả bằng với sự dốt nát, ngu dại của mình.

2. Chúa muốn mỗi người sống can đảm.

Năm 286, ngọn lửa bách hại bùng lên dữ dội. Phần đông các Kitô hữu trốn về miền quê. Thánh Sêbastianô xin đức giáo hoàng cho phép ở lại Rôma để hướng dẫn và nâng đỡ những người còn lại. Đức giáo hoàng đã trả lời ngay: – Hỡi con hãy ở lại chiến trường để giúp đỡ các chiến sĩ và hãy tỏ ra là một chiến sĩ gan dạ bảo vệ đức tin.

Một kẻ bội giáo đã tố giác Ngài với hoàng đế, giận dữ, Điôcletianô triệu vời Ngài tới ngay. Thánh nhân vừa tới, hoàng đế nói liền: – Sêbastianô, ta đã quí mến ngươi, ta cho ngươi ở trong hoàng cung và coi ngươi như người nhà mà bây giờ ngươi thù nghịch với hoàng đế và các thần linh sao ?

Sêbastianô khiêm tốn trả lời rằng: mình chỉ có thể phục vụ hoàng đế và tổ quốc khi thờ phượng một Thiên Chúa chân thật và khinh bỏ các ngẫu tượng bằng gỗ đá. Tức giận, hoàng đế truyền lập tức trói thánh nhân lại và bắn tên cho đến chết. Khi thân thể Ngài đầy ngập thương tích, người ta tưởng Ngài đã chết và bỏ mặc tại chỗ. Ban đêm, một góa phụ tên là Irênê đến lấy xác Ngài để mai táng. Nhưng thật lạ lùng khi thấy Ngài còn sống. Bà liền đưa về nhà săn sóc cho đến khi thánh nhân bình phục hoàn toàn.

Lúc ấy các Kitô hữu khuyên Ngài nên tìm đường lẩn trốn. Nhưng sau khi cầu nguyện, Ngài quyết định đến trước Điôcletianô tuyên xưng đức tin một lần nữa. Trước mặt hoàng đế, Ngài nói: – Các thầy cả thờ ngẫu thần làm cho nhà vua coi các Kitô hữu như là kẻ thù của tổ quốc. Nhưng đó chỉ là vu khống. Trái lại phải coi như là người xây dựng tổ quốc mới đúng, bởi vì họ không ngừng cầu nguyện cho tổ quốc được cứu rỗi và nên phồn thịnh.

Ngạc nhiên không biết có phải là Sêbastianô ông đã ra lệnh giết không, ông hỏi lại cho chắc. Khi đã biết chắc, ông truyền đem thánh nhân ra pháp trường đánh đòn cho chết rồi vứt xác xuống rãnh. Một mệnh phụ tên là Lucina đã chôn cất Ngài vào một nghĩa địa ở dưới hầm.

Từ đó nơi này được mệnh danh là hang toại đạo thánh Sêbastianô và ngày nay cũng tại nơi này có xây một đại thánh đường lấy tên là vương cung thánh đường thánh Sêbastianô.

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT