spot_img

Ngày 25/04: Thánh sử Marcô, tác giả sách Tin mừng

Ngày 25 tháng 4
THÁNH MARCÔ

1. LỊCH SỬ

Thánh Marcô có thể thuộc dòng tộc Arong, sinh tại Galilê. Là một trong 72 môn đệ của Chúa Giêsu. Trong công cuộc truyền giáo, ngài là đệ tử trung kiên của thánh Phêrô. Chính nhờ sự giúp đỡ và lời yêu cầu nguyện của vị thủ lãnh các tông đồ mà thánh nhân đã viết cuốn Tin Mừng thứ hai, gọi là Tin Mừng theo thánh Marcô.

Tin Mừng của ngài vắn gọn. Lời văn không chải chuốt như thánh Matthêo hoặc Luca, nhưng rất chân thành và thực tế. Ngài không giấu diếm sự chậm hiểu, kém tin của các tông đồ: “Các ông không hiểu ý nghĩa phép lạ bánh hóa nhiều: lòng trí các ông còn ngu muội” (Mc  5, 52 ); ngài cũng chẳng che đậy tham vọng của các ông: “Khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả ” (Mc 9. 34 ).

Theo nhiều nguồn tài liệu, mẹ ngài là bà Maria, một bà góa giàu có ở  Giêrusalem, có nhà rộng rãi, có thể làm nơi hội họp của các tín hữu được và thánh Phêrô cũng thường trú ngụ ở nơi này.

Thánh nhân theo người bà con là Barnabê và tông đồ Phaolô trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất. Nhưng khi đến Pergê thì ngài trở về Giêrusalem, có lẽ vì lý do sức khỏe. Sau đó, ngài đã tháp tùng theo thánh Phêrô giảng đạo ở Rôma. Ngài đã chứng kiến “khoảng ba ngàn người theo đạo ” nhờ bài giảng của thánh Phêrô; ngài thấy tận mắt thánh Phêrô chữa lành người què từ khi lọt lòng mẹ” tại cửa Đền thờ; ngài cũng bị “các tư tế viên lãnh binh Đền thờ và các người thuộc nhóm Sađốc” bắt giam…

Chính thánh Phêrô đã trao cho ngài sứ mạng phúc âm hoá Alexandria. Ngài đã thành lập giáo đoàn này, và hướng dẫn mọi người sống hoàn thiện đạo đức không kém giáo đoàn Giêrusalem. Toàn thể giáo đoàn đều hiệp nhất trong một niềm tin, cậy, mến, chuyên cần phụng sự Chúa và phục vụ nhau.

Chính vì thế mà ma quỷ ganh tị. Chúng xúi dục những người ngoại giáo quá khích chống đối bách hại thánh nhân. Họ bắt ngài; cột cổ kéo lôi trên sỏi đá làm cho da thịt ngài bị xé rách nát ra. Máu chảy đầm đìa. Rồi đem bỏ vào ngục. Sáng hôm sau, họ lại dắt ngài ra và hành hạ y như hôm trước. Đau đớn quá, ngài kiệt sức dần và tắt thở..

II. GƯƠNG TÔNG ĐỒ

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Bổn phận loan báo Tin Mừng là bổn phận của mọi người. Mỗi người đều có thể là tông đồ cho Chúa trong hoàn cảnh và khả năng của mình.

June là một cô bé 5 tuổi xinh đẹp và lanh lợi. Cha là một mục sư. Mỗi khi đi đâu, Mẹ thường cho em theo.

Ngày nọ, khi hai mẹ con vào bưu điện, một ông lão thấy em liền hỏi:

– Này bé, ai cho bé mái tóc đẹp thế ?

– Chúa cho cháu đó!

Nói xong bé nhìn thẳng vào ông hỏi:

– Thế ông có được Chúa cho gì không? Có được Chúa cứu không?

Ông già kinh ngạc và xúc động trước câu hỏi đơn sơ đó. Ông thẫn thờ đáp :

– Không, bé ạ!

– Thế thì ông phải đến với Chúa ngay đi. Rồi Chúa sẽ cho ông thành một người thật đẹp đẽ !

Nói xong, bé vội chạy theo mẹ.

Ít tuần sau, ông tìm đến nhà thờ và theo đạo. Ông cho biết lời của em bé luôn ám ảnh trong đầu và ông quyết định theo Chúa. (Góp nhặt)

Một cách truyền giáo đơn sơ nhưng kết quả thật không ai ngờ!

Tại sao chúng ta phải truyền giáo? Thưa vì chúng ta đã được lãnh nhận nhưng không thì chúng ta cũng phải biết cho đi nhưng không.

Lịch sử kể lại rằng Fritz Kreisler (18751962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một cơ nghiệp đồ sộ nhờ các buổi hòa nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết của cải. Do đó, trong một chuyến lưu diễn, ông tìm được một cây vĩ cầm thanh tú nhưng không đủ tiền mua.

Đến khi ông kiếm đủ tiền và trở lại, thì cây đàn đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Kreisler tìm đến chủ mới của cây vĩ cầm để xin mua lại. Nhà sưu tầm không muốn bán vì theo ông, nó là một bảo vật quí giá. Kreisler buồn bã và sắp sửa ra về, bỗng nảy ra một ý:

Xin đàn một lần trước khi nó bị ký thác cho sự câm lặng.

Chủ nhân chấp thuận. Vị nhạc sĩ tài ba đã làm cho nhà sưu tầm thực sự xúc động vì tiếng đàn du dương của mình, đến nỗi ông ấy phải kêu lên:

– Kreisler ơi ! Tôi, tôi không có quyền giữ chiếc đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới để thiên hạ được thưởng thức âm thanh của nó.

Chúng ta cũng thế, chúng ta không có quyền giữ cho mình tất cả hồng ân Chúa đã ban tặng cho ta. Tất cả đã được đón nhận thì tất cả cũng phải được sẻ chia. (Epphata)

Thế giới hôm nay vẫn còn đầy rẫy những nạn nhân của chiến tranh, của đói nghèo, của bệnh tật, thiên tai, phân biệt chủng tộc vv đang cần những người đem đến cho họ tình thương của Chúa.

Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,

làm chân tay cho người què cụt,

làm đôi mắt cho ai đui mù,

làm lỗ tai cho người bị điếc,

làm miệng lưỡi cho người không nói được,

làm tiếng kêu cho người chịu bất công.

Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đồng lúa,

Để đem cơm cho người đói đang chờ,

Và đem nước cho người họng đang khô,

Đem thuốc thang cho người đang đau ốm,

Đem áo quần cho người đang trần trụi,

Đem mền đắp cho người rét đang run.

Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đường vắng,

Thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,

Đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,

Truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,

Nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,

Đem tự do cho những kiếp đọa đày.

Lạy Chúa, xin cứ gửi con vào thôn xóm,

Đem an hòa cho những ai bất thuận,

Đem thanh bình cho kẻ sống âu lo,

Đem ủi an cho người đang sầu khổ,

Đem niềm vui cho những ai bất hạnh,

Đem vận may cho người gặp rủi ro.

Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả,

Cho mọi người được hạnh phúc an vui.

Còn phần con xin gửi hết nơi Ngài,

Là Thiên Chúa, là tình yêu, là lẽ sống.

Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,

để tin yêu mà vui sống trọn đời.

(Một Linh mục Dòng Tên)

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Ngày 25/04: Thánh sử Marcô, tác giả sách Tin mừng

Ngày 25 tháng 4
THÁNH MARCÔ

1. LỊCH SỬ

Thánh Marcô có thể thuộc dòng tộc Arong, sinh tại Galilê. Là một trong 72 môn đệ của Chúa Giêsu. Trong công cuộc truyền giáo, ngài là đệ tử trung kiên của thánh Phêrô. Chính nhờ sự giúp đỡ và lời yêu cầu nguyện của vị thủ lãnh các tông đồ mà thánh nhân đã viết cuốn Tin Mừng thứ hai, gọi là Tin Mừng theo thánh Marcô.

Tin Mừng của ngài vắn gọn. Lời văn không chải chuốt như thánh Matthêo hoặc Luca, nhưng rất chân thành và thực tế. Ngài không giấu diếm sự chậm hiểu, kém tin của các tông đồ: “Các ông không hiểu ý nghĩa phép lạ bánh hóa nhiều: lòng trí các ông còn ngu muội” (Mc  5, 52 ); ngài cũng chẳng che đậy tham vọng của các ông: “Khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả ” (Mc 9. 34 ).

Theo nhiều nguồn tài liệu, mẹ ngài là bà Maria, một bà góa giàu có ở  Giêrusalem, có nhà rộng rãi, có thể làm nơi hội họp của các tín hữu được và thánh Phêrô cũng thường trú ngụ ở nơi này.

Thánh nhân theo người bà con là Barnabê và tông đồ Phaolô trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất. Nhưng khi đến Pergê thì ngài trở về Giêrusalem, có lẽ vì lý do sức khỏe. Sau đó, ngài đã tháp tùng theo thánh Phêrô giảng đạo ở Rôma. Ngài đã chứng kiến “khoảng ba ngàn người theo đạo ” nhờ bài giảng của thánh Phêrô; ngài thấy tận mắt thánh Phêrô chữa lành người què từ khi lọt lòng mẹ” tại cửa Đền thờ; ngài cũng bị “các tư tế viên lãnh binh Đền thờ và các người thuộc nhóm Sađốc” bắt giam…

Chính thánh Phêrô đã trao cho ngài sứ mạng phúc âm hoá Alexandria. Ngài đã thành lập giáo đoàn này, và hướng dẫn mọi người sống hoàn thiện đạo đức không kém giáo đoàn Giêrusalem. Toàn thể giáo đoàn đều hiệp nhất trong một niềm tin, cậy, mến, chuyên cần phụng sự Chúa và phục vụ nhau.

Chính vì thế mà ma quỷ ganh tị. Chúng xúi dục những người ngoại giáo quá khích chống đối bách hại thánh nhân. Họ bắt ngài; cột cổ kéo lôi trên sỏi đá làm cho da thịt ngài bị xé rách nát ra. Máu chảy đầm đìa. Rồi đem bỏ vào ngục. Sáng hôm sau, họ lại dắt ngài ra và hành hạ y như hôm trước. Đau đớn quá, ngài kiệt sức dần và tắt thở..

II. GƯƠNG TÔNG ĐỒ

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Bổn phận loan báo Tin Mừng là bổn phận của mọi người. Mỗi người đều có thể là tông đồ cho Chúa trong hoàn cảnh và khả năng của mình.

June là một cô bé 5 tuổi xinh đẹp và lanh lợi. Cha là một mục sư. Mỗi khi đi đâu, Mẹ thường cho em theo.

Ngày nọ, khi hai mẹ con vào bưu điện, một ông lão thấy em liền hỏi:

– Này bé, ai cho bé mái tóc đẹp thế ?

– Chúa cho cháu đó!

Nói xong bé nhìn thẳng vào ông hỏi:

– Thế ông có được Chúa cho gì không? Có được Chúa cứu không?

Ông già kinh ngạc và xúc động trước câu hỏi đơn sơ đó. Ông thẫn thờ đáp :

– Không, bé ạ!

– Thế thì ông phải đến với Chúa ngay đi. Rồi Chúa sẽ cho ông thành một người thật đẹp đẽ !

Nói xong, bé vội chạy theo mẹ.

Ít tuần sau, ông tìm đến nhà thờ và theo đạo. Ông cho biết lời của em bé luôn ám ảnh trong đầu và ông quyết định theo Chúa. (Góp nhặt)

Một cách truyền giáo đơn sơ nhưng kết quả thật không ai ngờ!

Tại sao chúng ta phải truyền giáo? Thưa vì chúng ta đã được lãnh nhận nhưng không thì chúng ta cũng phải biết cho đi nhưng không.

Lịch sử kể lại rằng Fritz Kreisler (18751962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một cơ nghiệp đồ sộ nhờ các buổi hòa nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết của cải. Do đó, trong một chuyến lưu diễn, ông tìm được một cây vĩ cầm thanh tú nhưng không đủ tiền mua.

Đến khi ông kiếm đủ tiền và trở lại, thì cây đàn đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Kreisler tìm đến chủ mới của cây vĩ cầm để xin mua lại. Nhà sưu tầm không muốn bán vì theo ông, nó là một bảo vật quí giá. Kreisler buồn bã và sắp sửa ra về, bỗng nảy ra một ý:

Xin đàn một lần trước khi nó bị ký thác cho sự câm lặng.

Chủ nhân chấp thuận. Vị nhạc sĩ tài ba đã làm cho nhà sưu tầm thực sự xúc động vì tiếng đàn du dương của mình, đến nỗi ông ấy phải kêu lên:

– Kreisler ơi ! Tôi, tôi không có quyền giữ chiếc đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới để thiên hạ được thưởng thức âm thanh của nó.

Chúng ta cũng thế, chúng ta không có quyền giữ cho mình tất cả hồng ân Chúa đã ban tặng cho ta. Tất cả đã được đón nhận thì tất cả cũng phải được sẻ chia. (Epphata)

Thế giới hôm nay vẫn còn đầy rẫy những nạn nhân của chiến tranh, của đói nghèo, của bệnh tật, thiên tai, phân biệt chủng tộc vv đang cần những người đem đến cho họ tình thương của Chúa.

Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,

làm chân tay cho người què cụt,

làm đôi mắt cho ai đui mù,

làm lỗ tai cho người bị điếc,

làm miệng lưỡi cho người không nói được,

làm tiếng kêu cho người chịu bất công.

Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đồng lúa,

Để đem cơm cho người đói đang chờ,

Và đem nước cho người họng đang khô,

Đem thuốc thang cho người đang đau ốm,

Đem áo quần cho người đang trần trụi,

Đem mền đắp cho người rét đang run.

Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đường vắng,

Thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,

Đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,

Truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,

Nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,

Đem tự do cho những kiếp đọa đày.

Lạy Chúa, xin cứ gửi con vào thôn xóm,

Đem an hòa cho những ai bất thuận,

Đem thanh bình cho kẻ sống âu lo,

Đem ủi an cho người đang sầu khổ,

Đem niềm vui cho những ai bất hạnh,

Đem vận may cho người gặp rủi ro.

Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả,

Cho mọi người được hạnh phúc an vui.

Còn phần con xin gửi hết nơi Ngài,

Là Thiên Chúa, là tình yêu, là lẽ sống.

Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,

để tin yêu mà vui sống trọn đời.

(Một Linh mục Dòng Tên)

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT