spot_img

Thứ Ba tuần 17: Thánh Alphongsô Maria Liguori, giám mục, tiến sĩ Hội thánh

Bài đọc 1 (Xh 33,7-11 ; 34,5b-9.28)

Đức Chúa đàm đạo với ông Mô-sê, mặt giáp mặt.

Bài trích sách Xuất hành.

337 Bấy giờ, ông Mô-sê lấy một chiếc lều và đem dựng cho mình bên ngoài trại, cách một quãng xa. Ông gọi lều ấy là Lều Hội Ngộ. Ai thỉnh ý Đức Chúa thì ra Lều Hội Ngộ, ở ngoài trại. 8 Mỗi khi ông Mô-sê ra Lều, toàn dân đứng lên, ai nấy đứng ở cửa lều mình và nhìn theo ông Mô-sê cho đến khi ông vào trong Lều. 9 Mỗi khi ông Mô-sê vào trong Lều, thì cột mây đáp xuống, đứng ở cửa Lều, và Đức Chúa đàm đạo với ông Mô-sê. 10 Khi thấy cột mây đứng ở cửa Lều, toàn dân đứng dậy ; và ai nấy phủ phục ở cửa lều mình. 11 Đức Chúa đàm đạo với ông Mô-sê, mặt giáp mặt, như hai người bạn với nhau. Rồi ông Mô-sê trở về trại ; nhưng phụ tá của ông là chàng thanh niên Giô-suê, con ông Nun, thì cứ ở trong Lều, không rời khỏi đó.

345b Đức Chúa đứng đó với ông. Người xưng danh Người là Đức Chúa. 6 Đức Chúa đi qua trước mặt ông và xướng : “Đức Chúa ! Đức Chúa ! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín, 7 giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi, nhưng không bỏ qua điều gì, và trừng phạt con cháu đến ba bốn đời vì lỗi lầm của cha ông.” 8 Ông Mô-sê vội vàng phục xuống đất thờ lạy 9 và thưa : “Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận chúng con làm cơ nghiệp của Ngài.”

28 Ông ở đó với Đức Chúa bốn mươi ngày bốn mươi đêm, không ăn không uống, và ông viết trên những bia các điều khoản của giao ước, tức là Thập Điều.

Đáp ca Tv 102,6-7.8-9.10-11.12-13 (Đ. c.8a)

Đ. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

X. 6Chúa phân xử công minh,
bênh quyền lợi những ai bị áp bức,7mặc khải cho Mô-sê biết đường lối của Người,
cho con cái nhà Ít-ra-en
thấy những kỳ công Người thực hiện.

X. 8Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương,9chẳng trách cứ luôn luôn,
không oán hờn mãi mãi.

X. 10Người không cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.11Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.

X. 12Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.13Như người cha chạnh lòng thương con cái,
Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.

Tung hô Tin Mừng 

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Hạt giống là lời Thiên Chúa, người gieo giống là Đức Ki-tô. Ai tuân giữ lời Người, sẽ muôn đời tồn tại. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 13,36-43

Như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

36 Khi ấy, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng : “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.” 37 Người đáp : “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là quỷ dữ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên sứ. 40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. 41 Con Người sẽ sai các thiên sứ của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa ; ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.”

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Chúa kiên nhẫn chờ đợi kẻ dữ hoán cải để được cứu độ. Ta cũng hãy bắt chước Chúa để sống nhân từ bao dung với nhau.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa là Đấng nhân hậu từ bi, chậm giận và giàu lòng thương xót. Dù chúng con tội lỗi, Chúa vẫn không muốn tiêu diệt chúng con. Chúa chờ đợi và tìm kiếm chúng con là những người lầm đường lạc lối trở về với Chúa.

Lạy Chúa, trên thế giới và ngay cả trong Hội Thánh, người xấu việc xấu còn đó rất nhiều. Không ai muốn chấp nhận cái xấu. Vì vậy loài người chúng con luôn muốn tiêu diệt nhau, đối xử tàn ác với nhau, nóng giận xua đuổi nhau. Chúng con muốn nhổ sạch cỏ lùng ngay tức khắc. Và ngay chính tâm hồn con cũng vừa tồn tại lúa tốt, vừa tồn tại cả cỏ lùng. Con luôn có ơn Chúa đỡ nâng và thánh hóa, nhưng tâm hồn con lại để cỏ lùng của tội lỗi, của tính mê tật xấu phát triển. Chúa vẫn yêu thương và kiên nhẫn đợi chờ con sống tốt hơn.

Hôm nay, con nghe Lời Chúa và nhìn lên gương Chúa, để học với Chúa lòng bao dung nhân từ và kiên nhẫn. Con thấy chính con là cỏ lùng đã được Chúa cho tồn tại đến hôm nay. Xin ban cho con luôn biết chấp nhận người khác, cảm thông và chịu đựng lẫn nhau. Khi thấy người khác lầm lỗi, xin giúp con kiên nhẫn nhắc bảo, cầu nguyện cho nhau, khích lệ nhau. Xin Chúa đừng để con vì nóng giận mà đối xử tàn nhẫn với anh em. Chúa bao dung và kiên nhẫn chờ đợi con, xin cho con biết bao dung và kiên nhẫn chờ đợi anh em. Chúa hy vọng con sẽ hoán cải nên tốt, xin cho con biết hy vọng về người khác. Amen.

Ghi nhớ: “Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A- Phân tích (Hạt giống…)

Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn lúa và cỏ lùng.

B- Suy gẫm (… nẩy mầm)

1. Ta hãy suy gẫm về thái độ kiên nhẫn của Chúa đối với những người xấu. Chúa kiên nhẫn vì:

a/ Nhân từ chờ kẻ xấu ăn năn. “Cây lau bị dập, Ngài không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét Ngài chẳng nở tắt đi”; “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống”;

b/ Vì tôn trọng tự do mà Ngài đã ban cho mỗi người.

Trách nhiệm mỗi người:

a/ Sử dụng tự do để chọn điều tốt;

b/ Tác động lên những người chung quanh để kêu gọi họ về phía tốt.

2. Với thời gian, lúa có thể lớn mạnh lấn át cỏ lùng, nhưng đồng thời cỏ lùng cũng có thể lớn mạnh làm chết lúa. Do đó, sự kiên nhẫn chờ đợi của Chúa vừa là cơ hội mà cũng vừa là nguy cơ cho mỗi người chúng ta. Hôm nay tôi còn xấu, nhưng ngày mai tôi có thể trở thành tốt. Ngược lại hôm nay tôi tốt, nhưng ngày mai có thể tôi sẽ xấu.

Bởi đó, tôi chớ nên vội đánh giá người khác, và cũng chớ nên tự mãn về mình. Mọi người đều phải tận dùng thời giờ và cơ hội của Chúa để ngày càng trở nên hoàn thiện như Cha trên trời.

3. Một giám mục chúc mừng viên quản lý gian hàng điện khí về công việc tốt đẹp của anh. Ngài nói rằng không bao giờ hết ngạc nhiên về khoa điện năng tuyệt vời.

– Đúng, và con cũng chưa bao giờ nghĩ về điều đó mà không ngạc nhiên về sự kiên trì của Chúa.

– Sự kiên trì của Chúa? Anh muốn nói gì?

– Ngài có bao giờ tự hỏi sao Đấng sáng tạo phải đợi hàng thế kỷ mới có một vài người khám phá nguồn điện phong phú trong vũ trụ chỉ chờ được sử dụng? (Góp nhặt)

4. “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong Nước Cha họ” (Mt 13,43)

Trên đường về quê trời, từ xa chúng ta đã thấy thấp thoáng đích đến. Kìa, tại sao bạn dừng lại? Không, không thể được! Đừng dừng lại bạn nhé!

Tôi biết bạn đang chao đảo vì nắng gắt của dư luận. Tôi biết gối bạn đã chồn, chân bạn đã mỏi đã nát vì chông gai, nay lại hụt hẫng do những vực thẳm của bất công và những khúc quanh của lòng người. Đừng cố làm ra vẻ thản nhiên, đừng cố che dấu cái tôi đầy đau khổ thất vọng. Bạn hãy cùng tôi đọc lại câu Phúc Âm này để san sẻ cho nhau niềm hy vọng. Quãng đường còn lại chắc chắn sẽ vui vẻ hơn, đỡ vất vả hơn.

Bạn hãy nhìn về phía trước và cùng tôi dấn bước tiến lên. Tôi đã thấy nghị lực và khát vọng hạnh phúc trong mắt bạn. Chúng ta sẽ cập bến.

Lạy Chúa, được nên công chính trong bí tích Thánh Tẩy, xin cho chúng con biết nâng đỡ nhau trên con đường công chính, con đường về nhà Cha. (Hosanna)

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Ý nghĩa dụ ngôn cỏ lùng (Mt 13,36-43)

  1. Bài Tin mừng hôm nay là chuyện các môn đệ xin Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa dụ ngôn cỏ lùng. Một dụ ngôn chỉ ra nguyên nhân của sự thiện ác từ đâu và chứng minh một thực tế là thiện và ác cùng tồn tại song hành với nhau.

Dụ ngôn này cho biết trong các công việc của Nước Thiên Chúa, vẫn có xen lẫn những công việc của ma quỷ, mà trong giai đoạn sống ở trần gian, người ta không thể nào triệt bỏ hết được, chỉ đến ngày tận thế sự phân định mới rõ ràng. Vì thế, dụ ngôn cỏ lùng có mục đích diễn tả lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, Ngài chấp nhận tốt xấu pha trộn, đợi đến ngày cuối cùng Chúa mới lấy quyền xét xử.

  1. Chúa Giêsu đích thân giải thích cho các Tông đồ về ý nghĩa dụ ngôn cỏ lùng: Người đi gieo giống tốt là Chúa Giêsu, hạt giống tốt là con cái Chúa, thửa ruộng là thế gian, là nơi con người sinh sống làm việc, phục vụ, cỏ lùng là người xấu, người dữ, kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỉ, mùa gặt là ngày tận thế, thợ gặt là các thiên thần. Lúa tốt thì được thu vào kho lẫm, tức là những người lành, thánh thiện thì được thưởng. Còn cỏ lùng thì được thu lại và đốt đi, tức là những người xấu thì bị tống vào hoả ngục.
  2. Dụ ngôn này dễ hiểu và hợp tình hợp lý. Trong trần gian cũng như trong Giáo hội luôn có những người xấu sống bên cạnh người tốt, cái thiện và cái ác lẫn lộn. Ánh sáng và bóng tối trong thế giới ta đang sống, thiện và ác trong lòng mọi người, đó là cánh đồng lúa mì mà trong đó cỏ lùng mọc lẫn lộn bên cạnh cây lúa tốt. Còn đối với con người, xấu tốt ở xen lẫn với nhau, vàng thau lẫn lộn, không phân biệt được tốt xấu, hoặc đôi khi đánh giá lầm mà coi người tốt ra người xấu, hoặc người xấu ra người tốt.

Ở đâu cũng có anh hùng
Ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên.

Trong Hội thánh và nơi mỗi người có một sự pha trộn thánh thiện và tội lỗi, thiện và ác, đó là điều không thể tránh được. Hội thánh là thánh thiện tự bản chết, nhưng Hội thánh cũng có những con người yếu đuối tội lỗi, và chúng ta, mặc dầu đã nhận nhiều ân sủng qua phép Rửa tội cũng có khuynh hướng phạm tội.

  1. Thiên Chúa cho kẻ lành người dữ sống chung với nhau, cũng như cho cỏ lùng và lúa cùng mọc lên, đến ngày tận thế Thiên Chúa mới phân xử, mới tách biệt chiên ra khỏi dê, người lành khỏi kẻ dữ. Trong khi chờ đợi ngày phân xử, chúng ta được mời gọi yêu thương mọi người, nhất là tạo điều kiện cho những kẻ tội lỗi biết sám hối trở về đường lành, còn việc xét xử thì dành cho Thiên Chúa.

Giữa thế gian vàng thau lẫn lộn, giữa biển đời cá tốt cá xấu, giữa cuộc đời kẻ lành người dữ cùng chung sống với nhau và chỉ được Chúa phân định trong ngày ra trước toà phán xét, để thưởng công hay luận phạt. Ngày đó, như nông dân gom lúa vào lẫm và đốt cỏ lùng, thì Thiên Chúa cũng thưởng công Nước trời hạnh phúc cho kẻ lành và ném vào hoả ngục những kẻ gian ác tội lỗi (Mỗi ngày một tin vui).

  1. Qua dụ ngôn cỏ lùng, Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa là Đấng nhân từ, giàu lòng thương xót, “chậm bất bình và hết sức khoan dung”. Ngài không chỉ trì hoãn đến ngày tận thế mới “nhổ cỏ lùng” trừng phạt kẻ tội lỗi. Ngài “đợi chờ đến mùa gặt” để con người có thời gian hoán cải, biến đổi từ cỏ lùng trở thành lúa tốt. Trong khi đó, phải chăng vì kiếp người quá vắn vỏi, con người không có đủ kiên nhẫn với nhau, luôn tìm cách bới ra khuyết điểm của nhau để loại trừ nhau, tiêu diệt nhau.

Thiên Chúa rất mực công minh đồng thời Ngài lại đầy lòng nhân từ, thương xót. Chỉ có một mình Thiên Chúa mới có quyền xét đoán và kết án con người. Nhưng Ngài lại chờ đợi “cho tới mùa gặt” mới thực thi quyền xét xử ấy. Và một khi xét xử Ngài lại xét xử khoan dung. Trong khi Chúa sẵn sàng chờ đợi để cho cả cỏ và lúa mọc lên cho tới mùa gặt, thì chúng ta làm gì? Phải chăng chúng ta vội vàng “nhổ cỏ” bằng những cư xử nghiệt ngã, tàn nhẫn với tha nhân? Hay chúng ta khoanh tay, trố mắt ngồi chờ “thi gan” với Chúa? Là con cái Chúa, chúng ta hãy sống bao dung nhẫn nại, quảng đại, tha thứ để góp phần làm cho “cỏ lùng” được “biến đổi gien” trở thành “lúa tốt” (5 phút Lời Chúa).

  1. Truyện: Để thành ngọc trai

Trong tập nhật ký của một sinh viên, người ta đọc được câu chuyện này: Tôi ở cùng phòng với một người Nhật Bản. Cô ấy có một viên ngọc. Mẹ cô đã tặng cô ấy viên ngọc ấy trước khi lên đường sang Mỹ du học. Gia tộc cô từ đời này sang đời khác làm nghề nuôi trai lấy ngọc. Trước khi cô đi, mẹ đã gọi cô vào phòng, đưa cho cô viên ngọc và nói:

– Khi người ta nhét hạt cát vào bên trong vỏ con trai biển, nó cảm thấy rất khó chịu, nhưng lại không có cách nào đẩy hạt cát ra ngoài. Lúc đó, con trai phải đối mặt với hai sự lựa chọn, hoặc là phải quyết một trận sống còn với hạt cát đó, hoặc là tìm cách đồng hoá nó để hai bên có thể chung sống hoà bình với nhau. Con trai biển đã lựa chọn cách làm thứ hai. Nó dùng cơ thể mềm mại của mình ôm lấy hạt cát, đồng thời tiết ra chất xà cừ từng lớp lớp bao bọc lấy hạt cát. Vì thế sự hình thành của ngọc trai là hành trình từ đau khổ đến sự tròn trịa đầy đặn.

Có lẽ nhiều người đã từng nghe câu chuyện này, nhưng rất ít người biết dùng quan điểm của con trai biển để nhìn nhận nghịch cảnh. Trong cuộc sống có rất nhiều những sự việc không như ý, làm thế nào để bao dung, đồng hoá chúng, chấp nhận chúng như một phần của cuộc sống, để cuộc sống bớt đi phiền muộn, có lẽ đó là bài học cần thiết nhất đối với con người trong xã hội hôm nay.

Suy niệm 4: (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Không ai trọn lành thánh thiện toàn diện được đâu. Ai ai cũng có tật xấu, không nhiều thì ít. Người lành thánh mỗi ngày ít nhất cũng có bảy tám lần lầm lỡ, sai sót.

Chúng ta hãy học tập nơi Benjamin Franklin. Mỗi khi đêm về, ông xét mình về từng tật xấu của ông, rồi ông lập chương trình đánh tỉa từng tật xấu: Mỗi tuần, ông quyết thắng cho được một tật xấu.

Chúng ta hãy quyết chừa tính xấu, quyết diệt tính xấu, nhất là những tính xấu nổi bật nhất của mình.

Và chúng ta đừng bao giờ dại dột để rước thêm một tính xấu mới nào vào trong cuộc đời của mình.

Suy niệm

Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn lúa và cỏ lùng: Lúa tốt là con cái nước Trời và cỏ lùng là con cái ma quỷ…

Khi đến mùa gặt là ngày tận thế, ngày Chúa phán xét chung, ngày Chúa Giêsu lại đến một cách vinh quang để hoàn tất chương trình tình yêu của Thiên Chúa. Cỏ dại, con cái bóng tối bị quăng vào lửa, hỏa ngục và lúa tốt, con cái ánh sáng được cất vào kho, tham dự vinh quang nước Trời…

Cho nên trong tiến trình gieo trồng và chăm sóc lúa, cần phát triển lúa để thu hep cỏ lùng và chúng phải bị tận diệt dần dần bằng việc thiện… Tối và sáng không thể cùng hiện diện; thiện và ác không thể cùng tồn tại trong cộng đoàn, giáo xứ, gia đình… Và cả trong mỗi người chúng ta, đôi lúc làm theo sự thiện, lại có lúc chiều theo quyền lực của sự dữ.

Cuộc sống trần thế là cuộc lữ hành, đó là thời gian thanh luyện. Chúng ta cầu xin Thánh Thần, để Ngài đến kết án tội lỗi trong chúng ta: Cỏ lùng phải được tiêu diệt để lúa thêm tốt tươi và Thánh Thần đổi mới địa cầu; để Giáo hội và mỗi người chúng ta được tinh tuyền trong ngày đón Ðức Giêsu trở lại trong vinh quang.

Ý lực sống

“Nhưng dầu Chúa là chủ tể sức mạnh, Chúa xét xử nhân hậu,
và Chúa cai trị chúng con với nhiều khoan dung”…
(Kn 12,16)

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Ba tuần 17: Thánh Alphongsô Maria Liguori, giám mục, tiến sĩ Hội thánh

Bài đọc 1 (Xh 33,7-11 ; 34,5b-9.28)

Đức Chúa đàm đạo với ông Mô-sê, mặt giáp mặt.

Bài trích sách Xuất hành.

337 Bấy giờ, ông Mô-sê lấy một chiếc lều và đem dựng cho mình bên ngoài trại, cách một quãng xa. Ông gọi lều ấy là Lều Hội Ngộ. Ai thỉnh ý Đức Chúa thì ra Lều Hội Ngộ, ở ngoài trại. 8 Mỗi khi ông Mô-sê ra Lều, toàn dân đứng lên, ai nấy đứng ở cửa lều mình và nhìn theo ông Mô-sê cho đến khi ông vào trong Lều. 9 Mỗi khi ông Mô-sê vào trong Lều, thì cột mây đáp xuống, đứng ở cửa Lều, và Đức Chúa đàm đạo với ông Mô-sê. 10 Khi thấy cột mây đứng ở cửa Lều, toàn dân đứng dậy ; và ai nấy phủ phục ở cửa lều mình. 11 Đức Chúa đàm đạo với ông Mô-sê, mặt giáp mặt, như hai người bạn với nhau. Rồi ông Mô-sê trở về trại ; nhưng phụ tá của ông là chàng thanh niên Giô-suê, con ông Nun, thì cứ ở trong Lều, không rời khỏi đó.

345b Đức Chúa đứng đó với ông. Người xưng danh Người là Đức Chúa. 6 Đức Chúa đi qua trước mặt ông và xướng : “Đức Chúa ! Đức Chúa ! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín, 7 giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi, nhưng không bỏ qua điều gì, và trừng phạt con cháu đến ba bốn đời vì lỗi lầm của cha ông.” 8 Ông Mô-sê vội vàng phục xuống đất thờ lạy 9 và thưa : “Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận chúng con làm cơ nghiệp của Ngài.”

28 Ông ở đó với Đức Chúa bốn mươi ngày bốn mươi đêm, không ăn không uống, và ông viết trên những bia các điều khoản của giao ước, tức là Thập Điều.

Đáp ca Tv 102,6-7.8-9.10-11.12-13 (Đ. c.8a)

Đ. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

X. 6Chúa phân xử công minh,
bênh quyền lợi những ai bị áp bức,7mặc khải cho Mô-sê biết đường lối của Người,
cho con cái nhà Ít-ra-en
thấy những kỳ công Người thực hiện.

X. 8Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương,9chẳng trách cứ luôn luôn,
không oán hờn mãi mãi.

X. 10Người không cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.11Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.

X. 12Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.13Như người cha chạnh lòng thương con cái,
Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.

Tung hô Tin Mừng 

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Hạt giống là lời Thiên Chúa, người gieo giống là Đức Ki-tô. Ai tuân giữ lời Người, sẽ muôn đời tồn tại. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 13,36-43

Như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

36 Khi ấy, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng : “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.” 37 Người đáp : “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là quỷ dữ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên sứ. 40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. 41 Con Người sẽ sai các thiên sứ của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa ; ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.”

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Chúa kiên nhẫn chờ đợi kẻ dữ hoán cải để được cứu độ. Ta cũng hãy bắt chước Chúa để sống nhân từ bao dung với nhau.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa là Đấng nhân hậu từ bi, chậm giận và giàu lòng thương xót. Dù chúng con tội lỗi, Chúa vẫn không muốn tiêu diệt chúng con. Chúa chờ đợi và tìm kiếm chúng con là những người lầm đường lạc lối trở về với Chúa.

Lạy Chúa, trên thế giới và ngay cả trong Hội Thánh, người xấu việc xấu còn đó rất nhiều. Không ai muốn chấp nhận cái xấu. Vì vậy loài người chúng con luôn muốn tiêu diệt nhau, đối xử tàn ác với nhau, nóng giận xua đuổi nhau. Chúng con muốn nhổ sạch cỏ lùng ngay tức khắc. Và ngay chính tâm hồn con cũng vừa tồn tại lúa tốt, vừa tồn tại cả cỏ lùng. Con luôn có ơn Chúa đỡ nâng và thánh hóa, nhưng tâm hồn con lại để cỏ lùng của tội lỗi, của tính mê tật xấu phát triển. Chúa vẫn yêu thương và kiên nhẫn đợi chờ con sống tốt hơn.

Hôm nay, con nghe Lời Chúa và nhìn lên gương Chúa, để học với Chúa lòng bao dung nhân từ và kiên nhẫn. Con thấy chính con là cỏ lùng đã được Chúa cho tồn tại đến hôm nay. Xin ban cho con luôn biết chấp nhận người khác, cảm thông và chịu đựng lẫn nhau. Khi thấy người khác lầm lỗi, xin giúp con kiên nhẫn nhắc bảo, cầu nguyện cho nhau, khích lệ nhau. Xin Chúa đừng để con vì nóng giận mà đối xử tàn nhẫn với anh em. Chúa bao dung và kiên nhẫn chờ đợi con, xin cho con biết bao dung và kiên nhẫn chờ đợi anh em. Chúa hy vọng con sẽ hoán cải nên tốt, xin cho con biết hy vọng về người khác. Amen.

Ghi nhớ: “Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A- Phân tích (Hạt giống…)

Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn lúa và cỏ lùng.

B- Suy gẫm (… nẩy mầm)

1. Ta hãy suy gẫm về thái độ kiên nhẫn của Chúa đối với những người xấu. Chúa kiên nhẫn vì:

a/ Nhân từ chờ kẻ xấu ăn năn. “Cây lau bị dập, Ngài không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét Ngài chẳng nở tắt đi”; “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống”;

b/ Vì tôn trọng tự do mà Ngài đã ban cho mỗi người.

Trách nhiệm mỗi người:

a/ Sử dụng tự do để chọn điều tốt;

b/ Tác động lên những người chung quanh để kêu gọi họ về phía tốt.

2. Với thời gian, lúa có thể lớn mạnh lấn át cỏ lùng, nhưng đồng thời cỏ lùng cũng có thể lớn mạnh làm chết lúa. Do đó, sự kiên nhẫn chờ đợi của Chúa vừa là cơ hội mà cũng vừa là nguy cơ cho mỗi người chúng ta. Hôm nay tôi còn xấu, nhưng ngày mai tôi có thể trở thành tốt. Ngược lại hôm nay tôi tốt, nhưng ngày mai có thể tôi sẽ xấu.

Bởi đó, tôi chớ nên vội đánh giá người khác, và cũng chớ nên tự mãn về mình. Mọi người đều phải tận dùng thời giờ và cơ hội của Chúa để ngày càng trở nên hoàn thiện như Cha trên trời.

3. Một giám mục chúc mừng viên quản lý gian hàng điện khí về công việc tốt đẹp của anh. Ngài nói rằng không bao giờ hết ngạc nhiên về khoa điện năng tuyệt vời.

– Đúng, và con cũng chưa bao giờ nghĩ về điều đó mà không ngạc nhiên về sự kiên trì của Chúa.

– Sự kiên trì của Chúa? Anh muốn nói gì?

– Ngài có bao giờ tự hỏi sao Đấng sáng tạo phải đợi hàng thế kỷ mới có một vài người khám phá nguồn điện phong phú trong vũ trụ chỉ chờ được sử dụng? (Góp nhặt)

4. “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong Nước Cha họ” (Mt 13,43)

Trên đường về quê trời, từ xa chúng ta đã thấy thấp thoáng đích đến. Kìa, tại sao bạn dừng lại? Không, không thể được! Đừng dừng lại bạn nhé!

Tôi biết bạn đang chao đảo vì nắng gắt của dư luận. Tôi biết gối bạn đã chồn, chân bạn đã mỏi đã nát vì chông gai, nay lại hụt hẫng do những vực thẳm của bất công và những khúc quanh của lòng người. Đừng cố làm ra vẻ thản nhiên, đừng cố che dấu cái tôi đầy đau khổ thất vọng. Bạn hãy cùng tôi đọc lại câu Phúc Âm này để san sẻ cho nhau niềm hy vọng. Quãng đường còn lại chắc chắn sẽ vui vẻ hơn, đỡ vất vả hơn.

Bạn hãy nhìn về phía trước và cùng tôi dấn bước tiến lên. Tôi đã thấy nghị lực và khát vọng hạnh phúc trong mắt bạn. Chúng ta sẽ cập bến.

Lạy Chúa, được nên công chính trong bí tích Thánh Tẩy, xin cho chúng con biết nâng đỡ nhau trên con đường công chính, con đường về nhà Cha. (Hosanna)

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Ý nghĩa dụ ngôn cỏ lùng (Mt 13,36-43)

  1. Bài Tin mừng hôm nay là chuyện các môn đệ xin Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa dụ ngôn cỏ lùng. Một dụ ngôn chỉ ra nguyên nhân của sự thiện ác từ đâu và chứng minh một thực tế là thiện và ác cùng tồn tại song hành với nhau.

Dụ ngôn này cho biết trong các công việc của Nước Thiên Chúa, vẫn có xen lẫn những công việc của ma quỷ, mà trong giai đoạn sống ở trần gian, người ta không thể nào triệt bỏ hết được, chỉ đến ngày tận thế sự phân định mới rõ ràng. Vì thế, dụ ngôn cỏ lùng có mục đích diễn tả lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, Ngài chấp nhận tốt xấu pha trộn, đợi đến ngày cuối cùng Chúa mới lấy quyền xét xử.

  1. Chúa Giêsu đích thân giải thích cho các Tông đồ về ý nghĩa dụ ngôn cỏ lùng: Người đi gieo giống tốt là Chúa Giêsu, hạt giống tốt là con cái Chúa, thửa ruộng là thế gian, là nơi con người sinh sống làm việc, phục vụ, cỏ lùng là người xấu, người dữ, kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỉ, mùa gặt là ngày tận thế, thợ gặt là các thiên thần. Lúa tốt thì được thu vào kho lẫm, tức là những người lành, thánh thiện thì được thưởng. Còn cỏ lùng thì được thu lại và đốt đi, tức là những người xấu thì bị tống vào hoả ngục.
  2. Dụ ngôn này dễ hiểu và hợp tình hợp lý. Trong trần gian cũng như trong Giáo hội luôn có những người xấu sống bên cạnh người tốt, cái thiện và cái ác lẫn lộn. Ánh sáng và bóng tối trong thế giới ta đang sống, thiện và ác trong lòng mọi người, đó là cánh đồng lúa mì mà trong đó cỏ lùng mọc lẫn lộn bên cạnh cây lúa tốt. Còn đối với con người, xấu tốt ở xen lẫn với nhau, vàng thau lẫn lộn, không phân biệt được tốt xấu, hoặc đôi khi đánh giá lầm mà coi người tốt ra người xấu, hoặc người xấu ra người tốt.

Ở đâu cũng có anh hùng
Ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên.

Trong Hội thánh và nơi mỗi người có một sự pha trộn thánh thiện và tội lỗi, thiện và ác, đó là điều không thể tránh được. Hội thánh là thánh thiện tự bản chết, nhưng Hội thánh cũng có những con người yếu đuối tội lỗi, và chúng ta, mặc dầu đã nhận nhiều ân sủng qua phép Rửa tội cũng có khuynh hướng phạm tội.

  1. Thiên Chúa cho kẻ lành người dữ sống chung với nhau, cũng như cho cỏ lùng và lúa cùng mọc lên, đến ngày tận thế Thiên Chúa mới phân xử, mới tách biệt chiên ra khỏi dê, người lành khỏi kẻ dữ. Trong khi chờ đợi ngày phân xử, chúng ta được mời gọi yêu thương mọi người, nhất là tạo điều kiện cho những kẻ tội lỗi biết sám hối trở về đường lành, còn việc xét xử thì dành cho Thiên Chúa.

Giữa thế gian vàng thau lẫn lộn, giữa biển đời cá tốt cá xấu, giữa cuộc đời kẻ lành người dữ cùng chung sống với nhau và chỉ được Chúa phân định trong ngày ra trước toà phán xét, để thưởng công hay luận phạt. Ngày đó, như nông dân gom lúa vào lẫm và đốt cỏ lùng, thì Thiên Chúa cũng thưởng công Nước trời hạnh phúc cho kẻ lành và ném vào hoả ngục những kẻ gian ác tội lỗi (Mỗi ngày một tin vui).

  1. Qua dụ ngôn cỏ lùng, Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa là Đấng nhân từ, giàu lòng thương xót, “chậm bất bình và hết sức khoan dung”. Ngài không chỉ trì hoãn đến ngày tận thế mới “nhổ cỏ lùng” trừng phạt kẻ tội lỗi. Ngài “đợi chờ đến mùa gặt” để con người có thời gian hoán cải, biến đổi từ cỏ lùng trở thành lúa tốt. Trong khi đó, phải chăng vì kiếp người quá vắn vỏi, con người không có đủ kiên nhẫn với nhau, luôn tìm cách bới ra khuyết điểm của nhau để loại trừ nhau, tiêu diệt nhau.

Thiên Chúa rất mực công minh đồng thời Ngài lại đầy lòng nhân từ, thương xót. Chỉ có một mình Thiên Chúa mới có quyền xét đoán và kết án con người. Nhưng Ngài lại chờ đợi “cho tới mùa gặt” mới thực thi quyền xét xử ấy. Và một khi xét xử Ngài lại xét xử khoan dung. Trong khi Chúa sẵn sàng chờ đợi để cho cả cỏ và lúa mọc lên cho tới mùa gặt, thì chúng ta làm gì? Phải chăng chúng ta vội vàng “nhổ cỏ” bằng những cư xử nghiệt ngã, tàn nhẫn với tha nhân? Hay chúng ta khoanh tay, trố mắt ngồi chờ “thi gan” với Chúa? Là con cái Chúa, chúng ta hãy sống bao dung nhẫn nại, quảng đại, tha thứ để góp phần làm cho “cỏ lùng” được “biến đổi gien” trở thành “lúa tốt” (5 phút Lời Chúa).

  1. Truyện: Để thành ngọc trai

Trong tập nhật ký của một sinh viên, người ta đọc được câu chuyện này: Tôi ở cùng phòng với một người Nhật Bản. Cô ấy có một viên ngọc. Mẹ cô đã tặng cô ấy viên ngọc ấy trước khi lên đường sang Mỹ du học. Gia tộc cô từ đời này sang đời khác làm nghề nuôi trai lấy ngọc. Trước khi cô đi, mẹ đã gọi cô vào phòng, đưa cho cô viên ngọc và nói:

– Khi người ta nhét hạt cát vào bên trong vỏ con trai biển, nó cảm thấy rất khó chịu, nhưng lại không có cách nào đẩy hạt cát ra ngoài. Lúc đó, con trai phải đối mặt với hai sự lựa chọn, hoặc là phải quyết một trận sống còn với hạt cát đó, hoặc là tìm cách đồng hoá nó để hai bên có thể chung sống hoà bình với nhau. Con trai biển đã lựa chọn cách làm thứ hai. Nó dùng cơ thể mềm mại của mình ôm lấy hạt cát, đồng thời tiết ra chất xà cừ từng lớp lớp bao bọc lấy hạt cát. Vì thế sự hình thành của ngọc trai là hành trình từ đau khổ đến sự tròn trịa đầy đặn.

Có lẽ nhiều người đã từng nghe câu chuyện này, nhưng rất ít người biết dùng quan điểm của con trai biển để nhìn nhận nghịch cảnh. Trong cuộc sống có rất nhiều những sự việc không như ý, làm thế nào để bao dung, đồng hoá chúng, chấp nhận chúng như một phần của cuộc sống, để cuộc sống bớt đi phiền muộn, có lẽ đó là bài học cần thiết nhất đối với con người trong xã hội hôm nay.

Suy niệm 4: (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Không ai trọn lành thánh thiện toàn diện được đâu. Ai ai cũng có tật xấu, không nhiều thì ít. Người lành thánh mỗi ngày ít nhất cũng có bảy tám lần lầm lỡ, sai sót.

Chúng ta hãy học tập nơi Benjamin Franklin. Mỗi khi đêm về, ông xét mình về từng tật xấu của ông, rồi ông lập chương trình đánh tỉa từng tật xấu: Mỗi tuần, ông quyết thắng cho được một tật xấu.

Chúng ta hãy quyết chừa tính xấu, quyết diệt tính xấu, nhất là những tính xấu nổi bật nhất của mình.

Và chúng ta đừng bao giờ dại dột để rước thêm một tính xấu mới nào vào trong cuộc đời của mình.

Suy niệm

Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn lúa và cỏ lùng: Lúa tốt là con cái nước Trời và cỏ lùng là con cái ma quỷ…

Khi đến mùa gặt là ngày tận thế, ngày Chúa phán xét chung, ngày Chúa Giêsu lại đến một cách vinh quang để hoàn tất chương trình tình yêu của Thiên Chúa. Cỏ dại, con cái bóng tối bị quăng vào lửa, hỏa ngục và lúa tốt, con cái ánh sáng được cất vào kho, tham dự vinh quang nước Trời…

Cho nên trong tiến trình gieo trồng và chăm sóc lúa, cần phát triển lúa để thu hep cỏ lùng và chúng phải bị tận diệt dần dần bằng việc thiện… Tối và sáng không thể cùng hiện diện; thiện và ác không thể cùng tồn tại trong cộng đoàn, giáo xứ, gia đình… Và cả trong mỗi người chúng ta, đôi lúc làm theo sự thiện, lại có lúc chiều theo quyền lực của sự dữ.

Cuộc sống trần thế là cuộc lữ hành, đó là thời gian thanh luyện. Chúng ta cầu xin Thánh Thần, để Ngài đến kết án tội lỗi trong chúng ta: Cỏ lùng phải được tiêu diệt để lúa thêm tốt tươi và Thánh Thần đổi mới địa cầu; để Giáo hội và mỗi người chúng ta được tinh tuyền trong ngày đón Ðức Giêsu trở lại trong vinh quang.

Ý lực sống

“Nhưng dầu Chúa là chủ tể sức mạnh, Chúa xét xử nhân hậu,
và Chúa cai trị chúng con với nhiều khoan dung”…
(Kn 12,16)

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT