spot_img

Thứ Ba tuần 29 TN I – Hãy sẵn sàng (Lc 12,35-38)

BÀI ĐỌC I (năm I): Rm 5, 12. 15b. 17-19. 20b-21

“Nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị, thì càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một Người”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Vì nếu bởi tội của một người mà nhiều người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa và ơn huệ kèm trong ân sủng của một người, là Ðức Giêsu Kitô, càng tràn ngập chan chứa hơn nữa tới nhiều người. Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô.

Do đó, tội của một người truyền đến mọi người, đưa tới án phạt như thế nào, thì đức công chính của một người truyền sang mọi người, đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.

Nhưng ở đâu càng đầy tràn tội lỗi, thì ở đó càng tràn đầy dư dật ân sủng: để như tội lỗi đã thống trị làm cho người ta chết thế nào, thì nhờ đức công chính, ân sủng sẽ thống trị làm cho người ta sống đời đời do Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cũng như vậy.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 17

Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa

Xướng: Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: “Này con xin đến”.

Xướng: Như trong Quyển Vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con.

Xướng: Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. .

Xướng: Hãy mừng vui hoan hỉ trong Chúa, bao nhiêu kẻ tìm Chúa, và luôn luôn nói: Chúa thực là cao cả! Bao nhiêu kẻ mong ơn phù trợ của Ngài.

Tin mừng: Lc 12,35-38

35 Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. 36 Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.

37 Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ.

38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ.

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệpTa phải luôn luôn sẵn sàng đón chờ Chúa trở lại bằng cách chu toàn bổn phận của một đầy tớ phục vụ Chúa. Nhưng khi Chúa đến, Chúa sẽ nâng ta lên cao và ân thưởng bội hậu cho ta.

Cầu nguyệnLạy Chúa Giêsu, Chúa luôn yêu thương con hơn con đáng được, và luôn ban cho con những ân huệ hơn con dám mơ ước. Con là phận một đầy tớ, làm sao dám nghĩ rằng Chúa là Thầy và là Chúa của con, mà lại trở nên người phục vụ hầu hạ con. Làm sao con có thể hình dung được rằng Chúa là Thiên Chúa mà lại trở nên đầy tớ của con. Nhưng Chúa đã quả quyết như vậy và dám sống như vậy. Ở đời này Chúa là người rửa chân cho môn đệ, là kẻ tôi tớ hy sinh vì người khác, vì thế khi trở lại, Chúa cũng vẫn muốn là người đầy tớ đi lại phục vụ, trong lúc con được ngồi ăn trong bàn tiệc Nước Trời.

Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa đã nâng con lên địa vị cao trọng. Chúa không còn gọi con là đầy tớ, nhưng gọi con là bạn hữu. Xin Chúa giúp con biết sống xứng đáng với tình thương Chúa. Xin cho con biết quý trọng tình thân mật này. Chúa là Chúa mà đã chẳng ngần ngại phục vụ con, thì xin cho con là phận đầy tớ biết tận tụy phục vụ Chúa trong hân hoan. Dù có phải hy sinh để làm theo Ý Chúa, dù có phải vất vả để chu toàn bổn phận với Chúa, thì cuộc đời làm tôi phụng sự Chúa vẫn chẳng sánh được với những hồng ân mà Chúa đã và sẽ dành cho con. Xin Chúa giúp con trung thành phụng sự Chúa.

Và lạy Chúa, xin giúp con nhìn vào gương Chúa để con biết phục vụ anh chị em. Xin dạy con sống khiêm tốn và biết tôn trọng họ. Xin cho con được luôn mang lấy tâm tình của người đầy tớ như Chúa. Amen.

Ghi nhớ: “Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Phân tích (Hạt giống…)

Từ chìa khóa là “Tỉnh thức”

– Dụ ngôn minh họa sự tỉnh thức: như một người đầy tớ đang đợi chủ đi ăn cưới không biết sẽ về lúc nào (Tiệc cưới ở do thái kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc, có khi kết thúc buổi chiều, có khi mãi tới nửa đêm hay muộn hơn nữa). Người đầy tớ ấy “thắt lưng cho gọn” (tư thế sẵn sàng làm việc), và “thắp đền cho sẵn” (để khi chủ về thấy lối mà vào nhà. Tư thế sẵn sàng phục vụ). Nếu biết rõ lúc nào chủ về thi dễ hơn nhiều, vì chỉ cần chờ gần tới lúc đó mới thắt lưng và thắp đèn. Nhưng vì không biết chừng nào chủ về nên phải sẵn sàng luôn. Vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ cho biết chủ sắp về tới là mau mắn làm việc và phục vụ ngay. Như thế tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.

– Tỉnh thức để làm gì ? Dụ ngôn nói “để đợi chủ về”. Nghĩa đầu tiên là đợi chờ ngày Chúa Giêsu lại đến ; nghĩa thứ hai là ngày chết của mỗi người ; nghĩa thứ ba là những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho ta. Trong cả 3 trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng.

B. Suy niệm (…nẩy mầm)

1. 1 Pr 1,13-16: Thánh Phêrô giải thích thế nào là tỉnh thức: “đừng chiều theo những đam mê… sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, đề nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em”.

2. “Tin mừng được ngỏ với con người xuyên qua cuộc sống mỗi ngày, nên cũng luôn mang tính bất ngờ. Chính trong những cái thường nhật, nhỏ bé, độc điệu mỗi ngày, con người được mời gọi để nhận ra lời ngỏ của Chúa. Chính trong những cái bất ngờ của cuộc sống mà con người được mời gọi để nhận ra tiếng Ngài… Xin Ngài cho chúng ta luôn có đôi mắt rộng mở để nhìn thấy Ngài trong từng biến cố cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta đôi tai tinh tường để biết lắng nghe tiếng mời gọi của Ngài trong từng phút giây cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta quả tim và đôi tay rộng mở để biết chia sẻ cho tha nhân là hiện thân của Ngài” (Trích “Mỗi ngày một tin vui”)

3. “Thái độ cơ bản của người kitô hữu, đó là tỉnh thức. Người kitô hữu tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với một giai đoạn mới hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.” (Trích “Mỗi ngày một tin vui”).

4. Tỉnh thức là luôn luôn ở trong tình trạng đang làm nhiệm vụ. Lời của một bản thánh ca: “Con Linh mục, con muốn chết ở bên bàn thờ”.

5. “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, hãy thắp đèn cho sẵn”. (Lc 12,35)

Nghe ai đó quảng cáo: “Nấm tróc ăn ngon lắm” bạn tôi liền trổ tài đấu bếp. Trong ngày sinh nhật của nó, nó làm nấm rồi chế biến thức ăn rất ngon. Trước khi nhập tiệc, nó tuyên bố: sẽ đãi chúng tôi một món ăn lạ, nhưng hãy an tâm vì nó đã cho con chó ăn thử rồi. Tiệc sinh nhật sắp kết thúc, trong lúc mọi người đang vui vẻ, đứa em của bạn tôi chạy về vừa nói vừa thở: “Chi Duyên ơi, con chó nó chết rồi”. Không ai bảo ai, chúng tôi chạy tán loạn, ai cũng muốn đi bằng phương tiện nào đó đến bệnh viện nhanh nhất. Ngay lúc đó, người ta kéo xác con chó mới bị đụng xe về, mọi người thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát chết.

Tôi thầm nghĩ: Cuộc sống đời này chỉ là tạm thời, ai cũng sẽ chết, thế mà người ta lại lo lắng, chăm sóc, bảo vệ. Nhưng bên cạnh sự sống này còn có một sự sống bất diệt, một cuộc sống cần phải gìn giữ hơn lại bị coi là thứ yếu vì không mấy người sợ phải chết đời đời.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, nếu mỗi người chúng con đều biết tỉnh thức để sắm sẵn cho mình sự sống đời đời, chắc hẳn thế giới này đã tươi đẹp hơn. (Hosanna)

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Hãy tỉnh thức và sẵn sàng (Lc 12,35-38)

  1. Tỉnh thức” là hệ luận rút ra khi được Lời Chúa tuần trước dạy rằng: mọi sự ở trần gian này đều là phù vân, tạm bợ, chỉ là những phương tiện để con người kiến tạo cho mình cuộc sống đời đời. Ai cũng phải công nhận, cuộc sống của con người thật bấp bênh. Nhiều thi sĩ Việt Nam đã diễn tả tư tưởng ấy trong thơ văn, như “Ôi nhân sinh là thế ấy! Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” (Nguyễn Công Trứ). Cho nên Lời Chúa hôm nay thức tỉnh chúng ta đừng coi thường chân lý nền tảng này: “Hãy tỉnh thức! Hãy sẵn sàng!”.
  2. Hôm nay, Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta phải luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời này, để bước vào sự sống đời sau. Trong Tin mừng, Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cụm từ “Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về mà tỉnh thức”. Qua hình ảnh ẩn dụ đó Chúa Giêsu nói đến sự trở về bất ngờ của ông chủ là cái chết của mỗi người. Giờ chết luôn là một sự bất ngờ, không ai biết rõ. Nên phúc cho ai tỉnh thức trước giờ chết của mình. Muốn tỉnh thức chúng ta phải xa tránh tội lỗi, chăm lo làm những việc lành phúc đức. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ hấp dẫn, chúng dễ ru ngủ ta làm ta lơ là không đề phòng nên dễ sa ngã. Hãy tỉnh thức bằng đời sống cầu nguyện, bác ái, yêu thương, siêng năng lắng nghe Lời Chúa để luôn sẵn sàng cho giờ chết (5 phút Lời Chúa).
  3. Vậy tỉnh thức và sẵn sàng là gì ?

Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ biết: Ngài sẽ trở lại trong ngày Quang lâm. Hãy chờ đợi. Hãy tỉnh thức chờ đợi. Tỉnh thức là đang ở trong tư thế sẵn sàng và sẵn sàng cũng là lúc đang tỉnh thức, đó là lúc con người đang chuẩn bị trong mọi lúc. Được chuẩn bị không có nghĩa là hoàn thành hết mọi việc mà người ta muốn hoàn thành. Nó có nghĩa là phải sống trung thực với trách nhiệm của mình trong giây phút hiện tại.

Tỉnh thức không có nghĩa là không ngủ mà là ngủ trong tỉnh thức. Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm như thường trong tư thế chờ đợi. Có những người tỉnh thức trong kinh kệ, trong nghĩa vụ đạo đức, nhưng lại ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin mừng. Tỉnh thức cũng không phải là suốt ngày đọc Lời Chúa, nhưng là để Lời Chúa chi phối đời mình.

  1. Chúa phán: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” (Lc 12,35).

Đây là lối ăn mặc của người đang làm việc theo phong tục của người Do thái.

Theo nghĩa bóng là phải sẵn sàng, tức là loại bỏ tất cả những gì làm cản trở sức sống thiêng liêng của ta: như các đam mê theo dục vọng bất chính. Và điều này thánh Phaolô cũng khuyên nhủ chúng ta: phải tỉnh thức và tiết độ (1Pr 5,8).

Thắp đèn cho sẵn” là thái độ tỏ lòng mong đợi Đấng Cứu Thế (Xh 12,11), nghĩa bóng là có một đời sống đức tin cậy mến sáng chơi, để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết của mình. Về điểm này thánh Phaolô có nói: “Phải là một lính chiến, can đảm chống lại mọi mưu chước của ma quỷ, thế gian, xác thịt với khí giới của Thiên Chúa: lấy chân lý làm đai lưng, lấy công chính làm áo giáp, lấy nhiệt thành với Tin mừng làm giầy trận, lấy đức tin làm thuẫn, lấy ơn cứu độ làm mũ và lấy lời Chúa làm gươm” (Ep 6,14-17) (Lm. Trần Hữu Thành).

  1. Đời sống là một chuỗi những ngày tháng mong đợi. Anh bảo vệ mong cho hết ca trực, chị công nhân mong cho đến giờ tan ca, em học sinh mong thi đậu, đứa bé mong mẹ đi chợ về. Trong câu chuyện dụ ngôn, người đầy tớ không phải là người thợ làm công ăn lương; trái lại, người đầy tớ ấy ở tại nhà của chủ như người trong nhà. Vì thế, dù phải thức đến canh hai hoặc canh ba, người đó vẫn chờ để mở cửa khi chủ trở về. Đó là hạnh phúc của anh. Hạnh phúc cho ai biết phụng sự Chúa như người tôi tớ trung thành. Khi ấy, chính Chúa sẽ phục vụ và chăm sóc họ như ông chủ trong câu chuyện. Người sẽ đưa họ vào Nước trời hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người.
  2. Truyện: Vườn hoa xinh đẹp

Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ màu sắc. Nằm giữa vườn là một vườn hoa tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn ông đã thấy như say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp màu sắc… câu chuyện đi đến chỗ thân tình.

Du khách hỏi:

– Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi ?

– Khoảng 40 năm rồi.

– Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà ?

– Ông ta không có ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi.

– Ông có thư từ gì với cụ không ?

– Không, ông ta bận lắm.

– Ông ta không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ ?

– Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn này.

– Thế tội gì cụ phải săn sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu ?

– Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chờ lúc nào ông chủ về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên.

4. Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Tuỳ sinh mộng tử”, nghĩa là con người sống trên đời như người say và khi chết như người đi trong mộng. Đời sống con người luôn trong trạng thái không tỉnh thức vì say sưa nhiều thứ: say sưa danh vọng, say sưa với của cải vật chất, say sưa với những toan tính hơn thiệt và nhất là say sưa với những hận thù…

Suy niệm

Lời của Chúa Giêsu kêu gọi mỗi người chúng ta hãy “thức dậy” từ những cơn say, ý thức con người phải luôn thức tỉnh nếu không muốn “tuỳ sinh”, sống như say xỉn. Thức tỉnh là một ý niệm quan trọng trong Tin Mừng, các Tin Mừng Nhất Lãm đều trình bày giáo huấn “tỉnh thức” theo nhiều góc cạnh: Maccô nhắc đến lời kêu gọi luôn tỉnh thức của Chúa Giêsu (x. Mc 13,33); còn Matthêu ghi nhận giáo huấn tỉnh thức của Đức Giêsu qua các dụ ngôn mười cô trinh nữ đợi chàng rể (x. Mt 25,1-13) và dụ ngôn nén bạc với sự chuyển tải sứ điệp: Phải tỉnh thức và sẵn sàng (x. Mt 24,36-44) và Tin Mừng thánh Luca trình bày tư thế tỉnh thức sẵn sàng như đầy tớ cần mẫn lao công đợi chủ về: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay” (Lc 12,35). Lời Chúa Kitô luôn kêu gọi chúng ta trong đời: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36). Thánh Phaolô triển khai giáo huấn tỉnh thức của Thầy (x. Ep 6,18) và kêu gọi đừng quá say giấc trong giấc ngủ mê của cuộc đời (x.1Tx 5,6).

Người tỉnh thức được coi là người có phúc như những người sống phúc trong tám mối phúc của Hiến chương nước Trời như Chúa Giêsu đã phán qua hình ảnh đầy tớ thức tỉnh: “Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức… chủ sẽ đặt người ấy trông coi tất cả gia sản mình” (Lc 12,36-44).

Tỉnh thức có nghĩa là ý thức mình không “say mê”, hay không để mình say trước những phù du hão huyền, để mình phụ thuộc, thậm chí làm nô lệ với những thực tại trần thế: Vật chất danh vọng làm xa rời Thiên Chúa, hay say mê trong bát đồ trận của cảm xúc, của ý nghĩ chủ quan. Tỉnh thức là không “say” nhưng ý thức với cuộc sống, với công việc mà trong sâu thẳm của trái tim tôi và bạn tin rằng chính Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta thực hiện, nên gắn bó hết lòng: Đó là tư thế sẵn sàng, thắt đai và cầm đèn sáng trong tay chờ chủ về. Thức tỉnh là biết mình đang làm gì trong đời đến nỗi vừa làm việc, vừa có thể nghe được hơi thở và nhịp đập của trái tim yêu thương và phục vụ.

Thật thế, thức tỉnh không chỉ là ý niệm thiêng liêng là chờ đợi ở đời sau, là cuộc sống ở trên trời nhưng tinh thần thức tỉnh bắt đầu từ hôm nay, từ những điều cơ bản tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày, có thể nói chính tinh thần thức tỉnh xuyên suốt đời sống tự nhiên đến siêu nhiên là bắc cầu xuyên suốt giữa hai con đường của hai thế giới thành một “Con đường Thiên ý cho con người”. Đó là lựa chọn, định hướng cho cuộc sống được làm trong giây phút hiện tại, định đoạt số phận hiện tại với cuộc sống chúng ta đang hiện diện và hơn nữa với cuộc sống vĩnh hằng của mình sau này.

Xin cho con luôn lo tìm kiếm kho tàng trên trời bằng tinh thần tỉnh thức chuyên cần làm việc…

Ý lực sống

“Tôi thức tỉnh và tôi sống, một cuộc sống chỉ phục vụ, tôi phục vụ và tôi hiểu rằng phục vụ là niềm vui” (Rabindranàth Tagore).

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Ba tuần 29 TN I – Hãy sẵn sàng (Lc 12,35-38)

BÀI ĐỌC I (năm I): Rm 5, 12. 15b. 17-19. 20b-21

“Nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị, thì càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một Người”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Vì nếu bởi tội của một người mà nhiều người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa và ơn huệ kèm trong ân sủng của một người, là Ðức Giêsu Kitô, càng tràn ngập chan chứa hơn nữa tới nhiều người. Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô.

Do đó, tội của một người truyền đến mọi người, đưa tới án phạt như thế nào, thì đức công chính của một người truyền sang mọi người, đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.

Nhưng ở đâu càng đầy tràn tội lỗi, thì ở đó càng tràn đầy dư dật ân sủng: để như tội lỗi đã thống trị làm cho người ta chết thế nào, thì nhờ đức công chính, ân sủng sẽ thống trị làm cho người ta sống đời đời do Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cũng như vậy.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 17

Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa

Xướng: Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: “Này con xin đến”.

Xướng: Như trong Quyển Vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con.

Xướng: Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. .

Xướng: Hãy mừng vui hoan hỉ trong Chúa, bao nhiêu kẻ tìm Chúa, và luôn luôn nói: Chúa thực là cao cả! Bao nhiêu kẻ mong ơn phù trợ của Ngài.

Tin mừng: Lc 12,35-38

35 Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. 36 Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.

37 Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ.

38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ.

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệpTa phải luôn luôn sẵn sàng đón chờ Chúa trở lại bằng cách chu toàn bổn phận của một đầy tớ phục vụ Chúa. Nhưng khi Chúa đến, Chúa sẽ nâng ta lên cao và ân thưởng bội hậu cho ta.

Cầu nguyệnLạy Chúa Giêsu, Chúa luôn yêu thương con hơn con đáng được, và luôn ban cho con những ân huệ hơn con dám mơ ước. Con là phận một đầy tớ, làm sao dám nghĩ rằng Chúa là Thầy và là Chúa của con, mà lại trở nên người phục vụ hầu hạ con. Làm sao con có thể hình dung được rằng Chúa là Thiên Chúa mà lại trở nên đầy tớ của con. Nhưng Chúa đã quả quyết như vậy và dám sống như vậy. Ở đời này Chúa là người rửa chân cho môn đệ, là kẻ tôi tớ hy sinh vì người khác, vì thế khi trở lại, Chúa cũng vẫn muốn là người đầy tớ đi lại phục vụ, trong lúc con được ngồi ăn trong bàn tiệc Nước Trời.

Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa đã nâng con lên địa vị cao trọng. Chúa không còn gọi con là đầy tớ, nhưng gọi con là bạn hữu. Xin Chúa giúp con biết sống xứng đáng với tình thương Chúa. Xin cho con biết quý trọng tình thân mật này. Chúa là Chúa mà đã chẳng ngần ngại phục vụ con, thì xin cho con là phận đầy tớ biết tận tụy phục vụ Chúa trong hân hoan. Dù có phải hy sinh để làm theo Ý Chúa, dù có phải vất vả để chu toàn bổn phận với Chúa, thì cuộc đời làm tôi phụng sự Chúa vẫn chẳng sánh được với những hồng ân mà Chúa đã và sẽ dành cho con. Xin Chúa giúp con trung thành phụng sự Chúa.

Và lạy Chúa, xin giúp con nhìn vào gương Chúa để con biết phục vụ anh chị em. Xin dạy con sống khiêm tốn và biết tôn trọng họ. Xin cho con được luôn mang lấy tâm tình của người đầy tớ như Chúa. Amen.

Ghi nhớ: “Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Phân tích (Hạt giống…)

Từ chìa khóa là “Tỉnh thức”

– Dụ ngôn minh họa sự tỉnh thức: như một người đầy tớ đang đợi chủ đi ăn cưới không biết sẽ về lúc nào (Tiệc cưới ở do thái kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc, có khi kết thúc buổi chiều, có khi mãi tới nửa đêm hay muộn hơn nữa). Người đầy tớ ấy “thắt lưng cho gọn” (tư thế sẵn sàng làm việc), và “thắp đền cho sẵn” (để khi chủ về thấy lối mà vào nhà. Tư thế sẵn sàng phục vụ). Nếu biết rõ lúc nào chủ về thi dễ hơn nhiều, vì chỉ cần chờ gần tới lúc đó mới thắt lưng và thắp đèn. Nhưng vì không biết chừng nào chủ về nên phải sẵn sàng luôn. Vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ cho biết chủ sắp về tới là mau mắn làm việc và phục vụ ngay. Như thế tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.

– Tỉnh thức để làm gì ? Dụ ngôn nói “để đợi chủ về”. Nghĩa đầu tiên là đợi chờ ngày Chúa Giêsu lại đến ; nghĩa thứ hai là ngày chết của mỗi người ; nghĩa thứ ba là những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho ta. Trong cả 3 trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng.

B. Suy niệm (…nẩy mầm)

1. 1 Pr 1,13-16: Thánh Phêrô giải thích thế nào là tỉnh thức: “đừng chiều theo những đam mê… sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, đề nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em”.

2. “Tin mừng được ngỏ với con người xuyên qua cuộc sống mỗi ngày, nên cũng luôn mang tính bất ngờ. Chính trong những cái thường nhật, nhỏ bé, độc điệu mỗi ngày, con người được mời gọi để nhận ra lời ngỏ của Chúa. Chính trong những cái bất ngờ của cuộc sống mà con người được mời gọi để nhận ra tiếng Ngài… Xin Ngài cho chúng ta luôn có đôi mắt rộng mở để nhìn thấy Ngài trong từng biến cố cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta đôi tai tinh tường để biết lắng nghe tiếng mời gọi của Ngài trong từng phút giây cuộc sống. Xin Ngài cho chúng ta quả tim và đôi tay rộng mở để biết chia sẻ cho tha nhân là hiện thân của Ngài” (Trích “Mỗi ngày một tin vui”)

3. “Thái độ cơ bản của người kitô hữu, đó là tỉnh thức. Người kitô hữu tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với một giai đoạn mới hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.” (Trích “Mỗi ngày một tin vui”).

4. Tỉnh thức là luôn luôn ở trong tình trạng đang làm nhiệm vụ. Lời của một bản thánh ca: “Con Linh mục, con muốn chết ở bên bàn thờ”.

5. “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, hãy thắp đèn cho sẵn”. (Lc 12,35)

Nghe ai đó quảng cáo: “Nấm tróc ăn ngon lắm” bạn tôi liền trổ tài đấu bếp. Trong ngày sinh nhật của nó, nó làm nấm rồi chế biến thức ăn rất ngon. Trước khi nhập tiệc, nó tuyên bố: sẽ đãi chúng tôi một món ăn lạ, nhưng hãy an tâm vì nó đã cho con chó ăn thử rồi. Tiệc sinh nhật sắp kết thúc, trong lúc mọi người đang vui vẻ, đứa em của bạn tôi chạy về vừa nói vừa thở: “Chi Duyên ơi, con chó nó chết rồi”. Không ai bảo ai, chúng tôi chạy tán loạn, ai cũng muốn đi bằng phương tiện nào đó đến bệnh viện nhanh nhất. Ngay lúc đó, người ta kéo xác con chó mới bị đụng xe về, mọi người thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát chết.

Tôi thầm nghĩ: Cuộc sống đời này chỉ là tạm thời, ai cũng sẽ chết, thế mà người ta lại lo lắng, chăm sóc, bảo vệ. Nhưng bên cạnh sự sống này còn có một sự sống bất diệt, một cuộc sống cần phải gìn giữ hơn lại bị coi là thứ yếu vì không mấy người sợ phải chết đời đời.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, nếu mỗi người chúng con đều biết tỉnh thức để sắm sẵn cho mình sự sống đời đời, chắc hẳn thế giới này đã tươi đẹp hơn. (Hosanna)

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Hãy tỉnh thức và sẵn sàng (Lc 12,35-38)

  1. Tỉnh thức” là hệ luận rút ra khi được Lời Chúa tuần trước dạy rằng: mọi sự ở trần gian này đều là phù vân, tạm bợ, chỉ là những phương tiện để con người kiến tạo cho mình cuộc sống đời đời. Ai cũng phải công nhận, cuộc sống của con người thật bấp bênh. Nhiều thi sĩ Việt Nam đã diễn tả tư tưởng ấy trong thơ văn, như “Ôi nhân sinh là thế ấy! Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” (Nguyễn Công Trứ). Cho nên Lời Chúa hôm nay thức tỉnh chúng ta đừng coi thường chân lý nền tảng này: “Hãy tỉnh thức! Hãy sẵn sàng!”.
  2. Hôm nay, Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta phải luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời này, để bước vào sự sống đời sau. Trong Tin mừng, Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cụm từ “Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về mà tỉnh thức”. Qua hình ảnh ẩn dụ đó Chúa Giêsu nói đến sự trở về bất ngờ của ông chủ là cái chết của mỗi người. Giờ chết luôn là một sự bất ngờ, không ai biết rõ. Nên phúc cho ai tỉnh thức trước giờ chết của mình. Muốn tỉnh thức chúng ta phải xa tránh tội lỗi, chăm lo làm những việc lành phúc đức. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ hấp dẫn, chúng dễ ru ngủ ta làm ta lơ là không đề phòng nên dễ sa ngã. Hãy tỉnh thức bằng đời sống cầu nguyện, bác ái, yêu thương, siêng năng lắng nghe Lời Chúa để luôn sẵn sàng cho giờ chết (5 phút Lời Chúa).
  3. Vậy tỉnh thức và sẵn sàng là gì ?

Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ biết: Ngài sẽ trở lại trong ngày Quang lâm. Hãy chờ đợi. Hãy tỉnh thức chờ đợi. Tỉnh thức là đang ở trong tư thế sẵn sàng và sẵn sàng cũng là lúc đang tỉnh thức, đó là lúc con người đang chuẩn bị trong mọi lúc. Được chuẩn bị không có nghĩa là hoàn thành hết mọi việc mà người ta muốn hoàn thành. Nó có nghĩa là phải sống trung thực với trách nhiệm của mình trong giây phút hiện tại.

Tỉnh thức không có nghĩa là không ngủ mà là ngủ trong tỉnh thức. Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm như thường trong tư thế chờ đợi. Có những người tỉnh thức trong kinh kệ, trong nghĩa vụ đạo đức, nhưng lại ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin mừng. Tỉnh thức cũng không phải là suốt ngày đọc Lời Chúa, nhưng là để Lời Chúa chi phối đời mình.

  1. Chúa phán: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” (Lc 12,35).

Đây là lối ăn mặc của người đang làm việc theo phong tục của người Do thái.

Theo nghĩa bóng là phải sẵn sàng, tức là loại bỏ tất cả những gì làm cản trở sức sống thiêng liêng của ta: như các đam mê theo dục vọng bất chính. Và điều này thánh Phaolô cũng khuyên nhủ chúng ta: phải tỉnh thức và tiết độ (1Pr 5,8).

Thắp đèn cho sẵn” là thái độ tỏ lòng mong đợi Đấng Cứu Thế (Xh 12,11), nghĩa bóng là có một đời sống đức tin cậy mến sáng chơi, để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết của mình. Về điểm này thánh Phaolô có nói: “Phải là một lính chiến, can đảm chống lại mọi mưu chước của ma quỷ, thế gian, xác thịt với khí giới của Thiên Chúa: lấy chân lý làm đai lưng, lấy công chính làm áo giáp, lấy nhiệt thành với Tin mừng làm giầy trận, lấy đức tin làm thuẫn, lấy ơn cứu độ làm mũ và lấy lời Chúa làm gươm” (Ep 6,14-17) (Lm. Trần Hữu Thành).

  1. Đời sống là một chuỗi những ngày tháng mong đợi. Anh bảo vệ mong cho hết ca trực, chị công nhân mong cho đến giờ tan ca, em học sinh mong thi đậu, đứa bé mong mẹ đi chợ về. Trong câu chuyện dụ ngôn, người đầy tớ không phải là người thợ làm công ăn lương; trái lại, người đầy tớ ấy ở tại nhà của chủ như người trong nhà. Vì thế, dù phải thức đến canh hai hoặc canh ba, người đó vẫn chờ để mở cửa khi chủ trở về. Đó là hạnh phúc của anh. Hạnh phúc cho ai biết phụng sự Chúa như người tôi tớ trung thành. Khi ấy, chính Chúa sẽ phục vụ và chăm sóc họ như ông chủ trong câu chuyện. Người sẽ đưa họ vào Nước trời hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người.
  2. Truyện: Vườn hoa xinh đẹp

Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ màu sắc. Nằm giữa vườn là một vườn hoa tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn ông đã thấy như say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp màu sắc… câu chuyện đi đến chỗ thân tình.

Du khách hỏi:

– Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi ?

– Khoảng 40 năm rồi.

– Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà ?

– Ông ta không có ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi.

– Ông có thư từ gì với cụ không ?

– Không, ông ta bận lắm.

– Ông ta không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ ?

– Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn này.

– Thế tội gì cụ phải săn sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu ?

– Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chờ lúc nào ông chủ về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên.

4. Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Tuỳ sinh mộng tử”, nghĩa là con người sống trên đời như người say và khi chết như người đi trong mộng. Đời sống con người luôn trong trạng thái không tỉnh thức vì say sưa nhiều thứ: say sưa danh vọng, say sưa với của cải vật chất, say sưa với những toan tính hơn thiệt và nhất là say sưa với những hận thù…

Suy niệm

Lời của Chúa Giêsu kêu gọi mỗi người chúng ta hãy “thức dậy” từ những cơn say, ý thức con người phải luôn thức tỉnh nếu không muốn “tuỳ sinh”, sống như say xỉn. Thức tỉnh là một ý niệm quan trọng trong Tin Mừng, các Tin Mừng Nhất Lãm đều trình bày giáo huấn “tỉnh thức” theo nhiều góc cạnh: Maccô nhắc đến lời kêu gọi luôn tỉnh thức của Chúa Giêsu (x. Mc 13,33); còn Matthêu ghi nhận giáo huấn tỉnh thức của Đức Giêsu qua các dụ ngôn mười cô trinh nữ đợi chàng rể (x. Mt 25,1-13) và dụ ngôn nén bạc với sự chuyển tải sứ điệp: Phải tỉnh thức và sẵn sàng (x. Mt 24,36-44) và Tin Mừng thánh Luca trình bày tư thế tỉnh thức sẵn sàng như đầy tớ cần mẫn lao công đợi chủ về: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay” (Lc 12,35). Lời Chúa Kitô luôn kêu gọi chúng ta trong đời: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36). Thánh Phaolô triển khai giáo huấn tỉnh thức của Thầy (x. Ep 6,18) và kêu gọi đừng quá say giấc trong giấc ngủ mê của cuộc đời (x.1Tx 5,6).

Người tỉnh thức được coi là người có phúc như những người sống phúc trong tám mối phúc của Hiến chương nước Trời như Chúa Giêsu đã phán qua hình ảnh đầy tớ thức tỉnh: “Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức… chủ sẽ đặt người ấy trông coi tất cả gia sản mình” (Lc 12,36-44).

Tỉnh thức có nghĩa là ý thức mình không “say mê”, hay không để mình say trước những phù du hão huyền, để mình phụ thuộc, thậm chí làm nô lệ với những thực tại trần thế: Vật chất danh vọng làm xa rời Thiên Chúa, hay say mê trong bát đồ trận của cảm xúc, của ý nghĩ chủ quan. Tỉnh thức là không “say” nhưng ý thức với cuộc sống, với công việc mà trong sâu thẳm của trái tim tôi và bạn tin rằng chính Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta thực hiện, nên gắn bó hết lòng: Đó là tư thế sẵn sàng, thắt đai và cầm đèn sáng trong tay chờ chủ về. Thức tỉnh là biết mình đang làm gì trong đời đến nỗi vừa làm việc, vừa có thể nghe được hơi thở và nhịp đập của trái tim yêu thương và phục vụ.

Thật thế, thức tỉnh không chỉ là ý niệm thiêng liêng là chờ đợi ở đời sau, là cuộc sống ở trên trời nhưng tinh thần thức tỉnh bắt đầu từ hôm nay, từ những điều cơ bản tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày, có thể nói chính tinh thần thức tỉnh xuyên suốt đời sống tự nhiên đến siêu nhiên là bắc cầu xuyên suốt giữa hai con đường của hai thế giới thành một “Con đường Thiên ý cho con người”. Đó là lựa chọn, định hướng cho cuộc sống được làm trong giây phút hiện tại, định đoạt số phận hiện tại với cuộc sống chúng ta đang hiện diện và hơn nữa với cuộc sống vĩnh hằng của mình sau này.

Xin cho con luôn lo tìm kiếm kho tàng trên trời bằng tinh thần tỉnh thức chuyên cần làm việc…

Ý lực sống

“Tôi thức tỉnh và tôi sống, một cuộc sống chỉ phục vụ, tôi phục vụ và tôi hiểu rằng phục vụ là niềm vui” (Rabindranàth Tagore).

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT