spot_img

Thứ Ba tuần 34 Thường niên (+video)

Lc 21,5-11

“Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó
sẽ có ngày bị tàn phá hết”. 
(Lc 21,11)

1. Đây là đoạn mở đầu cho một đơn vị văn chương được gọi là “diễn từ chung luận” (Lc 21,5-36), trong đó Chúa Giêsu nói đến những vấn đề “chung kết” của lịch sử và qua đó Chúa cũng muốn ám chỉ đến ngày tận cùng của một đời người.

Đoạn diễn từ này khó hiểu vì được viết theo văn thể khải huyền. Chúa đã dùng những hình ảnh rất thật nhưng chưa xảy ra để nói một cách úp úp mở mở về ngày chung cuộc và có ý cho mọi người hiểu rằng, ngày chung cuộc chắc chắn rồi cũng sẽ xảy đến như vậy.

Vâng! Mọi công trình do con người xây dựng, dù cho có kiên cố và quý giá đến đâu đi nữa, kể cả Đền thờ Jêrusalem…đều sẽ có ngày sụp đổ. Chẳng có gì bền vững ở thế giới này. “Trăm năm bia đá cũng mòn” ; “Phù hoa nối tiếp phù hoa, trần gian tất cả chỉ là phù hoa. Hoa nào không phai tàn ? Trăng nào không khuyết ? Ngày nào mà không có đêm ? Yến tiệc nào không có lúc tàn ?”

Triết lý Á Đông: sự vật hễ có sinh thì có hoại”.

“Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6).

Một lúc nào đó, dù muốn hay không muốn, cái chết cũng đến với chúng ta. Chúng ta sẽ ra đi như chúng ta đã vào đời. Từ trong bóng tối đi ra, chúng ta cũng sẽ trở về với bóng tối. Đã có một thời không có chúng ta, và cũng sẽ đến thời không ai còn nhắc đến chúng ta nữa.

Một hôm trong một cuộc nói chuyện, một giáo sư dạy triết hỏi các sinh viên của mình:

– Em nào trả lời câu hỏi của thầy thì giơ tay lên – thầy nói với cả lớp.

– Ai có thể kể về cha mẹ mình ?

Mọi người đều giơ tay.

– Ai có thể kề về ông bà mình ?

Khoảng ba phần tư lớp giơ tay.

– Vậy em nào có thể kề về ông bà cố của mình ?

Chỉ hai trong số 60 sinh viên giơ tay.

– Giờ thì các em hãy suy nghĩ kỹ đi nào – thầy bảo – Chỉ mới cách có hai thế hệ mà rất ít người biết cụ cố mình là ai. Có thể các em từng thấy một bức ảnh cũ kỹ phai màu được cất kỹ trong hộp thuốc lá mốc meo, hay đã nghe kề một câu chuyện tiêu biểu về gia tộc mình, và biết có người trong tổ tiên mình đã lội bộ năm dặm đường để đến trường. Nhưng mấy người trong các em thật sự biết tổ tiên của mình là ai, các cụ nghĩ gì, hãnh diện, lo sợ hay mơ ước điều gì. Các em thử nghĩ xem. Chỉ trong vòng ba thế hệ thôi mà các bậc tiền nhân đều đã bị lãng quên. Vậy, liệu điều đó có xảy đến với các em sau này không ?

Để thầy nêu câu hỏi cụ thể hơn cho các em. Các em thử tương tượng xem ba thế hệ sau mình. Lúc ấy các em đã ra người thiên cổ lâu rồi. Chỗ các em ngồi bây giờ sẽ là chỗ của các chít chắt. Liệu chúng có biết gì về các em không ? Hay là các em cũng sẽ chìm sâu trong dĩ vãng ?

Các em muốn cuộc sống của mình hiện thời sẽ là dấu hiệu báo điềm xấu hay là tấm gương soi sáng cho các thề hệ sau ? Các em sẽ để lại di sản nào ? Sự lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của các em. Thôi bây giờ lớp chúng ta nghỉ. Không ai trong lớp đứng dậy và ùa về như mọi khi. Mọi người đều ngồi lại và suy nghĩ về lời thầy nói. (Jodie Foster)

Đó cũng là số phận chung của con người.

2. Quả thật, không gì thê thảm bằng cái chết. Chúng ta muốn sống, sống mãi, chúng ta muốn được người đời nhắc đến, nhưng rồi chúng ta phải chết, bị chìm trong quên lãng của thời gian. Mỗi ngày có trên 20.000 người chết, mỗi giờ có đến 10.000 người chết. Hôm nay, ngày mai hay bất cứ lúc nào, tôi cũng sẽ được đếm trong số người phải ra đi ấy.

Tác giả Đường Bá Hổ có bài thơ về đời người như sau:

Xuân đi, Hạ lại, Thu sang Đông,

Chóng như thoi đưa, như nước chảy,

Vừa tiễn buổi chiều chuông chùa kêu,

Đã báo rạng đông, gà gáy sáng,

Ta thử tính xem những người nhãn tiền,

Một năm đã thấy khuất vô số.

Lô nhô nắm đất cánh đồng hoang,

Quá nữa không ai người tảo mộ.

Người ta thường nói “Các nhà văn muốn viết một quyển chuyện hay thì thường phải nghĩ đến phần kết của câu chuyện trước.

Trên vòng bán nguyệt của khung cửa chính của Nhà thờ chính tòa Milanô người ta thấy có khắc ba dòng chữ. Phía dưới hình hoa hồng được trạm trổ tinh vi của vòng bán nguyệt thứ nhất, người ta đọc được dòng chữ: “Mọi hạnh phúc chỉ kéo dài trong khoảnh khắc!”. Bên vòng bán nguyệt của khung cửa kia, dưới hình một cây Thập Giá, có dòng chữ: “Mọi đau khổ chỉ kéo dài trong khoảnh khắc”. Và ở vòng bán nguyệt của khung cửa giữa dẫn vào lòng chính Vương cung Thánh Đường có khắc dòng chữ: “Chỉ có sự đời đời mới là quan trọng nhất!” Xin nhắc lại một lần nữa: “Chỉ có sự đời đời mới là quan trọng nhất!”

Nguồn: tgpsaigon.net

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Ba tuần 34 Thường niên (+video)

Lc 21,5-11

“Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó
sẽ có ngày bị tàn phá hết”. 
(Lc 21,11)

1. Đây là đoạn mở đầu cho một đơn vị văn chương được gọi là “diễn từ chung luận” (Lc 21,5-36), trong đó Chúa Giêsu nói đến những vấn đề “chung kết” của lịch sử và qua đó Chúa cũng muốn ám chỉ đến ngày tận cùng của một đời người.

Đoạn diễn từ này khó hiểu vì được viết theo văn thể khải huyền. Chúa đã dùng những hình ảnh rất thật nhưng chưa xảy ra để nói một cách úp úp mở mở về ngày chung cuộc và có ý cho mọi người hiểu rằng, ngày chung cuộc chắc chắn rồi cũng sẽ xảy đến như vậy.

Vâng! Mọi công trình do con người xây dựng, dù cho có kiên cố và quý giá đến đâu đi nữa, kể cả Đền thờ Jêrusalem…đều sẽ có ngày sụp đổ. Chẳng có gì bền vững ở thế giới này. “Trăm năm bia đá cũng mòn” ; “Phù hoa nối tiếp phù hoa, trần gian tất cả chỉ là phù hoa. Hoa nào không phai tàn ? Trăng nào không khuyết ? Ngày nào mà không có đêm ? Yến tiệc nào không có lúc tàn ?”

Triết lý Á Đông: sự vật hễ có sinh thì có hoại”.

“Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6).

Một lúc nào đó, dù muốn hay không muốn, cái chết cũng đến với chúng ta. Chúng ta sẽ ra đi như chúng ta đã vào đời. Từ trong bóng tối đi ra, chúng ta cũng sẽ trở về với bóng tối. Đã có một thời không có chúng ta, và cũng sẽ đến thời không ai còn nhắc đến chúng ta nữa.

Một hôm trong một cuộc nói chuyện, một giáo sư dạy triết hỏi các sinh viên của mình:

– Em nào trả lời câu hỏi của thầy thì giơ tay lên – thầy nói với cả lớp.

– Ai có thể kể về cha mẹ mình ?

Mọi người đều giơ tay.

– Ai có thể kề về ông bà mình ?

Khoảng ba phần tư lớp giơ tay.

– Vậy em nào có thể kề về ông bà cố của mình ?

Chỉ hai trong số 60 sinh viên giơ tay.

– Giờ thì các em hãy suy nghĩ kỹ đi nào – thầy bảo – Chỉ mới cách có hai thế hệ mà rất ít người biết cụ cố mình là ai. Có thể các em từng thấy một bức ảnh cũ kỹ phai màu được cất kỹ trong hộp thuốc lá mốc meo, hay đã nghe kề một câu chuyện tiêu biểu về gia tộc mình, và biết có người trong tổ tiên mình đã lội bộ năm dặm đường để đến trường. Nhưng mấy người trong các em thật sự biết tổ tiên của mình là ai, các cụ nghĩ gì, hãnh diện, lo sợ hay mơ ước điều gì. Các em thử nghĩ xem. Chỉ trong vòng ba thế hệ thôi mà các bậc tiền nhân đều đã bị lãng quên. Vậy, liệu điều đó có xảy đến với các em sau này không ?

Để thầy nêu câu hỏi cụ thể hơn cho các em. Các em thử tương tượng xem ba thế hệ sau mình. Lúc ấy các em đã ra người thiên cổ lâu rồi. Chỗ các em ngồi bây giờ sẽ là chỗ của các chít chắt. Liệu chúng có biết gì về các em không ? Hay là các em cũng sẽ chìm sâu trong dĩ vãng ?

Các em muốn cuộc sống của mình hiện thời sẽ là dấu hiệu báo điềm xấu hay là tấm gương soi sáng cho các thề hệ sau ? Các em sẽ để lại di sản nào ? Sự lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của các em. Thôi bây giờ lớp chúng ta nghỉ. Không ai trong lớp đứng dậy và ùa về như mọi khi. Mọi người đều ngồi lại và suy nghĩ về lời thầy nói. (Jodie Foster)

Đó cũng là số phận chung của con người.

2. Quả thật, không gì thê thảm bằng cái chết. Chúng ta muốn sống, sống mãi, chúng ta muốn được người đời nhắc đến, nhưng rồi chúng ta phải chết, bị chìm trong quên lãng của thời gian. Mỗi ngày có trên 20.000 người chết, mỗi giờ có đến 10.000 người chết. Hôm nay, ngày mai hay bất cứ lúc nào, tôi cũng sẽ được đếm trong số người phải ra đi ấy.

Tác giả Đường Bá Hổ có bài thơ về đời người như sau:

Xuân đi, Hạ lại, Thu sang Đông,

Chóng như thoi đưa, như nước chảy,

Vừa tiễn buổi chiều chuông chùa kêu,

Đã báo rạng đông, gà gáy sáng,

Ta thử tính xem những người nhãn tiền,

Một năm đã thấy khuất vô số.

Lô nhô nắm đất cánh đồng hoang,

Quá nữa không ai người tảo mộ.

Người ta thường nói “Các nhà văn muốn viết một quyển chuyện hay thì thường phải nghĩ đến phần kết của câu chuyện trước.

Trên vòng bán nguyệt của khung cửa chính của Nhà thờ chính tòa Milanô người ta thấy có khắc ba dòng chữ. Phía dưới hình hoa hồng được trạm trổ tinh vi của vòng bán nguyệt thứ nhất, người ta đọc được dòng chữ: “Mọi hạnh phúc chỉ kéo dài trong khoảnh khắc!”. Bên vòng bán nguyệt của khung cửa kia, dưới hình một cây Thập Giá, có dòng chữ: “Mọi đau khổ chỉ kéo dài trong khoảnh khắc”. Và ở vòng bán nguyệt của khung cửa giữa dẫn vào lòng chính Vương cung Thánh Đường có khắc dòng chữ: “Chỉ có sự đời đời mới là quan trọng nhất!” Xin nhắc lại một lần nữa: “Chỉ có sự đời đời mới là quan trọng nhất!”

Nguồn: tgpsaigon.net

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT