spot_img

Thứ Hai tuần 20 Thường niên năm I (Mt 19,16-22)

Bài đọc 1 (Tl 2,11-19)

Đức Chúa cho xuất hiện các thủ lãnh, nhưng con cái Ít-ra-en không muốn nghe các ngài.

Bài trích sách Thủ lãnh.

11 Hồi ấy, con cái Ít-ra-en đã làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, và đã làm tôi các thần Ba-an. 12 Họ đã lìa bỏ Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên, Đấng đã đưa họ ra khỏi đất Ai-cập, và họ đã đi theo các thần ngoại lai trong số các thần của các dân chung quanh. Họ sụp lạy các thần ấy và chọc giận Đức Chúa. 13 Họ đã lìa bỏ Đức Chúa để làm tôi thần Ba-an và các nữ thần Át-tô-rét. 14 Đức Chúa nổi cơn thịnh nộ với Ít-ra-en và đã trao họ vào tay quân cướp cho chúng tha hồ bóc lột ; Người đã trao họ vào tay kẻ thù chung quanh, nên họ không thể đương đầu nổi với kẻ thù. 15 Cứ mỗi lần họ xuất trận là tay Đức Chúa giáng hoạ trên họ, như Đức Chúa đã phán và thề với họ. Họ lâm cảnh khốn cùng.

16 Bấy giờ Đức Chúa cho xuất hiện các thủ lãnh để giải thoát họ khỏi tay những kẻ cướp phá họ. 17 Nhưng rồi các thủ lãnh của họ, họ cũng chẳng nghe mà cứ đàng điếm với các thần ngoại lai và sụp lạy các thần đó. Họ vội từ bỏ con đường cha ông họ đã đi, là tuân giữ mệnh lệnh của Đức Chúa ; họ đã không noi gương các ngài. 18 Khi Đức Chúa cho xuất hiện các thủ lãnh để giúp họ, thì Đức Chúa ở với vị thủ lãnh và Người cứu họ khỏi tay quân thù bao lâu vị thủ lãnh còn sống, vì Đức Chúa động lòng trắc ẩn trước những tiếng than khóc của họ, khi họ bị đàn áp và ức hiếp. 19 Nhưng sau khi vị thủ lãnh qua đời thì họ lại ra hư đốn hơn cả cha ông họ. Họ chạy theo các thần ngoại lai để làm tôi và sụp lạy chúng, chứ không từ bỏ những hành vi và đường lối ngoan cố của họ.

Đáp ca Tv 105,34-35.36-37.39-41a.43ab và 44 (Đ. c.4a)

Đ. Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con, bởi lòng thương dân Ngài.

X. 34Họ đã không diệt trừ những dân
mà Chúa đã chỉ định,35họ sống chung lộn giữa chư dân,
học đòi những hành vi của chúng.

X. 36Họ lấy tượng thần chúng mà thờ :
đó chính là cạm bẫy họ sa chân.37Họ giết con mình cả trai lẫn gái, mà hiến quỷ tế thần.

X. 39Họ đã thành dơ bẩn vì những hành vi đó,
phản bội tình yêu Chúa bằng những việc họ làm.40Trên dân riêng, Chúa đổ cơn thịnh nộ,
Người tởm kinh gia nghiệp của mình,41aphó mặc họ vào tay đám chư dân.

X. 43abĐã bao lần Chúa thương giải cứu,
nhưng họ vẫn cố tình phản nghịch.44Chúa thấy họ truân chuyên ngàn nỗi,
nghe thấy lời cầu cứu van xin.

Tung hô Tin Mừng Mt 5,3

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 19,16-22

Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh, anh sẽ được một kho tàng trên trời.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

16 Khi ấy, có một người đến thưa Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời ?” 17 Đức Giê-su đáp : “Sao anh hỏi tôi về điều tốt ? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn.” 18 Người ấy hỏi : “Điều răn nào ?” Đức Giê-su đáp : “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. 19 Ngươi phải thờ cha kính mẹ”, và “Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình.” 20 Người thanh niên ấy nói : “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không ?” 21 Đức Giê-su đáp : “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ có được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” 22 Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Con đường hoàn thiện dẫn tới sự sống đời đời không hệ tại ở việc người ta làm, nhưng là tin theo Chúa Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, nhiều người đang làm giàu, nhiều người đang chạy đôn chạy đáo để kiếm công ăn việc làm. Lời Tin Mừng hôm nay quả là khó chấp nhận. Dù nhiều hay ít, dù có hay không, thì tiền bạc của cải vẫn là cơn cám dỗ mãnh liệt cho con người, bởi nó đụng đến sự sống còn, là chỗ dựa an toàn, là phương tiện cần thiết để phát triển sự sống. Cũng chính vì thế mà tiền bạc của cải là nguyên nhân gây ra biết bao thảm họa cho con người, khi người ta tôn thờ và làm nô lệ cho nó.

Lạy Chúa, tuy con chẳng được giàu có như người thanh niên, nhưng nhiều lúc con cảm thấy của cải trói buộc con, cản trở con đi theo Chúa và tín thác vào Chúa, cản trở con mở rộng lòng với tha nhân. Con vẫn còn quá nhiều bận tâm lo lắng, dùng hết thời giờ, sức khỏe, để đi tìm kiếm giàu sang hưởng thụ hơn là kiếm tìm kho tàng trên trời.

Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi những ràng buộc của những của cải vật chất. Xin đừng để con bị mê hoặc bởi những sự mau qua dưới đất. Xin giúp con cảm nghiệm được sự cao cả của kho tàng trên trời, nhờ đó con biết từ bỏ tất cả những gì là tạm bợ, phù phiếm, để con quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa và hân hoan bước theo Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đòi hỏi anh thanh niên phải tin theo Chúa. Đó là điều anh phải thực hiện. Đó cũng là điều Chúa muốn con phải làm. Tin theo Chúa là điều trước hết và quan trọng nhất. Nếu thiếu niềm tin vào Chúa thì mọi việc con làm đều vô ích. Xin giúp con biết tin theo Chúa cách vô điều kiện. Amen.

Ghi nhớ: “Nếu ngươi muốn nên trọn lành, hãy về bán hết của cải ngươi có, thì ngươi sẽ được kho tàng trên trời”.

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Phân tích

Đối tượng là một thanh niên giàu thiện chí. Vì thiện chí, anh tự tìm đến với Chúa Giêsu để hỏi cách cho được sự sống đời đời. Qua đối thoại với Chúa Giêsu, anh còn cho biết anh đã tuân giữ tất cả các giới răn từ thủa nhỏ.

Thấy thiện chí của anh, Chúa Giêsu mời anh tiến xa hơn một bước nữa: bán tài sản, bố thí cho người nghèo, rồi trở lại theo làm môn đệ Ngài.

Điều này đòi hỏi một sự từ bỏ lớn lao. Anh không thể đáp ứng được nên anh buồn rầu bỏ đi.

Suy niệm

1. Mặc dù anh thanh niên này là một người tốt, nhưng xét cho cùng anh còn ích kỷ, anh chỉ nghĩ đến thu vào, anh đã có nhiều thứ và anh chỉ muốn có thêm chứ không muốn mất đi. Khi đến hỏi Chúa Giêsu, anh muốn được thêm sự sống đời đời nghĩa là anh muốn được cả đời này lẫn đời sau. Khi Chúa Giêsu đề nghị anh từ bỏ tài sản thì anh từ chối.

Đối với Chúa Giêsu nhiều khi dám mất thì mới được: mất vật chất để được tinh thần, mất đời này để được đời sau.

2. “Tôi phải làm việc lành gì để được sống đời đời ?”. Người thanh niên này nghĩ sự sống đời đời là tiền công cho những việc lành. Chúa Giêsu sửa lại cách nghĩ đó: “Sao anh hỏi tôi về việc lành ? Chỉ có một Thiên Chúa là Đấng tốt lành”. Theo Chúa Giêsu, điều ta phải nhắm là Thiên Chúa tốt lành chứ không phải những việc lành. Làm việc lành mà nghĩ đến mình, mong cho mình được thưởng là nghĩ lệch hướng. Nhắm đúng hướng là làm mọi việc chỉ vì lòng yêu mến Chúa. Kitô giáo không phải là đạo nhắm đến những công việc, mà nhắm đến một người là Thiên Chúa.

3. Người thanh niên này đã khá tốt lành, nhưng nếu anh muốn trọn lành thì hãy từ bỏ của cải. Từ đó ta có thể suy ra hai lý tưởng:

Sự dính bén với của cải là một cản trở cho việc trở nên tốt lành hơn.

Sự từ bỏ của cải giúp người ta trở nên trọn lành.

4. Chúa Giêsu trả lời người thanh niên giàu có: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện thì hãy bán đi tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy theo tôi”. (Mt 19:21).

Chúa Giêsu không đến để bần cùng hóa nhân loại. Ngài đến là để con người được sống và sống sung mãn, và cuộc sống sung mãn trong nhân cách dĩ nhiên không hề đồng nghĩa với bần cùng. Của cải vật chất là phương tiện cần thiết để sống, có thân xác tất nhiên cần của ăn để nuôi sống. Tuy nhiên, khi sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, Chúa Giêsu muốn chứng minh rằng con người có thể sống sung mãn, mà vẫn không phụ thuộc của cải vật chất. Đối với Chúa Giêsu, siêu thoát đối với của cải vật chất là điều kiện tiên quyết để vào Nước Trời. Đây là lý do tại sao tám mối phúc thật đầu tiên và cơ bản bao gồm các mối phúc khác chính là: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.

Càng sống siêu thoát của cải vật chất, con người càng trở nên sung mãn, giàu có. Nghịch lý lớn nhất của Tin mừng vẫn là càng nghèo về của cải vật chất, con người càng giàu về những giá trị thiêng liêng; càng trao ban thì càng được nhận lãnh. Đó chính là sự giàu có gấp trăm ở đời này, mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho những ai sống nghèo khó, và dĩ nhiên, có sự sống đời đời làm gia nghiệp vẫn là cứu cánh của cuộc sống nghèo khó.

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Người thanh niên giàu có (Mt 19,16-22)

  1. Thái độ hiền lành, hoà nhã của Đức Giêsu đã thu hút được đủ mọi hạng người. Một chàng thanh niên giàu có, Luca gọi là “Thủ lãnh” (Lc 18,18-23), đến hỏi Đức Giêsu về điều kiện phải có để được sống đời đời… Qua đối thoại với Chúa Giêsu, anh còn cho biết anh đã tuân giữ tất cả giới răn từ thuở nhỏ. Thấy thiện chí của anh, Chúa Giêsu mời anh tiến một bước xa hơn nữa: bán tài sản, bố thí cho người nghèo, rồi trở lại theo làm môn đệ của Ngài. Điều này đòi hỏi một sự từ bỏ lớn lao. Anh không thể đáp ứng được, vì anh có nhiều của cải. Vì thế anh đã buồn rầu bỏ đi.
  2. Mặc dầu anh thanh niên này là một người tốt. Nhưng xét cho cùng, anh ta còn ích kỷ, anh chỉ nghĩ đến thu vào, anh đã có nhiều thứ và anh chỉ muốn có thêm, chứ không muốn mất đi. Khi đến hỏi Chúa Giêsu, anh muốn được thêm sự sống đời đời nghĩa là anh muốn được cả đời này lẫn đời sau.

Giữa việc tuân giữ Lề luật và thật sự yêu mến Chúa và anh chị em bằng những cử chỉ cụ thể, chàng thanh niên bắt đầu cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu cách tốt đẹp với những phẩm tính tốt, như ước muốn làm điều tốt, cố gắng tìm hiểu xem phải làm gì để trọn hảo hơn và tuân giữ những giới răn Chúa truyền dạy. Nhưng không thể dừng lại mãi nơi điểm khởi đầu, người môn đệ của Chúa phải tiến lên, phải thực hiện lý tưởng và đạt cho được cùng đích là Chúa Giêsu Kitô, sống với Người, được trở nên giống như Người mỗi ngày một hơn: “Nếu con muốn nên hoàn thiện, hãy bán đi tất cả những gì con có đem cho kẻ nghèo, rồi đến theo Ta” (R.Veritas)

  1. Chúng ta nên lưu ý, Chúa Giêsu không đến để bần cùng hóa nhân loại, Ngài đến là để con người được sống và sống sung mãn, và cuộc sống sung mãn trong nhân cách dĩ nhiên không hề đồng nghĩa với bần cùng. Của cải vật chất là phương tiện cần thiết để sống. Tuy nhiên, khi sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, Chúa Giêsu muốn chứng minh rằng: con người có thể sống sung mãn, mà vẫn không phụ thuộc của cải vật chất. Đối với Chúa Giêsu, siêu thoát đối với của cải vật chất là điều kiện tiên quyết để vào Nước trời. Đây là lý do tại sao tám mối phúc thật đầu tiên và cơ bản bao gồm các mối phúc khác chính là: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.
  2. Thật ra, tự nó, của cải không ngăn trở người ta vào Nước trời, nhưng thái độ ham mê của cải cản trở người ta yêu mến Thiên Chúa và Chúa Kitô. Cần phải có tinh thần sẵn sàng từ bỏ mọi của cải, mọi đam mê, để được tự do nghe tiếng Chúa dạy dỗ trong tâm hồn. Thái độ từ bỏ của cải và đam mê, không nhất thiết bắt người ta trở thành nghèo mạt, bởi vì từ bỏ mọi sự vì Chúa và vì Tin mừng, chẳng những không làm người ta bị thiệt thòi, mà còn mở rộng tương giao xã hội của nó, vì họ sẽ được đại gia đình nhân loại, và rồi với những thử thách đã vượt qua, họ sẽ được hưởng sự sống đời đời (Mỗi ngày một tin vui).
  3. Qua câu chuyện anh thanh niên với Chúa Giêsu, ta thấy con đường nên hoàn thiện phải gồm hai điều: trước hết là phải ước muốn: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện…”. Không thể đạt được điều gì chính đương sự không muốn, không tha thiết. Hễ muốn ta có thể đạt được, như câu ngạn ngữ Pháp: “Muốn là có thể”; thứ đến, sự hoàn thiện không hệ tại những việc lành làm được, mà ở tại việc đi theo Chúa, gắn bó với Chúa: “Hãy đến theo tôi”. Những việc tốt lành làm được chỉ mới là một phần thiện, còn phải trở nên một với Đấng là “Chân, Thiện, Mỹ” nữa thì mới gọi được là hoàn thiện.

Người thanh niên đã giữ giới răn, đã làm những việc tốt, nhưng điều anh thiếu là chính Chúa. Vì thế phải cảnh giác với thái độ tự mãn rằng: khi giữ những giới răn của Chúa và Giáo hội là tôi đã hoàn thiện rồi, trong khi thực ra “Không có Thầy, các con không thể làm được gì”. Một đời sống không gắn bó với chính Đấng nguồn mạch sự thiện, thì chưa phải là hoàn thiện (5 phút Lời Chúa).

  1. Truyện: Chúa phải là trọng tâm

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Leonardo da Vinci phải là bức tranh bữa Tiệc ly của Chúa Giêsu. Trong đó nhân vật chính là Chúa Giêsu được vây quanh bởi 12 Tông đồ.

Khi đem bức tranh ra triển lãm, Leonardo da Vinci đã kín đáo đứng trong góc phòng, để quan sát cách thưởng thức tranh của quan khách. Ông ngạc nhiên vô cùng khi thấy điểm thu hút trong bức tranh không phải là gương mặt Chúa Giêsu, mà là một cánh hoa nhỏ mà ông đã vẽ trong góc của bức tranh theo thói quen của thời đại đó. Leonardo nhận thức được tức khắc rằng: mình đã phạm một lỗi lầm rất lớn, đó là đã thêm vào một cánh hoa đẹp, để lôi kéo sự chú ý ra khỏi trọng tâm của bức tranh.

Ý thức được như thế, cho nên khi quan khách đã ra về, Leonardo da Vinci dùng cọ để bôi cánh hoa trong góc của bức tranh. Ngày hôm sau, ông cảm thấy sung sướng vô cùng, khi tất cả mọi con mắt quan khách đều gắn chặt vào gương mặt của Đấng Cứu Thế.

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Một người giàu có thường xuyên đến xưng tội với thánh Philipphê Nêri. Ông có nhiều tiền của, có thiện chí, nhưng ông vẫn cảm thấy mình không đạt được sự tiến bộ nào trên đường thiêng liêng. Từ chán nản đến thất vọng, cuối cùng ông bỏ cuộc và không trở lại xưng tội với ngài nữa.

Thấy ông đã lâu không đến xưng tội, ngài tìm đến nhà ông để gặp ông. Sau một hồi trò truyện, ngài nhìn lên cây Thánh giá trên tường, ngài cân nhắc độ cao của Thánh giá rồi đề nghị với người đàn ông giàu có: “Ông là người cao lớn, ông thử với coi có tới Thánh giá không”. Ông đứng dậy giơ cánh tay lên cố với nhưng không thể nào chạm tới Chúa Giêsu trên Thánh giá.

Bấy giờ thánh Philipphê dùng hết sức đẩy cái hòm tiền của ông đến bên cạnh ông và bảo ông hãy đứng lên trên cái hòm tiền để với tới cây Thánh giá. Ông làm theo ý ngài và sờ được Chúa Giêsu trên Thánh giá. Sau đó, ngài nói với ông: “Để có thể nắm lấy được Chúa Giêsu, để có thể tiến bộ trên đường thiêng liêng, chúng ta cần phải đứng trên tiền bạc của cải”.

Suy niệm

Có người thanh niên chạy đến thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy nhân lành…”, từ “nhân lành” thường được áp dụng cho Thiên Chúa ở trong Cựu ước (x. Tv 117/118,1; 1Sb 16,34; 2Sb 5,13), chỉ có Thiên Chúa mới xứng đáng được coi là “nhân lành”, còn không ai khác là “tốt” cả (x. Rm 7,18). Anh nói lên sự mong muốn của mình: “Tôi phải làm việc lành gì để được sự sống đời đời”. Mong muốn của anh là phải làm gì để thủ đắc “sự sống đời đời” đồng nghĩa với được “nước Thiên Chúa” (x. Mc 9,43-47).

Ngài truyền cho anh: Đừng giết người, đừng ngoại tình, đừng trộm cướp, đừng làm chứng gian, đừng lừa dối ai, hãy thảo kính cha mẹ. Đây là các điều răn trong bài phần lớn được rút từ phần hai của Thập Điều (x. Xh 20,12-17; Đnl 5,16-21). Giữ các giới răn là phương thế rất phổ thông và truyền thống trong đạo Do Thái. Anh thanh niên rất hài lòng về câu trả lời của Chúa, và hãnh diện thưa với Chúa là mình đã tuân giữ các điều răn ngay từ nhỏ. Thấy anh chân thành nỗ lực tìm cách quan hệ với Thiên Chúa nên đã tận tình giữ các điều răn, Ngài gọi anh tiến lên bước nữa là trở nên môn đệ Ngài: “Hãy về bán hết của cải ngươi có và bố thí cho người nghèo khó, thì ngươi sẽ được kho tàng trên trời, rồi đến mà theo Ta”. Một thách đố Đức Giêsu đề ra cho người đi theo Chúa theo nghĩa hẹp, một bậc sống đạo cao hơn, tư cách của người môn sinh, hơn là một nguyên tắc chung của đời sống Kitô hữu. Đức Giêsu yêu cầu anh bỏ hết mọi điểm tựa an toàn của trần gian để tín nhiệm vào bản thân và sứ vụ của Người, điểm tựa và mục đích của người môn sinh: “Rồi đến mà theo ta”. Nhưng anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải (x. Mt 19:22).

Thánh Augustinô có nhận định sâu sắc về lời mời gọi của Chúa chia sẻ với người anh em nghèo: “Nếu Chúa Giêsu đã nói với chàng thanh niên: “Mất tất cả”, chúng ta hiểu về sự thất vọng của anh, nhưng Ngài nói với anh: “Anh sẽ có kho tàng ở trên trời”. Nếu Ngài nói: “Hãy giao tiền của ngươi cho Ta, Ta sẽ giữ gìn”, anh sẽ chắc chắn tin và giao phó cho Ngài. Nhưng Ngài nói với anh: “Cho tất cả người nghèo”, và anh ta buồn rầu. Tuy nhiên, khi phân chia của cải cho anh em nghèo khó theo lệnh của Thiên Chúa. Người nghèo đó là chính Ngài khi chính anh tặng ban. Đó là người nghèo xin và được bố thí, và người giàu, người được nhận khi anh cho đi với sự chủ tâm chia sẻ” (Sermon LXXXVI 2 & 3).

Cho nên, chúng ta noi gương Ðức Giêsu sống thanh thoát: “Con chồn có hang, chim trời có tổ nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58) và hãy sống như Tin Mừng dạy: Đức bác ái yêu thương chia sẻ sẽ đưa chúng ta vào nước Chúa (x. Mt 25:31-46).

Ý lực sống

“Không được làm tôi hai chủ …” (Mt 6,24; Lc 16,13).

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Hai tuần 20 Thường niên năm I (Mt 19,16-22)

Bài đọc 1 (Tl 2,11-19)

Đức Chúa cho xuất hiện các thủ lãnh, nhưng con cái Ít-ra-en không muốn nghe các ngài.

Bài trích sách Thủ lãnh.

11 Hồi ấy, con cái Ít-ra-en đã làm điều dữ trái mắt Đức Chúa, và đã làm tôi các thần Ba-an. 12 Họ đã lìa bỏ Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên, Đấng đã đưa họ ra khỏi đất Ai-cập, và họ đã đi theo các thần ngoại lai trong số các thần của các dân chung quanh. Họ sụp lạy các thần ấy và chọc giận Đức Chúa. 13 Họ đã lìa bỏ Đức Chúa để làm tôi thần Ba-an và các nữ thần Át-tô-rét. 14 Đức Chúa nổi cơn thịnh nộ với Ít-ra-en và đã trao họ vào tay quân cướp cho chúng tha hồ bóc lột ; Người đã trao họ vào tay kẻ thù chung quanh, nên họ không thể đương đầu nổi với kẻ thù. 15 Cứ mỗi lần họ xuất trận là tay Đức Chúa giáng hoạ trên họ, như Đức Chúa đã phán và thề với họ. Họ lâm cảnh khốn cùng.

16 Bấy giờ Đức Chúa cho xuất hiện các thủ lãnh để giải thoát họ khỏi tay những kẻ cướp phá họ. 17 Nhưng rồi các thủ lãnh của họ, họ cũng chẳng nghe mà cứ đàng điếm với các thần ngoại lai và sụp lạy các thần đó. Họ vội từ bỏ con đường cha ông họ đã đi, là tuân giữ mệnh lệnh của Đức Chúa ; họ đã không noi gương các ngài. 18 Khi Đức Chúa cho xuất hiện các thủ lãnh để giúp họ, thì Đức Chúa ở với vị thủ lãnh và Người cứu họ khỏi tay quân thù bao lâu vị thủ lãnh còn sống, vì Đức Chúa động lòng trắc ẩn trước những tiếng than khóc của họ, khi họ bị đàn áp và ức hiếp. 19 Nhưng sau khi vị thủ lãnh qua đời thì họ lại ra hư đốn hơn cả cha ông họ. Họ chạy theo các thần ngoại lai để làm tôi và sụp lạy chúng, chứ không từ bỏ những hành vi và đường lối ngoan cố của họ.

Đáp ca Tv 105,34-35.36-37.39-41a.43ab và 44 (Đ. c.4a)

Đ. Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con, bởi lòng thương dân Ngài.

X. 34Họ đã không diệt trừ những dân
mà Chúa đã chỉ định,35họ sống chung lộn giữa chư dân,
học đòi những hành vi của chúng.

X. 36Họ lấy tượng thần chúng mà thờ :
đó chính là cạm bẫy họ sa chân.37Họ giết con mình cả trai lẫn gái, mà hiến quỷ tế thần.

X. 39Họ đã thành dơ bẩn vì những hành vi đó,
phản bội tình yêu Chúa bằng những việc họ làm.40Trên dân riêng, Chúa đổ cơn thịnh nộ,
Người tởm kinh gia nghiệp của mình,41aphó mặc họ vào tay đám chư dân.

X. 43abĐã bao lần Chúa thương giải cứu,
nhưng họ vẫn cố tình phản nghịch.44Chúa thấy họ truân chuyên ngàn nỗi,
nghe thấy lời cầu cứu van xin.

Tung hô Tin Mừng Mt 5,3

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 19,16-22

Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh, anh sẽ được một kho tàng trên trời.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

16 Khi ấy, có một người đến thưa Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời ?” 17 Đức Giê-su đáp : “Sao anh hỏi tôi về điều tốt ? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn.” 18 Người ấy hỏi : “Điều răn nào ?” Đức Giê-su đáp : “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. 19 Ngươi phải thờ cha kính mẹ”, và “Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình.” 20 Người thanh niên ấy nói : “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không ?” 21 Đức Giê-su đáp : “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ có được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” 22 Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Con đường hoàn thiện dẫn tới sự sống đời đời không hệ tại ở việc người ta làm, nhưng là tin theo Chúa Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, nhiều người đang làm giàu, nhiều người đang chạy đôn chạy đáo để kiếm công ăn việc làm. Lời Tin Mừng hôm nay quả là khó chấp nhận. Dù nhiều hay ít, dù có hay không, thì tiền bạc của cải vẫn là cơn cám dỗ mãnh liệt cho con người, bởi nó đụng đến sự sống còn, là chỗ dựa an toàn, là phương tiện cần thiết để phát triển sự sống. Cũng chính vì thế mà tiền bạc của cải là nguyên nhân gây ra biết bao thảm họa cho con người, khi người ta tôn thờ và làm nô lệ cho nó.

Lạy Chúa, tuy con chẳng được giàu có như người thanh niên, nhưng nhiều lúc con cảm thấy của cải trói buộc con, cản trở con đi theo Chúa và tín thác vào Chúa, cản trở con mở rộng lòng với tha nhân. Con vẫn còn quá nhiều bận tâm lo lắng, dùng hết thời giờ, sức khỏe, để đi tìm kiếm giàu sang hưởng thụ hơn là kiếm tìm kho tàng trên trời.

Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi những ràng buộc của những của cải vật chất. Xin đừng để con bị mê hoặc bởi những sự mau qua dưới đất. Xin giúp con cảm nghiệm được sự cao cả của kho tàng trên trời, nhờ đó con biết từ bỏ tất cả những gì là tạm bợ, phù phiếm, để con quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa và hân hoan bước theo Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đòi hỏi anh thanh niên phải tin theo Chúa. Đó là điều anh phải thực hiện. Đó cũng là điều Chúa muốn con phải làm. Tin theo Chúa là điều trước hết và quan trọng nhất. Nếu thiếu niềm tin vào Chúa thì mọi việc con làm đều vô ích. Xin giúp con biết tin theo Chúa cách vô điều kiện. Amen.

Ghi nhớ: “Nếu ngươi muốn nên trọn lành, hãy về bán hết của cải ngươi có, thì ngươi sẽ được kho tàng trên trời”.

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Phân tích

Đối tượng là một thanh niên giàu thiện chí. Vì thiện chí, anh tự tìm đến với Chúa Giêsu để hỏi cách cho được sự sống đời đời. Qua đối thoại với Chúa Giêsu, anh còn cho biết anh đã tuân giữ tất cả các giới răn từ thủa nhỏ.

Thấy thiện chí của anh, Chúa Giêsu mời anh tiến xa hơn một bước nữa: bán tài sản, bố thí cho người nghèo, rồi trở lại theo làm môn đệ Ngài.

Điều này đòi hỏi một sự từ bỏ lớn lao. Anh không thể đáp ứng được nên anh buồn rầu bỏ đi.

Suy niệm

1. Mặc dù anh thanh niên này là một người tốt, nhưng xét cho cùng anh còn ích kỷ, anh chỉ nghĩ đến thu vào, anh đã có nhiều thứ và anh chỉ muốn có thêm chứ không muốn mất đi. Khi đến hỏi Chúa Giêsu, anh muốn được thêm sự sống đời đời nghĩa là anh muốn được cả đời này lẫn đời sau. Khi Chúa Giêsu đề nghị anh từ bỏ tài sản thì anh từ chối.

Đối với Chúa Giêsu nhiều khi dám mất thì mới được: mất vật chất để được tinh thần, mất đời này để được đời sau.

2. “Tôi phải làm việc lành gì để được sống đời đời ?”. Người thanh niên này nghĩ sự sống đời đời là tiền công cho những việc lành. Chúa Giêsu sửa lại cách nghĩ đó: “Sao anh hỏi tôi về việc lành ? Chỉ có một Thiên Chúa là Đấng tốt lành”. Theo Chúa Giêsu, điều ta phải nhắm là Thiên Chúa tốt lành chứ không phải những việc lành. Làm việc lành mà nghĩ đến mình, mong cho mình được thưởng là nghĩ lệch hướng. Nhắm đúng hướng là làm mọi việc chỉ vì lòng yêu mến Chúa. Kitô giáo không phải là đạo nhắm đến những công việc, mà nhắm đến một người là Thiên Chúa.

3. Người thanh niên này đã khá tốt lành, nhưng nếu anh muốn trọn lành thì hãy từ bỏ của cải. Từ đó ta có thể suy ra hai lý tưởng:

Sự dính bén với của cải là một cản trở cho việc trở nên tốt lành hơn.

Sự từ bỏ của cải giúp người ta trở nên trọn lành.

4. Chúa Giêsu trả lời người thanh niên giàu có: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện thì hãy bán đi tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy theo tôi”. (Mt 19:21).

Chúa Giêsu không đến để bần cùng hóa nhân loại. Ngài đến là để con người được sống và sống sung mãn, và cuộc sống sung mãn trong nhân cách dĩ nhiên không hề đồng nghĩa với bần cùng. Của cải vật chất là phương tiện cần thiết để sống, có thân xác tất nhiên cần của ăn để nuôi sống. Tuy nhiên, khi sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, Chúa Giêsu muốn chứng minh rằng con người có thể sống sung mãn, mà vẫn không phụ thuộc của cải vật chất. Đối với Chúa Giêsu, siêu thoát đối với của cải vật chất là điều kiện tiên quyết để vào Nước Trời. Đây là lý do tại sao tám mối phúc thật đầu tiên và cơ bản bao gồm các mối phúc khác chính là: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.

Càng sống siêu thoát của cải vật chất, con người càng trở nên sung mãn, giàu có. Nghịch lý lớn nhất của Tin mừng vẫn là càng nghèo về của cải vật chất, con người càng giàu về những giá trị thiêng liêng; càng trao ban thì càng được nhận lãnh. Đó chính là sự giàu có gấp trăm ở đời này, mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho những ai sống nghèo khó, và dĩ nhiên, có sự sống đời đời làm gia nghiệp vẫn là cứu cánh của cuộc sống nghèo khó.

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Người thanh niên giàu có (Mt 19,16-22)

  1. Thái độ hiền lành, hoà nhã của Đức Giêsu đã thu hút được đủ mọi hạng người. Một chàng thanh niên giàu có, Luca gọi là “Thủ lãnh” (Lc 18,18-23), đến hỏi Đức Giêsu về điều kiện phải có để được sống đời đời… Qua đối thoại với Chúa Giêsu, anh còn cho biết anh đã tuân giữ tất cả giới răn từ thuở nhỏ. Thấy thiện chí của anh, Chúa Giêsu mời anh tiến một bước xa hơn nữa: bán tài sản, bố thí cho người nghèo, rồi trở lại theo làm môn đệ của Ngài. Điều này đòi hỏi một sự từ bỏ lớn lao. Anh không thể đáp ứng được, vì anh có nhiều của cải. Vì thế anh đã buồn rầu bỏ đi.
  2. Mặc dầu anh thanh niên này là một người tốt. Nhưng xét cho cùng, anh ta còn ích kỷ, anh chỉ nghĩ đến thu vào, anh đã có nhiều thứ và anh chỉ muốn có thêm, chứ không muốn mất đi. Khi đến hỏi Chúa Giêsu, anh muốn được thêm sự sống đời đời nghĩa là anh muốn được cả đời này lẫn đời sau.

Giữa việc tuân giữ Lề luật và thật sự yêu mến Chúa và anh chị em bằng những cử chỉ cụ thể, chàng thanh niên bắt đầu cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu cách tốt đẹp với những phẩm tính tốt, như ước muốn làm điều tốt, cố gắng tìm hiểu xem phải làm gì để trọn hảo hơn và tuân giữ những giới răn Chúa truyền dạy. Nhưng không thể dừng lại mãi nơi điểm khởi đầu, người môn đệ của Chúa phải tiến lên, phải thực hiện lý tưởng và đạt cho được cùng đích là Chúa Giêsu Kitô, sống với Người, được trở nên giống như Người mỗi ngày một hơn: “Nếu con muốn nên hoàn thiện, hãy bán đi tất cả những gì con có đem cho kẻ nghèo, rồi đến theo Ta” (R.Veritas)

  1. Chúng ta nên lưu ý, Chúa Giêsu không đến để bần cùng hóa nhân loại, Ngài đến là để con người được sống và sống sung mãn, và cuộc sống sung mãn trong nhân cách dĩ nhiên không hề đồng nghĩa với bần cùng. Của cải vật chất là phương tiện cần thiết để sống. Tuy nhiên, khi sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, Chúa Giêsu muốn chứng minh rằng: con người có thể sống sung mãn, mà vẫn không phụ thuộc của cải vật chất. Đối với Chúa Giêsu, siêu thoát đối với của cải vật chất là điều kiện tiên quyết để vào Nước trời. Đây là lý do tại sao tám mối phúc thật đầu tiên và cơ bản bao gồm các mối phúc khác chính là: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.
  2. Thật ra, tự nó, của cải không ngăn trở người ta vào Nước trời, nhưng thái độ ham mê của cải cản trở người ta yêu mến Thiên Chúa và Chúa Kitô. Cần phải có tinh thần sẵn sàng từ bỏ mọi của cải, mọi đam mê, để được tự do nghe tiếng Chúa dạy dỗ trong tâm hồn. Thái độ từ bỏ của cải và đam mê, không nhất thiết bắt người ta trở thành nghèo mạt, bởi vì từ bỏ mọi sự vì Chúa và vì Tin mừng, chẳng những không làm người ta bị thiệt thòi, mà còn mở rộng tương giao xã hội của nó, vì họ sẽ được đại gia đình nhân loại, và rồi với những thử thách đã vượt qua, họ sẽ được hưởng sự sống đời đời (Mỗi ngày một tin vui).
  3. Qua câu chuyện anh thanh niên với Chúa Giêsu, ta thấy con đường nên hoàn thiện phải gồm hai điều: trước hết là phải ước muốn: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện…”. Không thể đạt được điều gì chính đương sự không muốn, không tha thiết. Hễ muốn ta có thể đạt được, như câu ngạn ngữ Pháp: “Muốn là có thể”; thứ đến, sự hoàn thiện không hệ tại những việc lành làm được, mà ở tại việc đi theo Chúa, gắn bó với Chúa: “Hãy đến theo tôi”. Những việc tốt lành làm được chỉ mới là một phần thiện, còn phải trở nên một với Đấng là “Chân, Thiện, Mỹ” nữa thì mới gọi được là hoàn thiện.

Người thanh niên đã giữ giới răn, đã làm những việc tốt, nhưng điều anh thiếu là chính Chúa. Vì thế phải cảnh giác với thái độ tự mãn rằng: khi giữ những giới răn của Chúa và Giáo hội là tôi đã hoàn thiện rồi, trong khi thực ra “Không có Thầy, các con không thể làm được gì”. Một đời sống không gắn bó với chính Đấng nguồn mạch sự thiện, thì chưa phải là hoàn thiện (5 phút Lời Chúa).

  1. Truyện: Chúa phải là trọng tâm

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Leonardo da Vinci phải là bức tranh bữa Tiệc ly của Chúa Giêsu. Trong đó nhân vật chính là Chúa Giêsu được vây quanh bởi 12 Tông đồ.

Khi đem bức tranh ra triển lãm, Leonardo da Vinci đã kín đáo đứng trong góc phòng, để quan sát cách thưởng thức tranh của quan khách. Ông ngạc nhiên vô cùng khi thấy điểm thu hút trong bức tranh không phải là gương mặt Chúa Giêsu, mà là một cánh hoa nhỏ mà ông đã vẽ trong góc của bức tranh theo thói quen của thời đại đó. Leonardo nhận thức được tức khắc rằng: mình đã phạm một lỗi lầm rất lớn, đó là đã thêm vào một cánh hoa đẹp, để lôi kéo sự chú ý ra khỏi trọng tâm của bức tranh.

Ý thức được như thế, cho nên khi quan khách đã ra về, Leonardo da Vinci dùng cọ để bôi cánh hoa trong góc của bức tranh. Ngày hôm sau, ông cảm thấy sung sướng vô cùng, khi tất cả mọi con mắt quan khách đều gắn chặt vào gương mặt của Đấng Cứu Thế.

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Một người giàu có thường xuyên đến xưng tội với thánh Philipphê Nêri. Ông có nhiều tiền của, có thiện chí, nhưng ông vẫn cảm thấy mình không đạt được sự tiến bộ nào trên đường thiêng liêng. Từ chán nản đến thất vọng, cuối cùng ông bỏ cuộc và không trở lại xưng tội với ngài nữa.

Thấy ông đã lâu không đến xưng tội, ngài tìm đến nhà ông để gặp ông. Sau một hồi trò truyện, ngài nhìn lên cây Thánh giá trên tường, ngài cân nhắc độ cao của Thánh giá rồi đề nghị với người đàn ông giàu có: “Ông là người cao lớn, ông thử với coi có tới Thánh giá không”. Ông đứng dậy giơ cánh tay lên cố với nhưng không thể nào chạm tới Chúa Giêsu trên Thánh giá.

Bấy giờ thánh Philipphê dùng hết sức đẩy cái hòm tiền của ông đến bên cạnh ông và bảo ông hãy đứng lên trên cái hòm tiền để với tới cây Thánh giá. Ông làm theo ý ngài và sờ được Chúa Giêsu trên Thánh giá. Sau đó, ngài nói với ông: “Để có thể nắm lấy được Chúa Giêsu, để có thể tiến bộ trên đường thiêng liêng, chúng ta cần phải đứng trên tiền bạc của cải”.

Suy niệm

Có người thanh niên chạy đến thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy nhân lành…”, từ “nhân lành” thường được áp dụng cho Thiên Chúa ở trong Cựu ước (x. Tv 117/118,1; 1Sb 16,34; 2Sb 5,13), chỉ có Thiên Chúa mới xứng đáng được coi là “nhân lành”, còn không ai khác là “tốt” cả (x. Rm 7,18). Anh nói lên sự mong muốn của mình: “Tôi phải làm việc lành gì để được sự sống đời đời”. Mong muốn của anh là phải làm gì để thủ đắc “sự sống đời đời” đồng nghĩa với được “nước Thiên Chúa” (x. Mc 9,43-47).

Ngài truyền cho anh: Đừng giết người, đừng ngoại tình, đừng trộm cướp, đừng làm chứng gian, đừng lừa dối ai, hãy thảo kính cha mẹ. Đây là các điều răn trong bài phần lớn được rút từ phần hai của Thập Điều (x. Xh 20,12-17; Đnl 5,16-21). Giữ các giới răn là phương thế rất phổ thông và truyền thống trong đạo Do Thái. Anh thanh niên rất hài lòng về câu trả lời của Chúa, và hãnh diện thưa với Chúa là mình đã tuân giữ các điều răn ngay từ nhỏ. Thấy anh chân thành nỗ lực tìm cách quan hệ với Thiên Chúa nên đã tận tình giữ các điều răn, Ngài gọi anh tiến lên bước nữa là trở nên môn đệ Ngài: “Hãy về bán hết của cải ngươi có và bố thí cho người nghèo khó, thì ngươi sẽ được kho tàng trên trời, rồi đến mà theo Ta”. Một thách đố Đức Giêsu đề ra cho người đi theo Chúa theo nghĩa hẹp, một bậc sống đạo cao hơn, tư cách của người môn sinh, hơn là một nguyên tắc chung của đời sống Kitô hữu. Đức Giêsu yêu cầu anh bỏ hết mọi điểm tựa an toàn của trần gian để tín nhiệm vào bản thân và sứ vụ của Người, điểm tựa và mục đích của người môn sinh: “Rồi đến mà theo ta”. Nhưng anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải (x. Mt 19:22).

Thánh Augustinô có nhận định sâu sắc về lời mời gọi của Chúa chia sẻ với người anh em nghèo: “Nếu Chúa Giêsu đã nói với chàng thanh niên: “Mất tất cả”, chúng ta hiểu về sự thất vọng của anh, nhưng Ngài nói với anh: “Anh sẽ có kho tàng ở trên trời”. Nếu Ngài nói: “Hãy giao tiền của ngươi cho Ta, Ta sẽ giữ gìn”, anh sẽ chắc chắn tin và giao phó cho Ngài. Nhưng Ngài nói với anh: “Cho tất cả người nghèo”, và anh ta buồn rầu. Tuy nhiên, khi phân chia của cải cho anh em nghèo khó theo lệnh của Thiên Chúa. Người nghèo đó là chính Ngài khi chính anh tặng ban. Đó là người nghèo xin và được bố thí, và người giàu, người được nhận khi anh cho đi với sự chủ tâm chia sẻ” (Sermon LXXXVI 2 & 3).

Cho nên, chúng ta noi gương Ðức Giêsu sống thanh thoát: “Con chồn có hang, chim trời có tổ nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58) và hãy sống như Tin Mừng dạy: Đức bác ái yêu thương chia sẻ sẽ đưa chúng ta vào nước Chúa (x. Mt 25:31-46).

Ý lực sống

“Không được làm tôi hai chủ …” (Mt 6,24; Lc 16,13).

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT