spot_img

Thứ Sáu tuần 20 Thường niên năm I (Mt 22,34-40)

Bài đọc 1 (R 1,1.3-6.14b-16.22)

Bà Na-o-mi trở về cùng với con dâu người Mô-áp là Rút. Họ đã đến Bê-lem.

Khởi đầu sách Rút.

1 Vào thời các thủ lãnh cai trị, một nạn đói xảy ra trong xứ. Có một người tên là Ê-li-me-léc, cùng với vợ là Na-o-mi và hai con trai bỏ Bê-lem miền Giu-đa đến lập cư trong cánh đồng Mô-áp. 3 Sau đó người chồng chết đi, còn lại bà vợ và hai người con. 4 Hai người này lấy vợ Mô-áp, một cô tên là Oóc-pa, cô kia tên là Rút. Họ ở lại đó chừng mười năm. 5 Một thời gian sau, cả hai người con trai đều chết, còn lại bà Na-o-mi mất chồng, mất con. 6 Bà lên đường cùng với hai người con dâu, bỏ cánh đồng Mô-áp mà trở về quê hương, vì tại cánh đồng Mô-áp, bà nghe nói là Đức Chúa đã viếng thăm dân Người và cho họ có bánh ăn.

14b Oóc-pa ôm hôn từ giã mẹ chồng, còn Rút thì cứ khắng khít theo bà.

15 Bà Na-o-mi nói : “Kìa chị dâu con trở về với dân tộc của nó và các thần của nó. Con cũng vậy, hãy theo chị dâu con mà về đi !” 16 Rút đáp : “Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì

mẹ đi đâu, con đi đó,
mẹ ở đâu, con ở đó,
dân của mẹ là dân của con,
Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con.”

22 Thế là từ cánh đồng Mô-áp, bà Na-o-mi trở về cùng với con dâu người Mô-áp là Rút. Họ đến Bê-lem vào đầu mùa gặt lúa mạch.

Đáp ca Tv 145,5-6a.6b-7a.7b-8.9-10 (Đ. c.1b) 

Đ. Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi !

X. 5Phúc thay người được Chúa Trời nhà Gia-cóp phù hộ

và cậy trông Chúa, Thiên Chúa họ thờ.6aNgười là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi
cùng muôn loài trong đó.

X. 6bNgười là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời,7axử công minh cho người bị áp bức,
ban lương thực cho kẻ đói ăn.

X. 7bChúa giải phóng những ai tù tội,8Chúa mở mắt cho kẻ mù loà.
Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên,
Chúa yêu chuộng những người công chính.

X. 9Chúa phù trợ những khách ngoại kiều.
Người nâng đỡ cô nhi quả phụ,
nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân.10Chúa nắm giữ vương quyền muôn muôn thuở,
Xi-on hỡi, Chúa Trời ngươi hiển trị ngàn đời.

Tung hô Tin Mừng Tv 24,4b.5a

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Thiên Chúa con thờ, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 22,34-40

Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

34 Khi ấy, nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. 35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : 36 “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?” 37 Đức Giê-su đáp : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Cốt lõi của giới luật là yêu thương. Yêu mến Thiên Chúa không thể tách rời khỏi việc yêu thương tha nhân. Chúa mời gọi ta hãy tuân giữ lề luật vì tình yêu mến.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, người biệt phái thời xưa giữ lề luật thật cặn kẽ. Họ phân tích tỉ mỉ từng lề luật để tuân thủ. Nhưng Chúa chê trách họ giả hình. Chúa thấy rõ họ thích cầu nguyện ở nơi công cộng cốt để lãnh nhận tiếng khen, còn tâm hồn họ thiếu vắng lòng yêu mến Chúa. Họ mang Lời Chúa bên mình, nhưng cũng chỉ để phô trương. Họ tuân giữ ngày Sa-bát nhưng lại từ chối thực hiện việc bác ái yêu thương.

Hôm nay, Lời Chúa dạy con thật rõ: cốt lõi của lề luật là lòng yêu mến, chứ không chỉ giữ luật vì lề luật. Và con không thể tách rời việc yêu mến Chúa với việc yêu người.

Lạy Chúa, nhìn lại đời sống, con thấy mình vẫn còn những khuynh hướng sống đạo không phù hợp với Phúc Âm. Con đã lãnh nhận bí tích, đã đi dâng lễ chỉ vì luật buộc, hoặc vì sức ép của gia đình, vì sợ người khác chê bai, vì thói quen. Con tuân giữ lề luật vì nhiều lý do, nhưng lại thiếu điều cốt lõi cần thiết là lòng yêu mến.

Con cũng nhận thấy rằng nhiều khi con đã cố gắng yêu mến Chúa, nhưng lại coi nhẹ việc yêu thương người khác. Rất nhiều lúc lòng con trở nên hẹp hòi, khép kín, lạnh lùng chai đá. Con đã xúc phạm đến tha nhân, đã kết án nhau, đã bỏ rơi những người cần giúp đỡ, đã gây đau khổ cho người khác. Lạy Chúa, xin tha thứ cho con. Xin ban cho con biết yêu người như yêu chính mình, yêu người như yêu Chúa, và yêu người như Chúa yêu. Amen.

Ghi nhớ: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi”.

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A- Phân tích (Hạt giống…)

Trả lời cho một số luật sĩ hỏi “Giới răn nào là trọng nhất”, Chúa Giêsu đưa ra hai giới răn mến Chúa và yêu người.

Đặt biệt, Ngài nói “Giới răn thứ hai cũng giống như giới răn thứ nhất”, và “Toàn thể lề luật và các sách tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó”.

B- Suy gẫm (…nẩy mầm)

1. Những luật sĩ Do Thái rất thuộc luật và giữ rất kỹ, nhưng họ không biết đến cốt lõi của mọi khoản luật là yêu thương. Có thể chúng ta cũng thế: hằng ngày chăm chỉ giữ luật Giáo Hội và luật cộng đoàn, nhưng không có tình mến Chúa và yêu người. Nếu thế thì tất cả đều vô ích.

2. Có người nói yêu thương khó hơn mến Chúa. Dĩ nhiên, vì con người không đễ thương bằng Chúa. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã coi giới răn thứ hai bằng giới răn thứ nhất.

3. ”Nếu ai nói tôi yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối, vì ai không yêu thương anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn chúng ta đã nhận được từ Ngài: ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình.” (1Ga 4,20-21)

4. Có một tác giả tưởng tượng câu chuyện sau:

Trên đường đi đến miền đất Chúa hứa, Abraham dựng một cái lều để nghỉ chân. Vừa ra khỏi lều, Ngài thấy một người hành khất xin giúp đỡ. Động lòng thương, Ngài mời người đó vào và làm tiệc thiết đãi. Trước khi ăn tiệc, Ngài mời người hành khất cùng dâng lời chúc tụng cảm tạ Chúa. Nhưng vừa nghe thấy tiếng “Chúa”, người ăn mày liền nói lộng ngôn xúc phạm đến Chúa. Abraham nổi giận đuổi người đó ra khỏi lều. Đêm đó, Abraham quỳ cầu nguyện, Ngài nghe có tiếng Chúa nói như sau: “Này Abraham, ngươi có biết người ăn mày đó nhục mạ Ta năm mươi năm nay không ? Thế mà mỗi ngày Ta vẫn thương ban lương thực cho nó. Ngươi không yêu thương cho nó một bữa hay sao ?”.

Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải là một Người Cha yêu thương mọi con cái, ngay cả những đứa con bất hiếu ngỗ nghịch. Đồng thời Ngài mời gọi chúng ta nên trọn lành như Cha trên trời, nghĩa là yêu thương mọi người không loại trừ người nào. Đó là tất cả giáo huấn của Chúa Giêsu: Ngài đến để nói với con người rằng Thiên Chúa yêu thương con người và con người cũng hãy yêu thương nhau. (Mỗi ngày một tin vui)

5. ”Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy, là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi.” (Mt 22,39).

Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu được giao phó trông coi một chị nữ tu lớn tuổi. Chị này nổi tiếng là khó tính trong nhà Dòng. Đến giờ ăn, Têrêsa phải dìu chị xuống nhà ăn. Một thiếu sót nhỏ cũng đủ để cho Têrêsa bị trách móc. Chị ấy bực bội, không bằng lòng, nhưng Têrêsa vẫn luôn tỏ ra vui tươi hồn nhiên và chịu đựng tất cả vì Thánh nữ yêu mến Chúa; và vì tình yêu Chúa, Thánh nữ yêu mến nữ tu đáng thương này.

Tình yêu đối với Thiên Chúa phải được tỏ hiện ra dấu hiệu bề ngoài là tình yêu đối với tha nhân. Và chúng ta không chỉ chứng tỏ tình yêu đối với tha nhân không phải chỉ bằng lời nói nhưng còn bằng hành động, bằng sự nhẫn nhịn, tha thứ và cảm thông.

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Điều răn trọng nhất (Mt 22,34-40)

  1. Người Do thái có quá nhiều luật, đến độ họ không hiểu khoản luật nào là cốt yếu. Vì thế họ đưa vấn đề ra để thử Chúa Giêsu. Câu trả lời của Chúa Giêsu vừa gọn gàng, minh bạch, vừa súc tích. Chúa Giêsu vạch ra cho họ thấy cái mấu chốt, điều cốt lõi của lề luật, đồng thời Người nâng cao khoản luật “Yêu tha nhân” tiếp ngay sau luật “Kính Thiên Chúa”. Kính Chúa yêu người là hai giới răn phải luôn đi đôi với nhau, như thánh Gioan đã khẳng định: “Kẻ nói kính Chúa mà không yêu người là kẻ nói dối”.
  2. Tuần báo Newsweek số ra ngày 10/8/1993 đã ghi lại một sáng kiến mới lạ tại Nhật, đó là “Sư máy”. Vị sư máy này, mới nhìn qua, không khác gì vị tu hành thực thụ: đầu cúi xuống, mắt khép lại, môi và các cơ bắp đến gương mặt cử động theo nhịp cầu kinh ghi sẵn, một tay cầm chuỗi đưa lên một tay thì gõ mõ. Mỗi vị sư máy có thể cầu kinh không biết mỏi mệt, và có thể thuộc toàn bộ kinh kệ của mười giáo phái Phật giáo khác nhau tại Nhật. Sáng kiến này được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu ơn gọi sư sãi ngày càng khan hiếm trong các Giáo hội Phật giáo tại Nhật. Tuy nhiên như tác giả bài báo ghi nhận: những cái máy làm được mọi sự, duy chỉ một điều chúng không thể làm được, đó là chúng không biết yêu thương.
  3. Trong bài Tin mừng hôm nay, khi trả lời cho nhà thông luật, Chúa Giêsu cũng tóm lược giáo huấn yêu thương của Ngài: “Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất ?” Câu nói mà người thông luật đặt ra cho Chúa Giêsu vừa là cái bẫy gài Ngài, vừa phản ánh tâm thức vụ hình thức của họ. Họ tuân giữ mọi lề luật, họ phân chia bậc thang giá trị của mỗi lề luật, họ đánh giá con người theo sự trung thành của người đó đối với lề luật, họ sẵn sàng hy sinh tất cả để trung thành với từng chi tiết của lề luật, thế nhưng họ lại không màng đến cái cốt lõi của lề luật là tình yêu thương.
  4. Trả lời cho người thông luật, Chúa Giêsu nói: “Tất cả lề luật và lời các tiên tri đều qui về hai giới răn: mến Chúa và yêu người”. Điều đó có nghĩa là nếu loại bỏ tình thương ra khỏi lề luật, thì toàn bộ lâu đài của lề luật sẽ sụp đổ. Người thông luật và những Biệt phái hẳn phải ngạc nhiên về giáo huấn của Chúa Giêsu. Đối với họ, điều quan trọng là tuân giữ lề luật, chứ không phải sống theo tinh thần của lề luật là tình thương: họ sẵn sàng loại bỏ và khước từ tình thương đối với tha nhân để trung thành với lề luật, cụ thể là giữ ngày hưu lễ. Chúa Giêsu gọi giáo huấn của Ngài là một điều răn mới: mới vì Ngài đặt tình thương vào trọng tâm của lề luật, mới vì Ngài xem tình yêu đối với tha nhân như một thể hiện của lòng mến Chúa (Mỗi ngày một tin vui).
  5. Yêu thương là kiện toàn lề luật; yêu thương là cốt lõi của Đạo. Đi Đạo, sống Đạo, giữ Đạo, xét cho cùng chính là yêu thương, không yêu thương thì con người chỉ còn là một thứ người máy vô hồn. Thánh Gioan Tông đồ, người đã suốt đời sống và suy tư về tình yêu, vào cuối đời, ngài đã tóm tắt tất cả thành một công thức: “Thiên Chúa là Tình yêu”, và ngài dẫn giải: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, tất không thể yêu mến Đấng nó không thấy”.
  6. Trong thực hành, chúng ta không muốn đưa ra những câu định nghĩa trừu tượng về tình yêu Chúa và tha nhân, mà chỉ muốn đi vào thực hành trong cuộc sống.

Chúng ta có thể nhận định về câu nói của Đức cha Arthur Tonne: Yêu Chúa là gì ? Yêu mến Chúa là “ao ước làm vui lòng Chúa”. Lệnh truyền của Chúa Kitô có thể đọc là: “Con hãy ao ước làm vui lòng Chúa”

Yêu tha nhân có nghĩa là “ao ước làm điều thiện hảo cho họ”. Chúng ta không thể “làm điều thiện hảo cho Chúa”, nhưng chúng ta có thể ao ước làm vui lòng Ngài. Chúng ta có thể và phải làm điều thiện hảo cho tha nhân. Một trong những cách tốt nhất để làm vui lòng Chúa là làm điều thiện hảo cho tha nhân. Đã có những lần Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng ai yêu mến Chúa thì tuân giữ giới răn của Ngài. Cách đây vài Chúa nhật, chúng ta đã thấy rằng giới răn của Chúa là bằng chứng tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Tuân giữ điều răn Chúa là bằng chứng tình yêu của chúng ta đối với Ngài (Gm. Arthur Tonne, Bài giảng Tin mừng, năm A, tr 130).

  1. Truyện: Đi tìm chén thánh

Có một câu chuyện huyền thoại về “người Samaritanô tốt lành” có tên là Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh, mà Chúa Giêsu đã sử dụng trong bữa Tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi. Chàng tìm mãi chẳng thấy chén thánh đâu! Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già hơn xưa, sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ.

Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người cùi mảnh bánh vụn còn lại trong cuộc đời. Ăn xong họ chẳng có gì để uống. Chàng hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Vị linh mục trẻ người Pháp Cassaigne đến Sài Gòn năm 1926, được bài sai đi nhận thí điểm truyền giáo vùng Di Linh có trại phong. Ngài tiếp xúc với anh em dân tộc Thượng, học tiếng của họ, dạy học và chữa bệnh cho những người Thượng bị phong, đó là những công việc thường ngày của cha Cassaigne.

Ngày 24/2/1941, cha Cassaigne nhận được quyết định bổ nhiệm ngài làm người kế vị Đức cha Dumortier trong sứ vụ Giám mục Sài Gòn. Xa rời đàn con bất hạnh của ngài trong hơn 14 năm qua ngày đêm ngài hằng nhớ tới họ… và hình như ngài chỉ mong sao có ngày được đoàn tụ lại với họ.

Từ đầu năm 1947, sức khỏe của Đức cha Cassaigne xấu đi rõ rệt. Thêm vào đó là bệnh sốt rét cũ và chứng suy gan của ngài, sự giảm chất vôi cột sống rất đau đớn; và trên tất cả còn có một mối đe dọa khác: Năm 1943, người ta đã tìm thấy trong cơ thể của ngài có “vi trùng Hansen”.

Ngày 15/7/1955 Đức cha xin từ nhiệm và về hưu tại làng cùi Di Linh, tại đó ngài còn có thể phục vụ và tự chữa bệnh. Ngày 31/10/1973, ngài trút hơi thở cuối cùng giữa những con cái phong cùi của ngài như ngài đã ước nguyện. Ngài đã được mai táng bên cạnh ngôi nhà nguyện của người phong cùi, để họ có ngài ở với họ luôn mãi.

Lòng yêu mến Chúa là sức mạnh thôi thúc vị Giám mục Cassaigne hiến thân phục vụ anh chị em mình, dù là những người con bị bệnh cùi hủi.

Suy niệm

“Phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi… ngươi hãy yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22:37-39). Đó là hai giới răn trọng nhất trong niềm tin được Đức Giêsu trích dẫn từ sách Đệ Nhị Luật 6,5 và sách Lêvi 19,18 trong 613 điều răn trong luật của Do Thái. Các thầy rabbi thường tranh luận với nhau về tầm mức quan trọng của mỗi luật để chia ra thành điều răn “lớn” và điều răn “nhỏ”. Đệ Nhị Luật 6,5 là điều răn căn bản và chính yếu của Do Thái giáo. Điều răn này luôn được dùng để mở đầu cho mỗi buổi lễ của người Do Thái, và đây cũng là luật đầu tiên các trẻ em Do Thái phải nhớ. Lòng kính yêu Thiên Chúa phải là hoàn toàn, bao gồm mọi suy xét, cảm kích và là động lực cho cuộc sống. Đức Giêsu liên kết hai điều răn này với nhau và Ngài đặt kính yêu Thiên Chúa trước tiên, sau đó là thương người. Sự liên hệ gắn bó giữa hai giới răn này: Tình yêu tha nhân càng sâu sắc khi chúng ta kính yêu Thiên Chúa.

Tình yêu với Đấng tối cao: “Hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi…” là đưa cuộc sống ta theo sự dẫn dắt của Ngài. Với người Do Thái, tình yêu tha nhân được định hướng theo sách Lêvi 19,18 viết: “Ngươi phải yêu mến người lân cận như chính mình ngươi”. Nhãn quan Kitô giáo lại đặt tình yêu tha nhân vào địa vị trung tâm, then chốt chủ yếu trong sự gắn bó với Thiên Chúa: “Ai không yêu anh em mình là kẻ mình thấy, thì sẽ không yêu được Thiên Chúa, Ðấng mình chẳng thấy. Khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa thì chúng ta yêu mến con cái Chúa” (1Ga 4,20; 5,2). Tình yêu của Thiên Chúa là mô phạm cho các hành động yêu thương nhân loại: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con” (Ga 13,34). Yêu thương nhau trong Chúa là dấu chỉ thuộc về Thiên Chúa: “Cứ dấu này mọi người sẽ nhận ra các con là môn đệ Thầy: Đó là tình yêu các con trao cho nhau” (Ga 13,35). Yêu Chúa và yêu người là hai giới răn gắn bó chặt chẽ với nhau đến nỗi thánh Gioan tông đồ tuyên bố yêu Chúa mà không yêu tha nhân là kẻ nói láo (x. 1Ga 4,20).

Chính Thiên Chúa khởi xướng việc tỏ tình thương: “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, chúng ta phải yêu thương nhau” (1Ga 4,11; x. Ml 2,10; 1Cr 8,11-13; 1Ga 3,16). Tình yêu khuyến khích hiến thân phục vụ (x. 1Tx 2,8; Cn 17,17; 2Cr 12,15; Gl 4,13; Pl 2,30; 4,10; 1Tx 1,9).

Như thế, tình yêu thường dành cho nhau, trong nhãn quan Kitô giáo, gắn chắc với tình yêu Thiên Chúa (x.1Ga 4,20; 5,2), với Lề Luật Thánh: “Yêu thương là chu toàn Lề Luật” (Rm 13,10; x. 1Pr 1,22; 2,17; 1Ga 3,23. 4,22; 2Ga 5; 1Tx 4,9; Dt 13,1; Gc 2,8).

Ý lực sống

Khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa thì chúng ta yêu mến con cái Chúa (x. 1Ga 4,20; 5,2).

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Sáu tuần 20 Thường niên năm I (Mt 22,34-40)

Bài đọc 1 (R 1,1.3-6.14b-16.22)

Bà Na-o-mi trở về cùng với con dâu người Mô-áp là Rút. Họ đã đến Bê-lem.

Khởi đầu sách Rút.

1 Vào thời các thủ lãnh cai trị, một nạn đói xảy ra trong xứ. Có một người tên là Ê-li-me-léc, cùng với vợ là Na-o-mi và hai con trai bỏ Bê-lem miền Giu-đa đến lập cư trong cánh đồng Mô-áp. 3 Sau đó người chồng chết đi, còn lại bà vợ và hai người con. 4 Hai người này lấy vợ Mô-áp, một cô tên là Oóc-pa, cô kia tên là Rút. Họ ở lại đó chừng mười năm. 5 Một thời gian sau, cả hai người con trai đều chết, còn lại bà Na-o-mi mất chồng, mất con. 6 Bà lên đường cùng với hai người con dâu, bỏ cánh đồng Mô-áp mà trở về quê hương, vì tại cánh đồng Mô-áp, bà nghe nói là Đức Chúa đã viếng thăm dân Người và cho họ có bánh ăn.

14b Oóc-pa ôm hôn từ giã mẹ chồng, còn Rút thì cứ khắng khít theo bà.

15 Bà Na-o-mi nói : “Kìa chị dâu con trở về với dân tộc của nó và các thần của nó. Con cũng vậy, hãy theo chị dâu con mà về đi !” 16 Rút đáp : “Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì

mẹ đi đâu, con đi đó,
mẹ ở đâu, con ở đó,
dân của mẹ là dân của con,
Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con.”

22 Thế là từ cánh đồng Mô-áp, bà Na-o-mi trở về cùng với con dâu người Mô-áp là Rút. Họ đến Bê-lem vào đầu mùa gặt lúa mạch.

Đáp ca Tv 145,5-6a.6b-7a.7b-8.9-10 (Đ. c.1b) 

Đ. Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi !

X. 5Phúc thay người được Chúa Trời nhà Gia-cóp phù hộ

và cậy trông Chúa, Thiên Chúa họ thờ.6aNgười là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi
cùng muôn loài trong đó.

X. 6bNgười là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời,7axử công minh cho người bị áp bức,
ban lương thực cho kẻ đói ăn.

X. 7bChúa giải phóng những ai tù tội,8Chúa mở mắt cho kẻ mù loà.
Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên,
Chúa yêu chuộng những người công chính.

X. 9Chúa phù trợ những khách ngoại kiều.
Người nâng đỡ cô nhi quả phụ,
nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân.10Chúa nắm giữ vương quyền muôn muôn thuở,
Xi-on hỡi, Chúa Trời ngươi hiển trị ngàn đời.

Tung hô Tin Mừng Tv 24,4b.5a

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Thiên Chúa con thờ, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 22,34-40

Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

34 Khi ấy, nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. 35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : 36 “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?” 37 Đức Giê-su đáp : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Cốt lõi của giới luật là yêu thương. Yêu mến Thiên Chúa không thể tách rời khỏi việc yêu thương tha nhân. Chúa mời gọi ta hãy tuân giữ lề luật vì tình yêu mến.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, người biệt phái thời xưa giữ lề luật thật cặn kẽ. Họ phân tích tỉ mỉ từng lề luật để tuân thủ. Nhưng Chúa chê trách họ giả hình. Chúa thấy rõ họ thích cầu nguyện ở nơi công cộng cốt để lãnh nhận tiếng khen, còn tâm hồn họ thiếu vắng lòng yêu mến Chúa. Họ mang Lời Chúa bên mình, nhưng cũng chỉ để phô trương. Họ tuân giữ ngày Sa-bát nhưng lại từ chối thực hiện việc bác ái yêu thương.

Hôm nay, Lời Chúa dạy con thật rõ: cốt lõi của lề luật là lòng yêu mến, chứ không chỉ giữ luật vì lề luật. Và con không thể tách rời việc yêu mến Chúa với việc yêu người.

Lạy Chúa, nhìn lại đời sống, con thấy mình vẫn còn những khuynh hướng sống đạo không phù hợp với Phúc Âm. Con đã lãnh nhận bí tích, đã đi dâng lễ chỉ vì luật buộc, hoặc vì sức ép của gia đình, vì sợ người khác chê bai, vì thói quen. Con tuân giữ lề luật vì nhiều lý do, nhưng lại thiếu điều cốt lõi cần thiết là lòng yêu mến.

Con cũng nhận thấy rằng nhiều khi con đã cố gắng yêu mến Chúa, nhưng lại coi nhẹ việc yêu thương người khác. Rất nhiều lúc lòng con trở nên hẹp hòi, khép kín, lạnh lùng chai đá. Con đã xúc phạm đến tha nhân, đã kết án nhau, đã bỏ rơi những người cần giúp đỡ, đã gây đau khổ cho người khác. Lạy Chúa, xin tha thứ cho con. Xin ban cho con biết yêu người như yêu chính mình, yêu người như yêu Chúa, và yêu người như Chúa yêu. Amen.

Ghi nhớ: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi”.

Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A- Phân tích (Hạt giống…)

Trả lời cho một số luật sĩ hỏi “Giới răn nào là trọng nhất”, Chúa Giêsu đưa ra hai giới răn mến Chúa và yêu người.

Đặt biệt, Ngài nói “Giới răn thứ hai cũng giống như giới răn thứ nhất”, và “Toàn thể lề luật và các sách tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó”.

B- Suy gẫm (…nẩy mầm)

1. Những luật sĩ Do Thái rất thuộc luật và giữ rất kỹ, nhưng họ không biết đến cốt lõi của mọi khoản luật là yêu thương. Có thể chúng ta cũng thế: hằng ngày chăm chỉ giữ luật Giáo Hội và luật cộng đoàn, nhưng không có tình mến Chúa và yêu người. Nếu thế thì tất cả đều vô ích.

2. Có người nói yêu thương khó hơn mến Chúa. Dĩ nhiên, vì con người không đễ thương bằng Chúa. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã coi giới răn thứ hai bằng giới răn thứ nhất.

3. ”Nếu ai nói tôi yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối, vì ai không yêu thương anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn chúng ta đã nhận được từ Ngài: ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình.” (1Ga 4,20-21)

4. Có một tác giả tưởng tượng câu chuyện sau:

Trên đường đi đến miền đất Chúa hứa, Abraham dựng một cái lều để nghỉ chân. Vừa ra khỏi lều, Ngài thấy một người hành khất xin giúp đỡ. Động lòng thương, Ngài mời người đó vào và làm tiệc thiết đãi. Trước khi ăn tiệc, Ngài mời người hành khất cùng dâng lời chúc tụng cảm tạ Chúa. Nhưng vừa nghe thấy tiếng “Chúa”, người ăn mày liền nói lộng ngôn xúc phạm đến Chúa. Abraham nổi giận đuổi người đó ra khỏi lều. Đêm đó, Abraham quỳ cầu nguyện, Ngài nghe có tiếng Chúa nói như sau: “Này Abraham, ngươi có biết người ăn mày đó nhục mạ Ta năm mươi năm nay không ? Thế mà mỗi ngày Ta vẫn thương ban lương thực cho nó. Ngươi không yêu thương cho nó một bữa hay sao ?”.

Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải là một Người Cha yêu thương mọi con cái, ngay cả những đứa con bất hiếu ngỗ nghịch. Đồng thời Ngài mời gọi chúng ta nên trọn lành như Cha trên trời, nghĩa là yêu thương mọi người không loại trừ người nào. Đó là tất cả giáo huấn của Chúa Giêsu: Ngài đến để nói với con người rằng Thiên Chúa yêu thương con người và con người cũng hãy yêu thương nhau. (Mỗi ngày một tin vui)

5. ”Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy, là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi.” (Mt 22,39).

Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu được giao phó trông coi một chị nữ tu lớn tuổi. Chị này nổi tiếng là khó tính trong nhà Dòng. Đến giờ ăn, Têrêsa phải dìu chị xuống nhà ăn. Một thiếu sót nhỏ cũng đủ để cho Têrêsa bị trách móc. Chị ấy bực bội, không bằng lòng, nhưng Têrêsa vẫn luôn tỏ ra vui tươi hồn nhiên và chịu đựng tất cả vì Thánh nữ yêu mến Chúa; và vì tình yêu Chúa, Thánh nữ yêu mến nữ tu đáng thương này.

Tình yêu đối với Thiên Chúa phải được tỏ hiện ra dấu hiệu bề ngoài là tình yêu đối với tha nhân. Và chúng ta không chỉ chứng tỏ tình yêu đối với tha nhân không phải chỉ bằng lời nói nhưng còn bằng hành động, bằng sự nhẫn nhịn, tha thứ và cảm thông.

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Điều răn trọng nhất (Mt 22,34-40)

  1. Người Do thái có quá nhiều luật, đến độ họ không hiểu khoản luật nào là cốt yếu. Vì thế họ đưa vấn đề ra để thử Chúa Giêsu. Câu trả lời của Chúa Giêsu vừa gọn gàng, minh bạch, vừa súc tích. Chúa Giêsu vạch ra cho họ thấy cái mấu chốt, điều cốt lõi của lề luật, đồng thời Người nâng cao khoản luật “Yêu tha nhân” tiếp ngay sau luật “Kính Thiên Chúa”. Kính Chúa yêu người là hai giới răn phải luôn đi đôi với nhau, như thánh Gioan đã khẳng định: “Kẻ nói kính Chúa mà không yêu người là kẻ nói dối”.
  2. Tuần báo Newsweek số ra ngày 10/8/1993 đã ghi lại một sáng kiến mới lạ tại Nhật, đó là “Sư máy”. Vị sư máy này, mới nhìn qua, không khác gì vị tu hành thực thụ: đầu cúi xuống, mắt khép lại, môi và các cơ bắp đến gương mặt cử động theo nhịp cầu kinh ghi sẵn, một tay cầm chuỗi đưa lên một tay thì gõ mõ. Mỗi vị sư máy có thể cầu kinh không biết mỏi mệt, và có thể thuộc toàn bộ kinh kệ của mười giáo phái Phật giáo khác nhau tại Nhật. Sáng kiến này được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu ơn gọi sư sãi ngày càng khan hiếm trong các Giáo hội Phật giáo tại Nhật. Tuy nhiên như tác giả bài báo ghi nhận: những cái máy làm được mọi sự, duy chỉ một điều chúng không thể làm được, đó là chúng không biết yêu thương.
  3. Trong bài Tin mừng hôm nay, khi trả lời cho nhà thông luật, Chúa Giêsu cũng tóm lược giáo huấn yêu thương của Ngài: “Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất ?” Câu nói mà người thông luật đặt ra cho Chúa Giêsu vừa là cái bẫy gài Ngài, vừa phản ánh tâm thức vụ hình thức của họ. Họ tuân giữ mọi lề luật, họ phân chia bậc thang giá trị của mỗi lề luật, họ đánh giá con người theo sự trung thành của người đó đối với lề luật, họ sẵn sàng hy sinh tất cả để trung thành với từng chi tiết của lề luật, thế nhưng họ lại không màng đến cái cốt lõi của lề luật là tình yêu thương.
  4. Trả lời cho người thông luật, Chúa Giêsu nói: “Tất cả lề luật và lời các tiên tri đều qui về hai giới răn: mến Chúa và yêu người”. Điều đó có nghĩa là nếu loại bỏ tình thương ra khỏi lề luật, thì toàn bộ lâu đài của lề luật sẽ sụp đổ. Người thông luật và những Biệt phái hẳn phải ngạc nhiên về giáo huấn của Chúa Giêsu. Đối với họ, điều quan trọng là tuân giữ lề luật, chứ không phải sống theo tinh thần của lề luật là tình thương: họ sẵn sàng loại bỏ và khước từ tình thương đối với tha nhân để trung thành với lề luật, cụ thể là giữ ngày hưu lễ. Chúa Giêsu gọi giáo huấn của Ngài là một điều răn mới: mới vì Ngài đặt tình thương vào trọng tâm của lề luật, mới vì Ngài xem tình yêu đối với tha nhân như một thể hiện của lòng mến Chúa (Mỗi ngày một tin vui).
  5. Yêu thương là kiện toàn lề luật; yêu thương là cốt lõi của Đạo. Đi Đạo, sống Đạo, giữ Đạo, xét cho cùng chính là yêu thương, không yêu thương thì con người chỉ còn là một thứ người máy vô hồn. Thánh Gioan Tông đồ, người đã suốt đời sống và suy tư về tình yêu, vào cuối đời, ngài đã tóm tắt tất cả thành một công thức: “Thiên Chúa là Tình yêu”, và ngài dẫn giải: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, tất không thể yêu mến Đấng nó không thấy”.
  6. Trong thực hành, chúng ta không muốn đưa ra những câu định nghĩa trừu tượng về tình yêu Chúa và tha nhân, mà chỉ muốn đi vào thực hành trong cuộc sống.

Chúng ta có thể nhận định về câu nói của Đức cha Arthur Tonne: Yêu Chúa là gì ? Yêu mến Chúa là “ao ước làm vui lòng Chúa”. Lệnh truyền của Chúa Kitô có thể đọc là: “Con hãy ao ước làm vui lòng Chúa”

Yêu tha nhân có nghĩa là “ao ước làm điều thiện hảo cho họ”. Chúng ta không thể “làm điều thiện hảo cho Chúa”, nhưng chúng ta có thể ao ước làm vui lòng Ngài. Chúng ta có thể và phải làm điều thiện hảo cho tha nhân. Một trong những cách tốt nhất để làm vui lòng Chúa là làm điều thiện hảo cho tha nhân. Đã có những lần Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng ai yêu mến Chúa thì tuân giữ giới răn của Ngài. Cách đây vài Chúa nhật, chúng ta đã thấy rằng giới răn của Chúa là bằng chứng tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Tuân giữ điều răn Chúa là bằng chứng tình yêu của chúng ta đối với Ngài (Gm. Arthur Tonne, Bài giảng Tin mừng, năm A, tr 130).

  1. Truyện: Đi tìm chén thánh

Có một câu chuyện huyền thoại về “người Samaritanô tốt lành” có tên là Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh, mà Chúa Giêsu đã sử dụng trong bữa Tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi. Chàng tìm mãi chẳng thấy chén thánh đâu! Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già hơn xưa, sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ.

Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người cùi mảnh bánh vụn còn lại trong cuộc đời. Ăn xong họ chẳng có gì để uống. Chàng hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Vị linh mục trẻ người Pháp Cassaigne đến Sài Gòn năm 1926, được bài sai đi nhận thí điểm truyền giáo vùng Di Linh có trại phong. Ngài tiếp xúc với anh em dân tộc Thượng, học tiếng của họ, dạy học và chữa bệnh cho những người Thượng bị phong, đó là những công việc thường ngày của cha Cassaigne.

Ngày 24/2/1941, cha Cassaigne nhận được quyết định bổ nhiệm ngài làm người kế vị Đức cha Dumortier trong sứ vụ Giám mục Sài Gòn. Xa rời đàn con bất hạnh của ngài trong hơn 14 năm qua ngày đêm ngài hằng nhớ tới họ… và hình như ngài chỉ mong sao có ngày được đoàn tụ lại với họ.

Từ đầu năm 1947, sức khỏe của Đức cha Cassaigne xấu đi rõ rệt. Thêm vào đó là bệnh sốt rét cũ và chứng suy gan của ngài, sự giảm chất vôi cột sống rất đau đớn; và trên tất cả còn có một mối đe dọa khác: Năm 1943, người ta đã tìm thấy trong cơ thể của ngài có “vi trùng Hansen”.

Ngày 15/7/1955 Đức cha xin từ nhiệm và về hưu tại làng cùi Di Linh, tại đó ngài còn có thể phục vụ và tự chữa bệnh. Ngày 31/10/1973, ngài trút hơi thở cuối cùng giữa những con cái phong cùi của ngài như ngài đã ước nguyện. Ngài đã được mai táng bên cạnh ngôi nhà nguyện của người phong cùi, để họ có ngài ở với họ luôn mãi.

Lòng yêu mến Chúa là sức mạnh thôi thúc vị Giám mục Cassaigne hiến thân phục vụ anh chị em mình, dù là những người con bị bệnh cùi hủi.

Suy niệm

“Phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi… ngươi hãy yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22:37-39). Đó là hai giới răn trọng nhất trong niềm tin được Đức Giêsu trích dẫn từ sách Đệ Nhị Luật 6,5 và sách Lêvi 19,18 trong 613 điều răn trong luật của Do Thái. Các thầy rabbi thường tranh luận với nhau về tầm mức quan trọng của mỗi luật để chia ra thành điều răn “lớn” và điều răn “nhỏ”. Đệ Nhị Luật 6,5 là điều răn căn bản và chính yếu của Do Thái giáo. Điều răn này luôn được dùng để mở đầu cho mỗi buổi lễ của người Do Thái, và đây cũng là luật đầu tiên các trẻ em Do Thái phải nhớ. Lòng kính yêu Thiên Chúa phải là hoàn toàn, bao gồm mọi suy xét, cảm kích và là động lực cho cuộc sống. Đức Giêsu liên kết hai điều răn này với nhau và Ngài đặt kính yêu Thiên Chúa trước tiên, sau đó là thương người. Sự liên hệ gắn bó giữa hai giới răn này: Tình yêu tha nhân càng sâu sắc khi chúng ta kính yêu Thiên Chúa.

Tình yêu với Đấng tối cao: “Hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi…” là đưa cuộc sống ta theo sự dẫn dắt của Ngài. Với người Do Thái, tình yêu tha nhân được định hướng theo sách Lêvi 19,18 viết: “Ngươi phải yêu mến người lân cận như chính mình ngươi”. Nhãn quan Kitô giáo lại đặt tình yêu tha nhân vào địa vị trung tâm, then chốt chủ yếu trong sự gắn bó với Thiên Chúa: “Ai không yêu anh em mình là kẻ mình thấy, thì sẽ không yêu được Thiên Chúa, Ðấng mình chẳng thấy. Khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa thì chúng ta yêu mến con cái Chúa” (1Ga 4,20; 5,2). Tình yêu của Thiên Chúa là mô phạm cho các hành động yêu thương nhân loại: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con” (Ga 13,34). Yêu thương nhau trong Chúa là dấu chỉ thuộc về Thiên Chúa: “Cứ dấu này mọi người sẽ nhận ra các con là môn đệ Thầy: Đó là tình yêu các con trao cho nhau” (Ga 13,35). Yêu Chúa và yêu người là hai giới răn gắn bó chặt chẽ với nhau đến nỗi thánh Gioan tông đồ tuyên bố yêu Chúa mà không yêu tha nhân là kẻ nói láo (x. 1Ga 4,20).

Chính Thiên Chúa khởi xướng việc tỏ tình thương: “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, chúng ta phải yêu thương nhau” (1Ga 4,11; x. Ml 2,10; 1Cr 8,11-13; 1Ga 3,16). Tình yêu khuyến khích hiến thân phục vụ (x. 1Tx 2,8; Cn 17,17; 2Cr 12,15; Gl 4,13; Pl 2,30; 4,10; 1Tx 1,9).

Như thế, tình yêu thường dành cho nhau, trong nhãn quan Kitô giáo, gắn chắc với tình yêu Thiên Chúa (x.1Ga 4,20; 5,2), với Lề Luật Thánh: “Yêu thương là chu toàn Lề Luật” (Rm 13,10; x. 1Pr 1,22; 2,17; 1Ga 3,23. 4,22; 2Ga 5; 1Tx 4,9; Dt 13,1; Gc 2,8).

Ý lực sống

Khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa thì chúng ta yêu mến con cái Chúa (x. 1Ga 4,20; 5,2).

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT