spot_img

Thứ Sáu tuần 9 Thường niên năm I (Mc 12,35-37)

“Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi
Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con”. (Mc 12, 36)

BÀI ĐỌC I: Tb 11, 5-17

“Chúa đã sửa phạt tôi, và lại cứu chữa tôi, đây tôi nhìn thấy con trai tôi”.

Trích sách Tôbia.

Trong những ngày ấy, mỗi ngày bà Anna đến ngồi ở vệ đường bên sườn núi, nơi đó có thể nhìn xa được. Cũng tại chỗ đó, đang lúc bà ngóng chờ con bà trở về, thì bà thấy và nhận ra con bà từ đàng xa đi đến, bà chạy báo tin cho chồng rằng: “Kìa, con mình đang về tới kia”. Và Raphael nói với Tôbia rằng: “Lúc bạn vào nhà rồi, lập tức bạn hãy thờ lạy Chúa là Thiên Chúa bạn, và cảm tạ Người, rồi bạn đến gần mà hôn cha của bạn. Liền sau đó, bạn lấy mật cá đem theo mình, xức trên mắt ông. Mắt của ông sẽ mở ra, cha bạn sẽ thấy ánh sáng mặt trời, và hân hoan trước mặt bạn”.

Bấy giờ con chó đi theo Tôbia, chạy về trước, nó vui mừng vẫy đuôi như báo tin. Người cha mù loà của Tôbia chỗi dậy, loạng choạng đi ra cửa đón con mình. Ông đón lấy và hôn con ông và vợ nó. Cả hai oà lên khóc vì vui mừng. Sau khi thờ lạy và cảm tạ Thiên Chúa, họ cùng ngồi xuống. Bấy giờ Tôbia lấy mật cá, xức lên mắt cha mình. Chờ đợi nửa giờ, thì một vẩy trắng tựa như màng trứng tách ra khỏi hai mắt. Tôbia cầm vẩy trắng ấy kéo ra khỏi mắt cha mình, ông liền thấy được. Rồi ông, vợ ông và những người quen thuộc ca tụng Chúa. Còn Tôbia thì cầu nguyện rằng:

“Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel, con chúc tụng Chúa, vì Chúa sửa phạt con và lại cứu chữa con; đây chính con đang nhìn thấy Tôbia con trai của con”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 145, 2abc. 7. 8-9a. 9bc-10

Đáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa (c. 2a).

Hoặc đáp: Alleluia.

Xướng:

1) Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa, tôi sẽ ngợi khen Chúa trong cả cuộc đời, bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa.
– Đáp.

2) Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội, Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù. – Đáp.

3) Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục. Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. – Đáp.

4) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi, quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời; Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. – Đáp.

Tin mừng: Mc 12,35-37

35 Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng giảng dạy trong đền thờ rằng: “Sao các luật sĩ lại nói Ðấng Cứu Thế là con vua Ðavít ?

36 Vì chính Ðavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: “Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con”.

37Chính Ðavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có thể là Con Ðavít được ?” Và đám dân chúng thích thú nghe Người nói.

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Chúa Giêsu là con vua Đa-vít vì thuộc về dòng tộc Đa-vít, nhưng đồng thời Người cũng là Chúa của Đa-vít. Phải có lòng tin mới thấy được Chúa Giêsu vừa là người thật, vừa là Thiên Chúa thật.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con thấy mỗi một người đều có chiều sâu kín ẩn mà mắt thường không thể nào nhận ra được. Giữa chúng con với nhau, hằng ngày chúng con nhìn thấy nhau và sát cánh bên nhau, nhưng chúng con cũng chẳng hiểu hết về nhau. Người Do Thái ngày xưa chỉ nhìn thấy Chúa là một người làng Na-da-rét bình thường, họ không nhận ra Chúa là Đấng Thiên Sai thuộc hoàng tộc Đa-vít, và lại càng không nhận ra Chúa là Chúa Đa-vít. Phần con, nếu không được Chúa mạc khải trong lời Tin Mừng, con cũng chẳng thấy được điều ấy.

Nhưng lạy Chúa, dù vậy, cho tới hôm nay con cũng không thấy được hết chiều sâu huyền nhiệm của Chúa. Chúa vẫn luôn vượt trên những điều con có thể thấy được hoặc hiểu được hay nói được về Chúa. Xin Chúa chiếu soi ánh sáng đức tin và dẫn dắt con ngày càng tiến sâu hơn vào mầu nhiệm của Chúa.

Xin Chúa mở lòng trí con để qua dòng đời biến chuyển, con thấy được Chúa là Thiên Chúa đang điều khiển thế giới. Xin mở lòng trí con để qua hình bánh rượu trong bí tích Thánh Thể, con thấy được Chúa phục sinh quyền năng đang ở với con. Xin mở lòng trí con để qua từng trang Phúc âm, con thấy được chính Chúa là Ngôi Lời đang công bố Tin Mừng yêu thương cho con. Và xin mở lòng trí con, để qua từng con người bé nhỏ thấp hèn, con thấy được chính Chúa nơi họ, nhờ đó con kính trọng họ, thông cảm và lắng nghe họ. Amen.

Ghi nhớ:  Đám dân chúng thích thú nghe Người nói”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Phân tích (Hạt giống…)

Bây giờ đến lượt Chúa Giêsu đặt vấn đề cho các luật sĩ

Họ nói Chúa Giêsu là con vua Đavid. Thế tại sao Đavid lại gọi Đấng Messia bằng Chúa ?(Tv 110).

Như thế chứng tỏ Chúa Giêsu chỉ là con Vua Đavid về phần xác. Còn về phần thiêng liêng thì Ngài là con Thiên Chúa và là Chúa của Vua Đavid.

B. Suy gẫm (…nẩy mầm)

1. “Con của Vua Đavid” cũng là một tước hiệu gọi Đấng Messia. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không thích xưng mình bằng tước hiệu này, vì nó đễ gợi lên trong đầu óc người ta một quan niệm lệch lạc về một Đấng Messia cao sang uy quyền. Ngài thích xưng mình là “con người” hơn. Sở dĩ hôm nay Ngài dùng tước hiệu “Con Vua Đavid” là chỉ vì Ngài muốn mở trí cho các luật sĩ hiểu Ngài là ai thôi.

Chúa Giêsu dạy tôi bài học khiêm tốn. Tôi có nhiều tư cách, nhiều “tước hiệu”, thí dụ người ta có thể gọi tôi bằng em, bằng anh, bằng chú, bằng thầy…vv. Nhưng tôi thích được gọi bằng những tước hiệu “nặng ký” hơn.

2. “Chính Vua Đavid gọi Đấng Kitô là Chúa thượng thì do đâu Đấng Kitô lại còn là con Vua ấy được ?” (Mc 12, 37)

Nằm nghỉ dưới bóng cây táo, hợt cơn gió thoảng đung đưa làm rơi quả táo chín đỏ. Newton tự hỏi: “Ồ sao quả táo không bay lên mà lại rơi xuống ?” Khám phá thú vị này đã là tiền đề cho những suy nghĩ về luật trọng lực của Newton.

Đức Giêsu cũng làm đám đông thích thú khi mở ra cho họ khám phá một điều tưởng chừng tất quen thuộc. Đức Kitô không chỉ thuộc dòng dõi Đavid, nhưng Ngài còn là Thiên Chúa của Đavid nữa.

Lối đặt vấn đề của Chúa Giêsu thật hấp dẫn và đầy thuyết phục. Ngài làm tôi ngạc nhiên và thúc đẩy tôi phải khám phá. Một lần nữa, tôi thốt lên: “Đức Giêsu Ngài là ai ?”

Lạy Chúa Giêsu, con đã nhận Ngài là Chúa của con. Con đã nghe biết nhiều về Ngài. Xin cho con đừng dừng ở lại những giáo thuyết, nhưng mỗi ngày biết khám phá ra khuôn mặt của Đức Kitô sống động, mới lạ qua Lời Ngài và trong cuộc sống” (Hosanna).

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Đấng Kitô là Chúa (Mc 12, 35-37)

  1. Đức Giêsu không chối mình là con vua Đavít, vì theo bản tính nhân loại, Người xuất hiện từ dòng dõi Đavít. Nhưng ở đây, Đức Giêsu cho thấy, Người vượt xa hơn tước hiệu ấy, vì Người còn là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, nên vua Đavít lại phải gọi Người là Chúa. Điều đó cho thấy Đức Giêsu từ địa vị Thiên Chúa, Chúa các chúa, Người đã tự hạ, để chia sẻ kiếp người nhỏ bé thấp hèn, để cảm thông thực sự với những khốn khó và yếu đuối của chúng ta.
  2. Sau những câu hỏi mà các đối thủ đưa ra để cài bẫy, thì giờ đây, Đức Giêsu kết thúc cuộc tranh luận bằng cách tự đặt câu hỏi ngược lại về nguồn gốc của mình, cho các người luật sĩ và biệt phái.

Hôm nay Đức Giêsu đặt vấn đề với các luật sĩ về thần tính của Người: “Chính vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì Đấng Kitô lại là con vua ấy thế nào được?” Khi nói thế, Đức Giêsu muốn gợi mở cho họ biết rằng: Người chỉ là con vua Đavít về phần xác, còn về phần thiêng liêng thì người là Con Thiên Chúa và là Chúa Thượng của vua Đavít.

Đức Kitô là Thiên Chúa thật và cũng là người thật. Đó là lòng tin kiên vững của Kitô giáo. Quá nhấn mạnh đến thiên tính mà bỏ quên nhân tính, hoặc ngược lại, đều là những sai lầm tai hại. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, như lời thánh Gioan: “Từ khởi thuỷ đã có Lời, và Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa”. Nhưng Lời đã thành xác phàm và sống giữa nhân loại, để cứu độ con người và nâng con người lên địa vị con cái Thiên Chúa. Nói theo thánh Irênê: “Thiên Chúa đã làm con người để con người được trở thành con Chúa”. Thật là vinh dự cho con người.

  1. Với tước hiệu là con vua Đavít như dân chúng đã xưng hô Người trong ngày lễ Lá khi Người vào đền thờ, hay người mù thành Giêricô cũng đã kêu lên: “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót con”. Đức Giêsu không bao giờ từ chối tước hiệu này, nhưng tước hiệu đó chưa diễn tả đủ về Người. Vì thế, để kiện toàn những lời đã hứa với Đavít, Đức Giêsu tuyên bố mình còn lớn hơn Đavít, Người là Chúa của Đavít. Đavít chỉ là một chủ chiên của dân Chúa, còn Đức Giêsu mới chính là chủ chiên thật, hiền lành, thí mạng sống cho cả Đavít. Rồi đây người ta sẽ thấy Đấng là con Đavít sẽ trở lại ngày phán xét.
  2. Nhìn ngắm Chúa Giêsu là Chúa của Đavít:

Chúa Giêsu là con vua Đavít, chúng ta có thể nhận thấy và kiểm chứng được, vì Chúa Giêsu đã trở nên người như mọi người chúng ta qua mầu nhiệm Nhập thể; nhưng Chúa Giêsu là Chúa của Đavít, chúng ta không thể nhìn thấy bằng con mắt xác thịt được mà chỉ nhìn thấy qua con mắt đức tin thôi.

Trước những dấu chỉ diễn tả các thực tại thuộc bình diện đức tin, chúng ta phải mở rộng con mắt đức tin để đón nhận. Điều này cũng đòi hỏi chúng ta phải vận dụng đức tin, cậy, mến để tham dự các việc phụng vụ nhất là phụng vụ bí tích.

  1. Trong cuộc sống hôm nay nơi con cái của Giáo hội, vẫn không thiếu những con người đủ mọi tầng lớp, luôn thích một Giáo hội quyền lực, giàu có, oai phong; thích một Giáo hội được củng cố bằng quyền lực… Không những thế, mà nhiều người đã áp dụng quan điểm đó ngay trong suy tư, nơi hành vi và lối sống của mình.

Những lúc như thế, chúng ta hãy cẩn trọng vì đây không phải là đường lối của Thiên Chúa, mà đường lối của những người luật sĩ giả hình, biệt phái vụ lợi và nhóm Sađốc không niềm tin và phe Hêrôđê ham quyền.

  1. Truyện: Đức Giêsu thật là Con Thiên Chúa

Ngày quân đội Liên Xô vào chiếm thủ đô Hungary, một viên sĩ quan trẻ dáng vẻ hung hãn, đầy tự đắc của kẻ chiến thắng đã đến gặp vị linh mục. Viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói: “Ông biết không? Cái đó là sự dối trá của các linh mục bầy ra, để làm mê hoặc đám dân nghèo, và giúp những kẻ giàu dễ dàng kìm hãm họ trong cảnh ngu dốt. Bây giờ chỉ có ông với tôi. Ông hãy thú nhận với tôi rằng ông không bao giờ tin ông Giêsu là Con Thiên Chúa”.

Vị linh mục cười và từ tốn trả lời: “Ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật”.

Viên sĩ quan quát lớn: “Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng diễu cợt tôi!” Nói thế rồi anh ta rút súng ra, chĩa vào đầu linh mục và hăm dọa: “Nếu ông không nhận rằng đó chỉ là sự dối trá, thì tôi bắn ông chết”.

Vị linh mục điềm tĩnh trả lời: “Tôi không thể nói như thế, vì không đúng. Đức Giêsu thật là Con Thiên Chúa”.

Nghe thế, viên sĩ quan vất súng xuống nền nhà, chạy đến ôm chầm lấy vị linh mục. Anh ta vừa khóc vừa nói: “Đúng thế! Tôi cũng tin như vậy. Nhưng tôi không thể tin rằng có người dám chết vì đức tin, cho tới hôm nay. Tôi xin cám ơn ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Ngài đã chứng minh cho tôi thấy rằng vẫn có người dám chết cho Đức Kitô”.

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Sáu tuần 9 Thường niên năm I (Mc 12,35-37)

“Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi
Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con”. (Mc 12, 36)

BÀI ĐỌC I: Tb 11, 5-17

“Chúa đã sửa phạt tôi, và lại cứu chữa tôi, đây tôi nhìn thấy con trai tôi”.

Trích sách Tôbia.

Trong những ngày ấy, mỗi ngày bà Anna đến ngồi ở vệ đường bên sườn núi, nơi đó có thể nhìn xa được. Cũng tại chỗ đó, đang lúc bà ngóng chờ con bà trở về, thì bà thấy và nhận ra con bà từ đàng xa đi đến, bà chạy báo tin cho chồng rằng: “Kìa, con mình đang về tới kia”. Và Raphael nói với Tôbia rằng: “Lúc bạn vào nhà rồi, lập tức bạn hãy thờ lạy Chúa là Thiên Chúa bạn, và cảm tạ Người, rồi bạn đến gần mà hôn cha của bạn. Liền sau đó, bạn lấy mật cá đem theo mình, xức trên mắt ông. Mắt của ông sẽ mở ra, cha bạn sẽ thấy ánh sáng mặt trời, và hân hoan trước mặt bạn”.

Bấy giờ con chó đi theo Tôbia, chạy về trước, nó vui mừng vẫy đuôi như báo tin. Người cha mù loà của Tôbia chỗi dậy, loạng choạng đi ra cửa đón con mình. Ông đón lấy và hôn con ông và vợ nó. Cả hai oà lên khóc vì vui mừng. Sau khi thờ lạy và cảm tạ Thiên Chúa, họ cùng ngồi xuống. Bấy giờ Tôbia lấy mật cá, xức lên mắt cha mình. Chờ đợi nửa giờ, thì một vẩy trắng tựa như màng trứng tách ra khỏi hai mắt. Tôbia cầm vẩy trắng ấy kéo ra khỏi mắt cha mình, ông liền thấy được. Rồi ông, vợ ông và những người quen thuộc ca tụng Chúa. Còn Tôbia thì cầu nguyện rằng:

“Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel, con chúc tụng Chúa, vì Chúa sửa phạt con và lại cứu chữa con; đây chính con đang nhìn thấy Tôbia con trai của con”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 145, 2abc. 7. 8-9a. 9bc-10

Đáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa (c. 2a).

Hoặc đáp: Alleluia.

Xướng:

1) Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa, tôi sẽ ngợi khen Chúa trong cả cuộc đời, bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa.
– Đáp.

2) Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội, Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù. – Đáp.

3) Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục. Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. – Đáp.

4) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi, quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời; Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. – Đáp.

Tin mừng: Mc 12,35-37

35 Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng giảng dạy trong đền thờ rằng: “Sao các luật sĩ lại nói Ðấng Cứu Thế là con vua Ðavít ?

36 Vì chính Ðavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: “Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con”.

37Chính Ðavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có thể là Con Ðavít được ?” Và đám dân chúng thích thú nghe Người nói.

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Chúa Giêsu là con vua Đa-vít vì thuộc về dòng tộc Đa-vít, nhưng đồng thời Người cũng là Chúa của Đa-vít. Phải có lòng tin mới thấy được Chúa Giêsu vừa là người thật, vừa là Thiên Chúa thật.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con thấy mỗi một người đều có chiều sâu kín ẩn mà mắt thường không thể nào nhận ra được. Giữa chúng con với nhau, hằng ngày chúng con nhìn thấy nhau và sát cánh bên nhau, nhưng chúng con cũng chẳng hiểu hết về nhau. Người Do Thái ngày xưa chỉ nhìn thấy Chúa là một người làng Na-da-rét bình thường, họ không nhận ra Chúa là Đấng Thiên Sai thuộc hoàng tộc Đa-vít, và lại càng không nhận ra Chúa là Chúa Đa-vít. Phần con, nếu không được Chúa mạc khải trong lời Tin Mừng, con cũng chẳng thấy được điều ấy.

Nhưng lạy Chúa, dù vậy, cho tới hôm nay con cũng không thấy được hết chiều sâu huyền nhiệm của Chúa. Chúa vẫn luôn vượt trên những điều con có thể thấy được hoặc hiểu được hay nói được về Chúa. Xin Chúa chiếu soi ánh sáng đức tin và dẫn dắt con ngày càng tiến sâu hơn vào mầu nhiệm của Chúa.

Xin Chúa mở lòng trí con để qua dòng đời biến chuyển, con thấy được Chúa là Thiên Chúa đang điều khiển thế giới. Xin mở lòng trí con để qua hình bánh rượu trong bí tích Thánh Thể, con thấy được Chúa phục sinh quyền năng đang ở với con. Xin mở lòng trí con để qua từng trang Phúc âm, con thấy được chính Chúa là Ngôi Lời đang công bố Tin Mừng yêu thương cho con. Và xin mở lòng trí con, để qua từng con người bé nhỏ thấp hèn, con thấy được chính Chúa nơi họ, nhờ đó con kính trọng họ, thông cảm và lắng nghe họ. Amen.

Ghi nhớ:  Đám dân chúng thích thú nghe Người nói”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Phân tích (Hạt giống…)

Bây giờ đến lượt Chúa Giêsu đặt vấn đề cho các luật sĩ

Họ nói Chúa Giêsu là con vua Đavid. Thế tại sao Đavid lại gọi Đấng Messia bằng Chúa ?(Tv 110).

Như thế chứng tỏ Chúa Giêsu chỉ là con Vua Đavid về phần xác. Còn về phần thiêng liêng thì Ngài là con Thiên Chúa và là Chúa của Vua Đavid.

B. Suy gẫm (…nẩy mầm)

1. “Con của Vua Đavid” cũng là một tước hiệu gọi Đấng Messia. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không thích xưng mình bằng tước hiệu này, vì nó đễ gợi lên trong đầu óc người ta một quan niệm lệch lạc về một Đấng Messia cao sang uy quyền. Ngài thích xưng mình là “con người” hơn. Sở dĩ hôm nay Ngài dùng tước hiệu “Con Vua Đavid” là chỉ vì Ngài muốn mở trí cho các luật sĩ hiểu Ngài là ai thôi.

Chúa Giêsu dạy tôi bài học khiêm tốn. Tôi có nhiều tư cách, nhiều “tước hiệu”, thí dụ người ta có thể gọi tôi bằng em, bằng anh, bằng chú, bằng thầy…vv. Nhưng tôi thích được gọi bằng những tước hiệu “nặng ký” hơn.

2. “Chính Vua Đavid gọi Đấng Kitô là Chúa thượng thì do đâu Đấng Kitô lại còn là con Vua ấy được ?” (Mc 12, 37)

Nằm nghỉ dưới bóng cây táo, hợt cơn gió thoảng đung đưa làm rơi quả táo chín đỏ. Newton tự hỏi: “Ồ sao quả táo không bay lên mà lại rơi xuống ?” Khám phá thú vị này đã là tiền đề cho những suy nghĩ về luật trọng lực của Newton.

Đức Giêsu cũng làm đám đông thích thú khi mở ra cho họ khám phá một điều tưởng chừng tất quen thuộc. Đức Kitô không chỉ thuộc dòng dõi Đavid, nhưng Ngài còn là Thiên Chúa của Đavid nữa.

Lối đặt vấn đề của Chúa Giêsu thật hấp dẫn và đầy thuyết phục. Ngài làm tôi ngạc nhiên và thúc đẩy tôi phải khám phá. Một lần nữa, tôi thốt lên: “Đức Giêsu Ngài là ai ?”

Lạy Chúa Giêsu, con đã nhận Ngài là Chúa của con. Con đã nghe biết nhiều về Ngài. Xin cho con đừng dừng ở lại những giáo thuyết, nhưng mỗi ngày biết khám phá ra khuôn mặt của Đức Kitô sống động, mới lạ qua Lời Ngài và trong cuộc sống” (Hosanna).

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Đấng Kitô là Chúa (Mc 12, 35-37)

  1. Đức Giêsu không chối mình là con vua Đavít, vì theo bản tính nhân loại, Người xuất hiện từ dòng dõi Đavít. Nhưng ở đây, Đức Giêsu cho thấy, Người vượt xa hơn tước hiệu ấy, vì Người còn là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, nên vua Đavít lại phải gọi Người là Chúa. Điều đó cho thấy Đức Giêsu từ địa vị Thiên Chúa, Chúa các chúa, Người đã tự hạ, để chia sẻ kiếp người nhỏ bé thấp hèn, để cảm thông thực sự với những khốn khó và yếu đuối của chúng ta.
  2. Sau những câu hỏi mà các đối thủ đưa ra để cài bẫy, thì giờ đây, Đức Giêsu kết thúc cuộc tranh luận bằng cách tự đặt câu hỏi ngược lại về nguồn gốc của mình, cho các người luật sĩ và biệt phái.

Hôm nay Đức Giêsu đặt vấn đề với các luật sĩ về thần tính của Người: “Chính vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì Đấng Kitô lại là con vua ấy thế nào được?” Khi nói thế, Đức Giêsu muốn gợi mở cho họ biết rằng: Người chỉ là con vua Đavít về phần xác, còn về phần thiêng liêng thì người là Con Thiên Chúa và là Chúa Thượng của vua Đavít.

Đức Kitô là Thiên Chúa thật và cũng là người thật. Đó là lòng tin kiên vững của Kitô giáo. Quá nhấn mạnh đến thiên tính mà bỏ quên nhân tính, hoặc ngược lại, đều là những sai lầm tai hại. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, như lời thánh Gioan: “Từ khởi thuỷ đã có Lời, và Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa”. Nhưng Lời đã thành xác phàm và sống giữa nhân loại, để cứu độ con người và nâng con người lên địa vị con cái Thiên Chúa. Nói theo thánh Irênê: “Thiên Chúa đã làm con người để con người được trở thành con Chúa”. Thật là vinh dự cho con người.

  1. Với tước hiệu là con vua Đavít như dân chúng đã xưng hô Người trong ngày lễ Lá khi Người vào đền thờ, hay người mù thành Giêricô cũng đã kêu lên: “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót con”. Đức Giêsu không bao giờ từ chối tước hiệu này, nhưng tước hiệu đó chưa diễn tả đủ về Người. Vì thế, để kiện toàn những lời đã hứa với Đavít, Đức Giêsu tuyên bố mình còn lớn hơn Đavít, Người là Chúa của Đavít. Đavít chỉ là một chủ chiên của dân Chúa, còn Đức Giêsu mới chính là chủ chiên thật, hiền lành, thí mạng sống cho cả Đavít. Rồi đây người ta sẽ thấy Đấng là con Đavít sẽ trở lại ngày phán xét.
  2. Nhìn ngắm Chúa Giêsu là Chúa của Đavít:

Chúa Giêsu là con vua Đavít, chúng ta có thể nhận thấy và kiểm chứng được, vì Chúa Giêsu đã trở nên người như mọi người chúng ta qua mầu nhiệm Nhập thể; nhưng Chúa Giêsu là Chúa của Đavít, chúng ta không thể nhìn thấy bằng con mắt xác thịt được mà chỉ nhìn thấy qua con mắt đức tin thôi.

Trước những dấu chỉ diễn tả các thực tại thuộc bình diện đức tin, chúng ta phải mở rộng con mắt đức tin để đón nhận. Điều này cũng đòi hỏi chúng ta phải vận dụng đức tin, cậy, mến để tham dự các việc phụng vụ nhất là phụng vụ bí tích.

  1. Trong cuộc sống hôm nay nơi con cái của Giáo hội, vẫn không thiếu những con người đủ mọi tầng lớp, luôn thích một Giáo hội quyền lực, giàu có, oai phong; thích một Giáo hội được củng cố bằng quyền lực… Không những thế, mà nhiều người đã áp dụng quan điểm đó ngay trong suy tư, nơi hành vi và lối sống của mình.

Những lúc như thế, chúng ta hãy cẩn trọng vì đây không phải là đường lối của Thiên Chúa, mà đường lối của những người luật sĩ giả hình, biệt phái vụ lợi và nhóm Sađốc không niềm tin và phe Hêrôđê ham quyền.

  1. Truyện: Đức Giêsu thật là Con Thiên Chúa

Ngày quân đội Liên Xô vào chiếm thủ đô Hungary, một viên sĩ quan trẻ dáng vẻ hung hãn, đầy tự đắc của kẻ chiến thắng đã đến gặp vị linh mục. Viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói: “Ông biết không? Cái đó là sự dối trá của các linh mục bầy ra, để làm mê hoặc đám dân nghèo, và giúp những kẻ giàu dễ dàng kìm hãm họ trong cảnh ngu dốt. Bây giờ chỉ có ông với tôi. Ông hãy thú nhận với tôi rằng ông không bao giờ tin ông Giêsu là Con Thiên Chúa”.

Vị linh mục cười và từ tốn trả lời: “Ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật”.

Viên sĩ quan quát lớn: “Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng diễu cợt tôi!” Nói thế rồi anh ta rút súng ra, chĩa vào đầu linh mục và hăm dọa: “Nếu ông không nhận rằng đó chỉ là sự dối trá, thì tôi bắn ông chết”.

Vị linh mục điềm tĩnh trả lời: “Tôi không thể nói như thế, vì không đúng. Đức Giêsu thật là Con Thiên Chúa”.

Nghe thế, viên sĩ quan vất súng xuống nền nhà, chạy đến ôm chầm lấy vị linh mục. Anh ta vừa khóc vừa nói: “Đúng thế! Tôi cũng tin như vậy. Nhưng tôi không thể tin rằng có người dám chết vì đức tin, cho tới hôm nay. Tôi xin cám ơn ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Ngài đã chứng minh cho tôi thấy rằng vẫn có người dám chết cho Đức Kitô”.

Nguồn: TGP Sài Gòn

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT