spot_img

Thứ Tư tuần 19 Thường niên năm I (Mt 18,15-20)

Bài đọc 1 (Đnl 34,1-12)

Ông Mô-sê qua đời tại đó theo lệnh Đức Chúa ; không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê.

Bài trích sách Đệ nhị luật.

1 Ngày ấy, từ đồng bằng Mô-áp, ông Mô-sê lên núi Nơ-vô, tới Pít-ga, đối diện với Giê-ri-khô, và Đức Chúa cho ông xem thấy tất cả miền đất : miền Ga-la-át cho đến Đan, 2 tất cả Náp-ta-li, miền đất Ép-ra-im và Mơ-na-se, tất cả miền đất Giu-đa cho đến Biển Tây, 3 miền Ne-ghép, vùng sông Gio-đan, thung lũng Giê-ri-khô là thành Chà Là, cho đến Xô-a. 4 Đức Chúa phán với ông : “Đây là miền đất Ta đã thề hứa với Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, khi nói : ‘Ta sẽ ban đất ấy cho dòng dõi ngươi.’ Ta đã cho ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không được qua đó.”

5 Ông Mô-sê, tôi trung của Đức Chúa, qua đời tại đó, trong đất Mô-áp, theo lệnh Đức Chúa. 6 Ông được mai táng trong thung lũng, ở miền đất Mô-áp, đối diện với Bết Pơ-o. Cho đến ngày hôm nay, không ai biết mộ ông ở đâu. 7 Khi chết, ông Mô-sê thọ một trăm hai mươi tuổi, mắt không mờ, khí lực không giảm. 8 Con cái Ít-ra-en khóc ông Mô-sê trong đồng bằng Mô-áp ba mươi ngày ; rồi những ngày than khóc thọ tang ông Mô-sê chấm dứt. 9 Ông Giô-suê, con ông Nun, đã được đầy thần khí khôn ngoan, vì ông Mô-sê đã đặt tay trên ông. Con cái Ít-ra-en nghe ông và làm như Đức Chúa đã truyền cho ông Mô-sê.

10 Trong Ít-ra-en, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê, người mà Đức Chúa biết rõ, mặt giáp mặt. 11 Đức Chúa đã sai ông thực hiện mọi điềm thiêng dấu lạ tại nước Ai-cập, phạt Pha-ra-ô cùng tất cả bề tôi và cả nước. 12 Ông Mô-sê đã biểu dương tất cả sức mạnh bàn tay ông và gây tất cả nỗi kinh hoàng lớn lao trước mắt toàn thể Ít-ra-en.

Đáp ca Tv 65,1-3a.5.16-17 (Đ. x. c.20a và 9a)

Đáp. Xin chúc tụng Thiên Chúa
Người là Đấng bảo toàn mạng sống con.

X. 1Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa,2đàn hát lên mừng Danh Thánh rạng ngời,
nào dâng lời ca tụng tôn vinh !3aHãy thưa cùng Thiên Chúa :
“Khủng khiếp thay, sự nghiệp của Ngài !”

X. 5Đến mà xem công trình của Thiên Chúa :
hành động của Người đối với phàm nhân
thật đáng kinh đáng sợ !

X. 16Tất cả những ai kính sợ Chúa Trời,
đến mà nghe tôi kể việc Chúa đã làm để giúp tôi.17Vừa mở miệng kêu lên cùng Chúa,
tấc lưỡi tán dương, tôi đã sẵn sàng.

Tung hô Tin Mừng (2 Cr 5,19)

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 18,15-20

Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

15 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. 16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. 17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

18 “Thầy bảo thật anh em : dưới đất, anh em ràng buộc những điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy ; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.

19 “Thầy còn bảo thật anh em : nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. 20 Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Trong Giáo Hội, việc sửa bảo lẫn nhau phải dựa trên tinh thần bác ái. Các sinh hoạt trong Giáo Hội sẽ có giá trị tích cực khi nhân danh Chúa Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống hằng ngày, trước lỗi lầm của kẻ khác, con dễ dàng đưa ra lời kết án, buộc tội. Nên Chúa muốn con có một thái độ khác: đó là nhắc bảo giúp nhau sửa lỗi.

Việc kết án buộc tội làm con tách lìa khỏi kẻ khác, vì khi đó con xem họ là kẻ có lỗi, còn con là người không có lỗi, là người tốt. Chúa muốn con đến với những người yếu đuối, lỡ lầm, để thông cảm với họ và nhắc bảo họ về hành vi sai trái, với mục đích tách họ ra khỏi lầm lỗi, để họ có thể hội nhập vào cộng đoàn giáo xứ, giáo họ.

Lạy Chúa, con biết rằng để có thể giúp kẻ khác trở về, con cần phải yêu thương họ và đối xử với họ như anh chị em. Khi con chưa thật lòng thương yêu kẻ khác, con chưa thể giúp đỡ, nhắc bảo họ được. Xin Chúa giúp con yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu của Chúa, một tình yêu đầy lòng tha thứ và có sức mạnh cải thiện con người.

Chúa đã tha thứ cho người đàn bà ngoại tình, Chúa đã tha thứ cho thánh Phêrô… Chúa cũng đã tha thứ cho con biết bao lần. Chúa cũng muốn con thực hiện sự tha thứ ấy trong cuộc sống của con. Xin Chúa cho con cảm nghiệm được tình yêu Chúa dành cho con, để con sống tình yêu Chúa đối với kẻ khác.

Lạy Chúa, xin thương sửa dạy con. Amen.

Ghi nhớ: “Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em”.

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Sửa lỗi cho anh em (Mt 18,15-20)

  1. Tiếp tục nói về nếp sống cộng đoàn, Đức Giêsu dạy chúng ta cách thế sửa lỗi cho anh em. Người nhấn mạnh việc sửa lỗi phải dựa trên lòng bác ái, tình yêu thương, kiên nhẫn và xây dựng. Cách sửa lỗi của chúng ta nhằm giúp đương sự hồi tâm hoán cải. Khi có người trong cộng đoàn lỗi phạm, hãy sửa dạy cách kiên nhẫn qua nhiều giai đoạn: gặp riêng, nhờ một ít người nữa cùng mình đi thuyết phục, trình kẻ có thẩm quyền. Khi tất cả mọi cố gắng đều vô ích, thì mới kể người đó không là thành phần của cộng đoàn nữa.
  2. Qua dụ ngôn về con chiên lạc, Chúa Giêsu đã cho biết: Thiên Chúa không muốn cho một tội nhân nào phải hư đi, nên qua bài Tin mừng hôm nay, Người buộc chúng ta phải làm hết sức mình để sửa lỗi cho nhau. Điều này đòi hỏi mỗi phần tử sống trong cộng đoàn phải lưu tâm vấn đề không được để một ai hư mất, nghĩa là phải tích cực đóng góp phần mình vào công việc giúp đỡ lẫn nhau sống hoàn thiện. Cần tránh những thái độ lãnh đạm, thờ ơ, khinh khi, xét đoán và kết án tha nhân, nhất là những người cần phải được giúp đỡ để nên hoàn thiện hơn.
  3. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nhắc cho chúng ta về thái độ phải có đối với những người tội lỗi trong cộng đoàn. Tội lỗi, nết xấu, đó là một thực tại không thể tránh được, dù đó là cộng đoàn do chính Chúa Giêsu qui tụ. Cộng đoàn có Chúa hiện diện, nhưng đồng thời là cộng đoàn bao gồm những người yếu đuối, có thể lỗi phạm. Lời Chúa dạy về việc sửa lỗi huynh đệ cần được chúng ta lưu tâm: Kẻ phạm lỗi kia là người anh em chúng ta, chứ không phải là kẻ thù. Lời khuyên, giúp đỡ, sửa lỗi riêng tư phải là bước đầu tiên; kế đến là việc sửa lỗi chung nhờ sự hỗ trợ của cộng đoàn; cuối cùng là phán quyết của vị đại diện đã được Chúa trao cho tác vụ bảo vệ sự hiệp nhất và hiệp thông cũng như chữa trị những gì làm hại đến cộng đoàn (Mỗi ngày một tin vui).
  4. Phải hết sức tế nhị trong việc sửa lỗi, đừng ăn nói một cách thẳng thừng. Sự việc đã xảy ra: Khi chứng kiến đội tuyển bóng đá nước nhà thắng chật vật đội Đài Loan với tỉ số 2-1, một vị quan chức nọ đã nói: “Ông Miura (huấn luyện viên của đội tuyển Việt Nam) là huấn luyện viên dở nhất trong lịch sử”.

Khi gặp điều không ưng ý, hay khi đứng trước những lỗi lầm, sai phạm, khuyết điểm của người khác, chúng ta thường có thói quen chỉ trích, chê bai họ cách công khai, quyết liệt, nhằm làm mất uy tín của họ, để rồi qua đó, ta kín đáo đề cao chính mình.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy có thái độ tôn trọng và tế nhị khi sửa lỗi người khác. Khi ấy, chúng ta hãy gặp riêng họ, chỉ một mình ta với họ mà thôi. Việc gặp gỡ riêng tư này giúp hai bên nói chuyện với nhau cách cởi mở hơn, cũng như hiểu biết nhau nhiều hơn. Không những vậy, việc này còn giúp chúng ta giữ gìn thanh danh và uy tín của họ.

  1. Nói chung, tinh thần sửa lỗi cho nhau phải hoàn toàn đặt trên “nền tảng đức ái”, nhằm cứu vãn và xây dựng hơn là áp dụng kỷ luật. Vì đối với Chúa, mọi phương thức phải được sử dụng để đưa người tội lỗi trở về trước khi vấn đề được đặt ra trước cộng đoàn. Và nếu cộng đoàn phải dùng quyền, để loại trừ một phần tử bất khả kháng, thì điều này cũng chỉ vì bác ái mà thôi, bác ái đối với đương sự trước tiên, để đương sự biết hồi tâm hoán cải, sau đó bác ái với các phần tử khác trong cộng đoàn, kẻo có ai theo gương xấu mà phạm tội.
  2. Sửa lỗi cho nhau là một nghệ thuật rất khó đạt được sự hoàn chỉnh. Do đó điều quan trọng trước tiên là phải tập cảm nghiệm được sự hiện diện của Đức Kitô ở giữa chúng ta. Nhờ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Kitô và nhờ sức mạnh của Ngài, chúng ta có thể dễ dàng giúp nhau sửa lỗi trong tinh thần xây dựng. Nếu những bệnh nhân cần đến sự săn sóc chữa trị của bác sĩ, thì những người lỗi lầm cũng cần đến tình thương và cảm thông của người khác để được nâng đỡ và khích lệ trên con đường hoán cải.
  3. Truyện: Cách sửa lỗi đầy tình thương

Trong sách ẩn tu có câu chuyện sau: Ngày kia, vị Giám mục Amolas đến thăm mục vụ tại một làng nọ. Dân chúng bày tỏ sự bất mãn của họ đối với vị ẩn tu trên núi, vì ông hiện đang chung sống với một người phụ nữ.

Sau khi nghe những lời kết án, Giám mục Amolas quyết định cùng dân làng leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt nối gót theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông, ông hoảng sợ và cấp tốc bảo người phụ nữ trốn vào trong chiếc thùng rỗng.

Đức Giám mục là người đầu tiên đến và cũng là người đầu tiên bước vào túp lều. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ung dung, ngài đi thẳng đến ngồi trên chiếc thùng gỗ để nghỉ chân. Rồi bình thản vẫy tay gọi dân làng vào và bảo: “Vào đây, các người hãy vào đây và lục soát kỹ xem trong túp lều có người phụ nữ nào không”.

Họ tìm khắp nơi nhưng không thấy gì. Thấy tình thế đã dịu, Đức Giám mục mới nói: “Bây giờ các người phải quỳ xuống xin lỗi Thiên Chúa, vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”.

Và sau đó, khi mọi người đã lục tục kéo nhau xuống núi, Đức Giám mục Amolas mới tiến gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rãi nói: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Nhân gian có câu: “Nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người không có ai hoàn hảo. Trong kiếp nhân sinh, ai cũng có những thiếu sót và lầm lỗi, mà tôi và bạn đã có những kinh nghiệm từ chính bản thân mình trong cuộc sống. Nhưng mỗi người theo thánh ý của Chúa Giêsu, được mời gọi vượt lên trên, chữa lành những khiếm khuyết, bất toàn, lầm lỗi để trở “nên hoàn thiện, như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Vì thế, mỗi người phải luôn sửa lỗi và cần được sửa lỗi.

Suy niệm

Chúa Giêsu trong Tin Mừng (Mt 18:15-17) dạy cho chúng ta bài học sửa trị trong tình huynh đệ xuất phát từ đức ái tuyệt hảo mà Đức Chúa Giêsu đã dạy: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12,31).

Việc sửa lỗi cho nhau dựa trên tình yêu và lời của Chúa: “Anh em phải tha thứ cho nhau đến bảy mươi lần bảy”, nghĩa là cảm thông mãi mãi và tha thứ không ngừng…

Chúa Giêsu đã đưa ra tiến trình sư phạm tiệm tiến:

  • Một mình với người anh em có lỗi: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi”. Tế nhị kín đáo, gìn giữ danh dự cho anh em là bổn phận của đức ái Kitô.
  • Nhưng nếu sự tế nhị của ta dành cho anh em bị khinh thường, chúng ta dùng biện pháp mạnh hơn bằng việc nhờ sự đóng góp, sửa chữa nơi những anh em khác có uy tín như Chúa Giêsu đã nhấn mạnh: “Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân”. Nếu lòng nhân ái của chúng ta một lần nữa bị chà đạp, thì chúng ta nại đến Giáo hội can thiệp: “Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh”.
  • Nhưng nếu tất cả biện pháp đều thất bại thì: “Không nên lấy của thánh mà đem cho chó” hoặc “đem ngọc ném cho heo giẫm lên” (Mt 7,6), do sự cố chấp không muốn trở về chính lộ của người lỗi lầm. Đức Giêsu dứt khoát khép lại lộ trình sửa chữa: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế”, vì họ tự cắt đứt nguồn tình yêu bao dung đến từ Thiên Chúa qua anh em, tự tách mình ra khỏi cộng đoàn yêu thương, cộng đoàn tiến về sự hoàn thiện như Cha trên trời.

Tiến trình sửa sai huynh đệ mang tinh thần bao dung thương xót của tình yêu, nhưng công minh, thẳng thắn với kẻ cố chấp từ chối lòng nhân ái, bao dung của anh em. Trước bài học sửa sai huynh đệ mà Chúa dạy, chúng ta cùng rút tỉa cho cuộc sống mình:

  • Trong tư cách là người phạm lỗi: “Đừng nói: Tôi tự nhiên như vậy. Sửa sao được”, đó là những khuyết điểm con phải “nên người”, “nên con Chúa”. Những tính ấy bất xứng với con” (ĐHY FX. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng). Chân thành đón nhận và sửa chữa theo những chỉ bảo của anh em, của các vị trách nhiệm cộng đoàn để sự khiếm khuyết của mình được lấp đầy bằng tình yêu của Thiên Chúa qua anh em. Nếu không đón nhận sự chân thành sửa chữa từ anh em, chúng ta sẽ đối diện với cái họa: Họa vì chối bỏ tình thương của Thiên Chúa, họa do mình tự tách biệt, cách đứt nguồn suối ân sủng trong Giáo hội.
  • Trong bổn phận trách nhiệm giúp anh em sửa lỗi, tôi và bạn luôn mang tình yêu, mặc lấy lòng bao dung, đó là tiếng nói cảnh tỉnh giúp người anh em nhận ra lầm lỗi để sửa chữa, đó là nâng đỡ tình bác ái: “cuộc sống huynh đệ thử thách và nâng đỡ tình bác ái, cây trên rừng che đỡ nhau lúc gió bão” (Đường Hy Vọng).

Lạy Chúa, xin cho con luôn biết mở lòng trước những lời chỉ dạy của anh em… Xin cho con được lòng đầy bao dung yêu thương, cất tiếng nói chân lý để bổ khuyết những thiếu sót, sửa chữa những lầm lỗi trong tha nhân.

Ý lực sống

“Anh em hãy mặc lấy áo của sự thành thật, thông cảm, nhân hậu… khiêm nhượng, hiền lành, kiên nhẫn. Chịu đựng lẫn nhau, tha thứ cho nhau… Trên hết mọi sự, anh em hãy mặc lấy tình yêu” (Cl 3,12-14).

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Tư tuần 19 Thường niên năm I (Mt 18,15-20)

Bài đọc 1 (Đnl 34,1-12)

Ông Mô-sê qua đời tại đó theo lệnh Đức Chúa ; không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê.

Bài trích sách Đệ nhị luật.

1 Ngày ấy, từ đồng bằng Mô-áp, ông Mô-sê lên núi Nơ-vô, tới Pít-ga, đối diện với Giê-ri-khô, và Đức Chúa cho ông xem thấy tất cả miền đất : miền Ga-la-át cho đến Đan, 2 tất cả Náp-ta-li, miền đất Ép-ra-im và Mơ-na-se, tất cả miền đất Giu-đa cho đến Biển Tây, 3 miền Ne-ghép, vùng sông Gio-đan, thung lũng Giê-ri-khô là thành Chà Là, cho đến Xô-a. 4 Đức Chúa phán với ông : “Đây là miền đất Ta đã thề hứa với Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, khi nói : ‘Ta sẽ ban đất ấy cho dòng dõi ngươi.’ Ta đã cho ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không được qua đó.”

5 Ông Mô-sê, tôi trung của Đức Chúa, qua đời tại đó, trong đất Mô-áp, theo lệnh Đức Chúa. 6 Ông được mai táng trong thung lũng, ở miền đất Mô-áp, đối diện với Bết Pơ-o. Cho đến ngày hôm nay, không ai biết mộ ông ở đâu. 7 Khi chết, ông Mô-sê thọ một trăm hai mươi tuổi, mắt không mờ, khí lực không giảm. 8 Con cái Ít-ra-en khóc ông Mô-sê trong đồng bằng Mô-áp ba mươi ngày ; rồi những ngày than khóc thọ tang ông Mô-sê chấm dứt. 9 Ông Giô-suê, con ông Nun, đã được đầy thần khí khôn ngoan, vì ông Mô-sê đã đặt tay trên ông. Con cái Ít-ra-en nghe ông và làm như Đức Chúa đã truyền cho ông Mô-sê.

10 Trong Ít-ra-en, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê, người mà Đức Chúa biết rõ, mặt giáp mặt. 11 Đức Chúa đã sai ông thực hiện mọi điềm thiêng dấu lạ tại nước Ai-cập, phạt Pha-ra-ô cùng tất cả bề tôi và cả nước. 12 Ông Mô-sê đã biểu dương tất cả sức mạnh bàn tay ông và gây tất cả nỗi kinh hoàng lớn lao trước mắt toàn thể Ít-ra-en.

Đáp ca Tv 65,1-3a.5.16-17 (Đ. x. c.20a và 9a)

Đáp. Xin chúc tụng Thiên Chúa
Người là Đấng bảo toàn mạng sống con.

X. 1Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa,2đàn hát lên mừng Danh Thánh rạng ngời,
nào dâng lời ca tụng tôn vinh !3aHãy thưa cùng Thiên Chúa :
“Khủng khiếp thay, sự nghiệp của Ngài !”

X. 5Đến mà xem công trình của Thiên Chúa :
hành động của Người đối với phàm nhân
thật đáng kinh đáng sợ !

X. 16Tất cả những ai kính sợ Chúa Trời,
đến mà nghe tôi kể việc Chúa đã làm để giúp tôi.17Vừa mở miệng kêu lên cùng Chúa,
tấc lưỡi tán dương, tôi đã sẵn sàng.

Tung hô Tin Mừng (2 Cr 5,19)

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng Mt 18,15-20

Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

15 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. 16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. 17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

18 “Thầy bảo thật anh em : dưới đất, anh em ràng buộc những điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy ; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.

19 “Thầy còn bảo thật anh em : nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. 20 Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Trong Giáo Hội, việc sửa bảo lẫn nhau phải dựa trên tinh thần bác ái. Các sinh hoạt trong Giáo Hội sẽ có giá trị tích cực khi nhân danh Chúa Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống hằng ngày, trước lỗi lầm của kẻ khác, con dễ dàng đưa ra lời kết án, buộc tội. Nên Chúa muốn con có một thái độ khác: đó là nhắc bảo giúp nhau sửa lỗi.

Việc kết án buộc tội làm con tách lìa khỏi kẻ khác, vì khi đó con xem họ là kẻ có lỗi, còn con là người không có lỗi, là người tốt. Chúa muốn con đến với những người yếu đuối, lỡ lầm, để thông cảm với họ và nhắc bảo họ về hành vi sai trái, với mục đích tách họ ra khỏi lầm lỗi, để họ có thể hội nhập vào cộng đoàn giáo xứ, giáo họ.

Lạy Chúa, con biết rằng để có thể giúp kẻ khác trở về, con cần phải yêu thương họ và đối xử với họ như anh chị em. Khi con chưa thật lòng thương yêu kẻ khác, con chưa thể giúp đỡ, nhắc bảo họ được. Xin Chúa giúp con yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu của Chúa, một tình yêu đầy lòng tha thứ và có sức mạnh cải thiện con người.

Chúa đã tha thứ cho người đàn bà ngoại tình, Chúa đã tha thứ cho thánh Phêrô… Chúa cũng đã tha thứ cho con biết bao lần. Chúa cũng muốn con thực hiện sự tha thứ ấy trong cuộc sống của con. Xin Chúa cho con cảm nghiệm được tình yêu Chúa dành cho con, để con sống tình yêu Chúa đối với kẻ khác.

Lạy Chúa, xin thương sửa dạy con. Amen.

Ghi nhớ: “Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em”.

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Sửa lỗi cho anh em (Mt 18,15-20)

  1. Tiếp tục nói về nếp sống cộng đoàn, Đức Giêsu dạy chúng ta cách thế sửa lỗi cho anh em. Người nhấn mạnh việc sửa lỗi phải dựa trên lòng bác ái, tình yêu thương, kiên nhẫn và xây dựng. Cách sửa lỗi của chúng ta nhằm giúp đương sự hồi tâm hoán cải. Khi có người trong cộng đoàn lỗi phạm, hãy sửa dạy cách kiên nhẫn qua nhiều giai đoạn: gặp riêng, nhờ một ít người nữa cùng mình đi thuyết phục, trình kẻ có thẩm quyền. Khi tất cả mọi cố gắng đều vô ích, thì mới kể người đó không là thành phần của cộng đoàn nữa.
  2. Qua dụ ngôn về con chiên lạc, Chúa Giêsu đã cho biết: Thiên Chúa không muốn cho một tội nhân nào phải hư đi, nên qua bài Tin mừng hôm nay, Người buộc chúng ta phải làm hết sức mình để sửa lỗi cho nhau. Điều này đòi hỏi mỗi phần tử sống trong cộng đoàn phải lưu tâm vấn đề không được để một ai hư mất, nghĩa là phải tích cực đóng góp phần mình vào công việc giúp đỡ lẫn nhau sống hoàn thiện. Cần tránh những thái độ lãnh đạm, thờ ơ, khinh khi, xét đoán và kết án tha nhân, nhất là những người cần phải được giúp đỡ để nên hoàn thiện hơn.
  3. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nhắc cho chúng ta về thái độ phải có đối với những người tội lỗi trong cộng đoàn. Tội lỗi, nết xấu, đó là một thực tại không thể tránh được, dù đó là cộng đoàn do chính Chúa Giêsu qui tụ. Cộng đoàn có Chúa hiện diện, nhưng đồng thời là cộng đoàn bao gồm những người yếu đuối, có thể lỗi phạm. Lời Chúa dạy về việc sửa lỗi huynh đệ cần được chúng ta lưu tâm: Kẻ phạm lỗi kia là người anh em chúng ta, chứ không phải là kẻ thù. Lời khuyên, giúp đỡ, sửa lỗi riêng tư phải là bước đầu tiên; kế đến là việc sửa lỗi chung nhờ sự hỗ trợ của cộng đoàn; cuối cùng là phán quyết của vị đại diện đã được Chúa trao cho tác vụ bảo vệ sự hiệp nhất và hiệp thông cũng như chữa trị những gì làm hại đến cộng đoàn (Mỗi ngày một tin vui).
  4. Phải hết sức tế nhị trong việc sửa lỗi, đừng ăn nói một cách thẳng thừng. Sự việc đã xảy ra: Khi chứng kiến đội tuyển bóng đá nước nhà thắng chật vật đội Đài Loan với tỉ số 2-1, một vị quan chức nọ đã nói: “Ông Miura (huấn luyện viên của đội tuyển Việt Nam) là huấn luyện viên dở nhất trong lịch sử”.

Khi gặp điều không ưng ý, hay khi đứng trước những lỗi lầm, sai phạm, khuyết điểm của người khác, chúng ta thường có thói quen chỉ trích, chê bai họ cách công khai, quyết liệt, nhằm làm mất uy tín của họ, để rồi qua đó, ta kín đáo đề cao chính mình.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy có thái độ tôn trọng và tế nhị khi sửa lỗi người khác. Khi ấy, chúng ta hãy gặp riêng họ, chỉ một mình ta với họ mà thôi. Việc gặp gỡ riêng tư này giúp hai bên nói chuyện với nhau cách cởi mở hơn, cũng như hiểu biết nhau nhiều hơn. Không những vậy, việc này còn giúp chúng ta giữ gìn thanh danh và uy tín của họ.

  1. Nói chung, tinh thần sửa lỗi cho nhau phải hoàn toàn đặt trên “nền tảng đức ái”, nhằm cứu vãn và xây dựng hơn là áp dụng kỷ luật. Vì đối với Chúa, mọi phương thức phải được sử dụng để đưa người tội lỗi trở về trước khi vấn đề được đặt ra trước cộng đoàn. Và nếu cộng đoàn phải dùng quyền, để loại trừ một phần tử bất khả kháng, thì điều này cũng chỉ vì bác ái mà thôi, bác ái đối với đương sự trước tiên, để đương sự biết hồi tâm hoán cải, sau đó bác ái với các phần tử khác trong cộng đoàn, kẻo có ai theo gương xấu mà phạm tội.
  2. Sửa lỗi cho nhau là một nghệ thuật rất khó đạt được sự hoàn chỉnh. Do đó điều quan trọng trước tiên là phải tập cảm nghiệm được sự hiện diện của Đức Kitô ở giữa chúng ta. Nhờ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Kitô và nhờ sức mạnh của Ngài, chúng ta có thể dễ dàng giúp nhau sửa lỗi trong tinh thần xây dựng. Nếu những bệnh nhân cần đến sự săn sóc chữa trị của bác sĩ, thì những người lỗi lầm cũng cần đến tình thương và cảm thông của người khác để được nâng đỡ và khích lệ trên con đường hoán cải.
  3. Truyện: Cách sửa lỗi đầy tình thương

Trong sách ẩn tu có câu chuyện sau: Ngày kia, vị Giám mục Amolas đến thăm mục vụ tại một làng nọ. Dân chúng bày tỏ sự bất mãn của họ đối với vị ẩn tu trên núi, vì ông hiện đang chung sống với một người phụ nữ.

Sau khi nghe những lời kết án, Giám mục Amolas quyết định cùng dân làng leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt nối gót theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông, ông hoảng sợ và cấp tốc bảo người phụ nữ trốn vào trong chiếc thùng rỗng.

Đức Giám mục là người đầu tiên đến và cũng là người đầu tiên bước vào túp lều. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ung dung, ngài đi thẳng đến ngồi trên chiếc thùng gỗ để nghỉ chân. Rồi bình thản vẫy tay gọi dân làng vào và bảo: “Vào đây, các người hãy vào đây và lục soát kỹ xem trong túp lều có người phụ nữ nào không”.

Họ tìm khắp nơi nhưng không thấy gì. Thấy tình thế đã dịu, Đức Giám mục mới nói: “Bây giờ các người phải quỳ xuống xin lỗi Thiên Chúa, vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”.

Và sau đó, khi mọi người đã lục tục kéo nhau xuống núi, Đức Giám mục Amolas mới tiến gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rãi nói: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Nhân gian có câu: “Nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người không có ai hoàn hảo. Trong kiếp nhân sinh, ai cũng có những thiếu sót và lầm lỗi, mà tôi và bạn đã có những kinh nghiệm từ chính bản thân mình trong cuộc sống. Nhưng mỗi người theo thánh ý của Chúa Giêsu, được mời gọi vượt lên trên, chữa lành những khiếm khuyết, bất toàn, lầm lỗi để trở “nên hoàn thiện, như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Vì thế, mỗi người phải luôn sửa lỗi và cần được sửa lỗi.

Suy niệm

Chúa Giêsu trong Tin Mừng (Mt 18:15-17) dạy cho chúng ta bài học sửa trị trong tình huynh đệ xuất phát từ đức ái tuyệt hảo mà Đức Chúa Giêsu đã dạy: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12,31).

Việc sửa lỗi cho nhau dựa trên tình yêu và lời của Chúa: “Anh em phải tha thứ cho nhau đến bảy mươi lần bảy”, nghĩa là cảm thông mãi mãi và tha thứ không ngừng…

Chúa Giêsu đã đưa ra tiến trình sư phạm tiệm tiến:

  • Một mình với người anh em có lỗi: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi”. Tế nhị kín đáo, gìn giữ danh dự cho anh em là bổn phận của đức ái Kitô.
  • Nhưng nếu sự tế nhị của ta dành cho anh em bị khinh thường, chúng ta dùng biện pháp mạnh hơn bằng việc nhờ sự đóng góp, sửa chữa nơi những anh em khác có uy tín như Chúa Giêsu đã nhấn mạnh: “Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân”. Nếu lòng nhân ái của chúng ta một lần nữa bị chà đạp, thì chúng ta nại đến Giáo hội can thiệp: “Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh”.
  • Nhưng nếu tất cả biện pháp đều thất bại thì: “Không nên lấy của thánh mà đem cho chó” hoặc “đem ngọc ném cho heo giẫm lên” (Mt 7,6), do sự cố chấp không muốn trở về chính lộ của người lỗi lầm. Đức Giêsu dứt khoát khép lại lộ trình sửa chữa: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế”, vì họ tự cắt đứt nguồn tình yêu bao dung đến từ Thiên Chúa qua anh em, tự tách mình ra khỏi cộng đoàn yêu thương, cộng đoàn tiến về sự hoàn thiện như Cha trên trời.

Tiến trình sửa sai huynh đệ mang tinh thần bao dung thương xót của tình yêu, nhưng công minh, thẳng thắn với kẻ cố chấp từ chối lòng nhân ái, bao dung của anh em. Trước bài học sửa sai huynh đệ mà Chúa dạy, chúng ta cùng rút tỉa cho cuộc sống mình:

  • Trong tư cách là người phạm lỗi: “Đừng nói: Tôi tự nhiên như vậy. Sửa sao được”, đó là những khuyết điểm con phải “nên người”, “nên con Chúa”. Những tính ấy bất xứng với con” (ĐHY FX. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng). Chân thành đón nhận và sửa chữa theo những chỉ bảo của anh em, của các vị trách nhiệm cộng đoàn để sự khiếm khuyết của mình được lấp đầy bằng tình yêu của Thiên Chúa qua anh em. Nếu không đón nhận sự chân thành sửa chữa từ anh em, chúng ta sẽ đối diện với cái họa: Họa vì chối bỏ tình thương của Thiên Chúa, họa do mình tự tách biệt, cách đứt nguồn suối ân sủng trong Giáo hội.
  • Trong bổn phận trách nhiệm giúp anh em sửa lỗi, tôi và bạn luôn mang tình yêu, mặc lấy lòng bao dung, đó là tiếng nói cảnh tỉnh giúp người anh em nhận ra lầm lỗi để sửa chữa, đó là nâng đỡ tình bác ái: “cuộc sống huynh đệ thử thách và nâng đỡ tình bác ái, cây trên rừng che đỡ nhau lúc gió bão” (Đường Hy Vọng).

Lạy Chúa, xin cho con luôn biết mở lòng trước những lời chỉ dạy của anh em… Xin cho con được lòng đầy bao dung yêu thương, cất tiếng nói chân lý để bổ khuyết những thiếu sót, sửa chữa những lầm lỗi trong tha nhân.

Ý lực sống

“Anh em hãy mặc lấy áo của sự thành thật, thông cảm, nhân hậu… khiêm nhượng, hiền lành, kiên nhẫn. Chịu đựng lẫn nhau, tha thứ cho nhau… Trên hết mọi sự, anh em hãy mặc lấy tình yêu” (Cl 3,12-14).

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT