spot_img

Thứ Tư tuần 3 mùa Vọng – Ngài là Đấng phải đến (Lc 7,19-23)

“Thầy có thật là Đấng phải đến không,
hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?”
(Lc 7,19)

BÀI ĐỌC I: Is 45, 6b-8. 18. 21b-26

“Trời cao, hãy đổ sương mai!”

Trích sách Tiên tri Isaia.

Chính Ta là Chúa, và không có Chúa nào khác. Ta đã dựng nên ánh sáng và tối tăm. Ta đã dựng nên hạnh phúc và tai hoạ. Chính Ta là Thiên Chúa đã làm những sự ấy. Trời cao, hãy đổ sương mai! Ngàn mây, hãy mưa Đấng Công Chính! Đất hãy mở ra và trổ sinh Đấng Cứu Độ, và đồng thời sự công chính hãy xuất hiện. Chính Ta là Chúa đã dựng nên loài người. Vì Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên các tầng trời, chính Người đã dựng nên địa cầu, đã tạo ra và làm cho (nó) bền vững. Người không dựng nên địa cầu hoang vu, nhưng đã dựng nên cho người ta ở, chính Người phán: Ta là Chúa và không có Chúa nào khác. Nào Ta chẳng phải là Chúa, và ngoài Ta, còn có Chúa nào khác đâu ? Không có Thiên Chúa công bình và cứu độ nào khác ngoài Ta.

Hỡi các người ở tận cùng trái đất, hãy trở lại cùng Ta và các ngươi sẽ được cứu thoát. Vì Ta là Thiên Chúa và không có Chúa nào khác. Ta lấy tên Ta mà thề; lời công chính phát xuất từ miệng Ta sẽ không trở lại: mọi gối sẽ quỳ xuống trước mặt Ta, và mọi lưỡi sẽ lấy tên Ta mà thề rằng: Nhờ Chúa mà tôi sẽ được công chính và sức mạnh. Người ta sẽ đến cùng Chúa, và mọi kẻ chống đối Người sẽ phải hổ thẹn. Toàn thể dòng dõi Israel sẽ được công chính hoá và được hiển vinh.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14

Đáp: Hỡi các tầng trời, hãy đổ sương mai! Hỡi ngàn mây, hãy mưa Đấng Công Chính! (Is 45,8).

Xướng:

1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi ? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng ta. – Đáp.

2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh từ trời nhìn xuống. – Đáp.

3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng ta sẽ sinh bông trái. Đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người. – Đáp.

Tin mừng: Lc 7, 19-23

19Họ đến hỏi Chúa rằng: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?” 20Khi đến gặp Đức Giêsu, hai người ấy nói: “Ông Gioan Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Thầy: “Thầy có thật là “Đấng phải đến” không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?”

21Chính giờ ấy, Đức Giêsu chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy. 22Người trả lời hai người ấy rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin mừng, 23và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Chúa Giêsu truyền giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa không chỉ bằng lời nói suông, nhưng còn bằng chính cuộc sống và hoạt động cụ thể của Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, bản chất của Hội Thánh là truyền giảng Tin mừng. Tất cả mọi Kitô hữu, bất kể già trẻ lớn bé, đều có bổn phận truyền giảng Tin mừng. Nhưng lạy Chúa, một em thiếu nhi, một bà già ít học thì truyền giảng Tin mừng thế nào ? Lời Chúa hôm nay đã trả lời cho con: Chúa đã không truyền giảng bằng lời nói suông, mà còn bằng chính phong cách sống và hoạt động cụ thể. Lạy Chúa, Chúa đã không tốn công lý luận dài dòng để biện minh cho thân thế và sứ mạng của mình. Chúa mời gọi thầy trò Gioan nhìn thẳng vào những việc làm của Chúa mà thẩm định. Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI nhắc nhở con: “Ngày nay người ta không thích nghe các thầy dạy mà chỉ muốn nghe các chứng nhân, và nếu người ta có nghe các thầy dạy vì các thầy dạy ấy trước đó đã là những chứng nhân.”

Lạy Chúa, Tin mừng của Chúa đã được truyền giảng vào quê hương con gần năm thế kỷ nhưng kết quả thật khiêm tốn; vỏn vẹn 6 triệu người Công giáo trong tổng số 80 triệu dân. Con nhìn nhận mỗi người chúng con đều có phần trách nhiệm trước thực tế đáng buồn ấy, vì chúng con chưa sống và hành động theo tinh thần Phúc Âm.

Con xin Chúa giúp con dùng chính cuộc sống mình để giới thiệu Chúa cho anh em. Xin cho con biết sống thánh thiện, góp phần nhỏ bé để xoa dịu những khổ đau của anh em, và sống bác ái phục vụ tha nhân theo gương Chúa. Amen.

Ghi nhớ: “Hãy thuật lại với Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Phân tích

Gioan Tẩy Giả là người dọn đường cho Đấng Messia nhưng đang bị Hêrôđê giam trong ngục tù. Ở trong tù, Gioan nghe biết hoạt động của Đức Giêsu. Một mặt ông nghĩ Ngài chính là Đấng Messia mà ông loan báo là sắp đến. Nhưng mặt khác, ông hơi nghi ngờ, bởi vì theo ông thì Đấng Messia là một quan tòa xét xử, trừng trị kẻ ác, thế mà ông chưa thấy Đức Giêsu xét xử và trừng trị ai cả. Vì thế ông sai môn đệ đến hỏi, xin Đức Giêsu nói rõ Ngài có phải là Đấng Messia phải đến hay không.

Đức Giêsu không trả lời thẳng, mà bảo các môn đệ Gioan về kể lại cho thầy họ những điều họ đã thấy Đức Giêsu làm: cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, và kẻ nghèo được nghe Tin mừng. Đây chính là hình ảnh Messia mà tiên tri Isaia đã mô tả. Nhưng không phải là một Messia thẩm phán, mà là một Messia Tôi Tớ phục vụ.

Đức Giêsu cũng biết rằng hình ảnh Messia Tôi Tớ quá ngược với hình ảnh Messia Thẩm phán mà Gioan vẫn có trong đầu. Cho nên Ngài nhắn thêm với Gioan: “Phúc cho người nào không vấp ngã vì tôi.”

Suy gẫm

1. Chính Gioan Tẩy Giả mà còn nuôi một hình ảnh một Đấng Messia uy quyền xét xử và trừng trị kẻ gian ác, huống chi chúng ta. Chúng ta cũng nuôi một hình ảnh Thiên Chúa uy quyền, một hình ảnh Giáo Hội hiển hách. Vì thế chúng ta thường khoe với người khác về cách tổ chức, về những hoạt động, những thành tích… của đạo. Chúng ta tưởng rằng như thế thì người ta sẽ mến và trọng Thiên Chúa và Giáo Hội của chúng ta.

Nhưng Đức Giêsu thì không muốn thế: Thiên Chúa mà Ngài trình bày là một Thiên Chúa nhân từ, yêu thương, tha thứ; về bản thân thì Ngài muốn cho người ta thấy Ngài là Đấng Cứu Nhân Độ thế. Mà quả thật, những hình ảnh loại này mới có sức cảm hóa và thuyết phục người ta.

Nói cụ thể, thay vì phô trương cho người ta thấy những nét huy hoàng của đạo, thay vì cãi nhau với người ta để tôn cao Giáo Hội, qua cách sống và hành động của chúng ta, hãy cho mọi người thấy rằng chúng ta và Giáo Hội tha thiết muốn làm cho kẻ điếc được nghe, kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người bệnh được khoẻ, kẻ nghèo được ấm no, người khổ được an ủi…

2. Mẹ Têrêxa Calcutta là người cho thế giới thấy rõ nhất hình ảnh Đấng Messia quan tâm cứu giúp những kẻ khốn khổ. Nhưng tiếc thay Mẹ Têrêxa không còn nữa! Mà thế giới thì vẫn luôn cần có những người như Mẹ. Ước gì trong Giáo Hội xuất hiện những Têrêxa Calcutta khác. Ước gì tôi cũng là một Têrêxa Calcutta khác.

3. “Hay là chúng tôi phải đợi một Đấng Messia khác”: nếu Giáo Hội không là một Messia cứu nhân độ thế, thì người ta sẽ đi tìm Đấng cứu nhân độ thế ở chỗ khác. Nếu cộng đoàn của tôi không phải là một nơi cứu nhân độ thế, thì người ta sẽ tìm đến những chỗ khác. Nếu tôi không phải là một người cứu nhân độ thế, thì dù tôi là linh mục, tu sĩ hay Kitô hữu, tôi cũng chẳng có giá trị gì cho người tôi mong đợi, người ta sẽ đi tìm một người khác.

4. Mùa Vọng là thời gian mong chờ Đấng Messia, và Giáo Hội muốn nói cho người thời nay biết rằng họ có thể tìm thấy nơi chính Giáo Hội Đấng Messia mà lòng họ mong chờ. Nhưng liệu Giáo Hội có thuyết phục được họ không ?

5. Trong tác phẩm “Ngày của Đức Kitô chết” của Jim Bishop, có một đoạn mô tả những gì người Do Thái cảm thấy về việc Đấng Cứu Thế đến:

“Việc Đấng Cứu Thế đến là nỗi ám ảnh của cả một quốc gia, là niềm vui ngoài mức tưởng tượng, là hạnh phúc vượt khỏi niềm tin, là niềm an ủi cho những vất vả của con người, là hy vọng của dân đang bị xiềng xích tủi nhục. Đấng Cứu thế luôn là sự hứa hẹn cho buổi sáng ngày mai.”

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Đấng phải đến (Lc 7,19-23)

  1. Đang lúc ngồi trong tù, Gioan Tẩy giả sai môn đệ đến hỏi Đức Giêsu có phải là Đấng Cứu thế không ? Chúa không trả lời mà bảo họ về thuật lại cho Gioan những việc các ông xem thấy Người đang làm: người mù được thấy, kẻ què đi được, kẻ điếc được nghe và người nghèo được nghe giảng Tin mừng.Tức là Chúa trả lời cách gián tiếp: Người là Đấng Cứu Thế, là Đấng Thiên Sai.

Người Do thái chờ đợi một Đấng Cứu Thế quyền phép, để giải phóng họ khỏi ách nô lệ ngoại xâm và làm bá chủ thế giới. Nhưng Chúa Cứu Thế không đến để làm việc đó, Người đến để phục vụ, để chữa lành người bệnh tật, để cứu vớt những kẻ lầm lạc tội lỗi.

  1. Chúng ta cần hiểu rõ lý do tại sao ông Gioan đang bị giam trong ngục lại sai hai môn đệ đến phỏng vấn Đức Giêsu: “Thầy có phải là Đấng phải đến không ?” Chúng ta thấy có hai lý do khiến cho Gioan làm như thế:

– Một đàng ông có ý đánh tan tính ghen tỵ và mối hoài nghi của các môn đệ của ông về thân thế Đức Giêsu, vì họ đang tôn trọng ông hơn Đức Giêsu.

– Đàng khác, Gioan muốn cho môn đệ mình có dịp tiếp xúc trực tiếp với Đức Giêsu, để có dịp nghe giảng giải và chứng kiến những việc Đức Giêsu đang làm mà tin nhận Người là Đấng Cứu Thế đã đến.

  1. Còn một lý do nữa mà ông Gioan sai hai môn đệ đến chất vấn Đức Giêsu: Ở trong tù, Gioan nghe biết những hoạt động của Đức Giêsu: một mặt ông nghĩ Ngài chính là Messia mà ông loan báo là sắp đến. Nhưng mặt khác, ông hơi nghi ngờ, bởi vì theo ông thì Đấng Messia theo như tiên tri Isaia đã phác họa là một quan tòa xét xử, trừng trị kẻ ác, thế mà ông chưa thấy Đức Giêsu xét xử và trừng trị ai cả. Vì thế ông sai môn đệ đến hỏi, xin Đức Giêsu nói rõ Ngài có phải là Đấng Messia phải đến hay không.
  2. Đức Giêsu có thái độ nào trước cuộc phỏng vấn đó ? Ngài không trả lời trực tiếp mà chỉ bảo họ về thuật lại cho Gioan những việc Ngài đang làm: cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, và kẻ nghèo được nghe Tin mừng. Bởi vì thời đó, ai cũng tin khi nào Đấng Cứu Thế đến, thì Người sẽ làm nhiều phép lạ, nay Đức Giêsu muốn cho môn đệ Gioan biết chính Người là Đấng ấy, nên Người đã làm nhiều phép lạ để cho họ mắt thấy tai nghe. Rồi Người bảo họ về đưa tin cho Gioan. Nhắn bảo như vậy, Đức Giêsu muốn nói với Gioan hãy căn cứ vào việc Người làm phép lạ, để giác ngộ cho các môn đệ của ông tin vào Người là Đấng Cứu Thế.
  3. Hình ảnh Đấng Cứu Thế ngày xưa và ngày nay. Ngày xưa khi Chúa Cứu Thế Giáng sinh, các luật sĩ, vua Hêrôđê và cả dân thành Giêrusalem đã không nhận ra Người, vì họ đã quan niệm Đấng Cứu Thế là Đấng uy phong và phải sinh ra ở nơi lầu son gác tía, chứ không phải ở chuồng bò.

Vì Chúa Cứu Thế xuất hiện trong cung cách như thế, nên chúng ta ngày nay phải hết sức tỉnh táo mới khỏi đón hụt mất Chúa Cứu Thế. Bởi vì, vẫn như ngày nào, Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta; không ồn ào giữa hàng ngũ người tuỳ tùng hầu hạ kiểu vua chúa phong kiến ngày xưa, mà Người ẩn mình trong thân phận con người nghèo đói, ốm đau, bệnh tật.

  1. Ngày nay phải rao giảng về một Đấng Cứu Thế như thế nào ?

Chính Gioan Tẩy giả mà còn nuôi một hình ảnh một Đấng Messia uy quyền xét xử và trừng trị kẻ gian ác, huống hồ chúng ta. Vâng, xét cho kỹ thì có lẽ chúng ta cũng thích hình ảnh về một Thiên Chúa uy quyền, một Giáo hội hiển hách hơn là một Thiên Chúa cúi xuống mà phục vụ cũng như một Giáo hội nhiều khi bị lép vế. Chính vì thế mà chúng ta thích khoe với người khác về cách tổ chức, về những hoạt động, những thành tích v.v… của đạo. Chúng ta tưởng rằng: làm như thế thì người ta sẽ mến yêu và kính trọng Thiên Chúa và Giáo hội của chúng ta hơn.

Nhưng Đức Giêsu thì lại không muốn thế: Người muốn Thiên Chúa mà Người trình bày cho mọi người là một Thiên Chúa hiền lành, nhân từ, yêu thương, tha thứ. Người muốn cho người ta thấy Người là Đấng cứu nhân độ thế, giàu lòng thương xót hơn là một Đấng oai hùng hiển hách.

  1. Truyện: Ông có phải là Chúa Giêsu không ?

Một thương gia kia đang dự buổi họp tổng kết. Người nào cũng báo trước với vợ con là sẽ về nhà đúng bữa ăn ban tối. Nhưng cuộc họp kéo dài hơn dự định.

Tan buổi họp, ai nấy hối hả chạy ra xe buýt. Một người xô phải quầy bán táo của một cậu bé, táo rơi tứ tung. Nhưng không ai dừng lại để lượm giúp cậu bé.

Rồi mọi người đều lên được xe buýt, thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ít giây sau, một người trong nhóm cảm thấy bứt rứt về chuyện cậu bé. Ông xuống xe trở lại chỗ cũ. Ông thấy cậu bé đang vất vả tìm từng trái táo để lượm lại. Thì ra cậu bé mù.

Tội nghiệp quá, ông giúp cậu bé lượm lại từng quả táo cho đến hết. Một số quả đã bị dập. Ông móc túi dúi vào tay cậu bé một món tiền, rồi ra đi. Cậu bé bán táo hỏi với theo: “Ông có phải là Chúa Giêsu không ?”

Mùa Vọng nói với ta về việc Đức Giêsu đã đến. Ước gì ta đừng chờ đợi một đấng nào khác Người, cũng đừng khinh thường những giáo huấn của Người, nhưng hãy sống hoán cải, khiêm tốn phục vụ mọi người như chính Chúa vậy.

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Thứ Tư tuần 3 mùa Vọng – Ngài là Đấng phải đến (Lc 7,19-23)

“Thầy có thật là Đấng phải đến không,
hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?”
(Lc 7,19)

BÀI ĐỌC I: Is 45, 6b-8. 18. 21b-26

“Trời cao, hãy đổ sương mai!”

Trích sách Tiên tri Isaia.

Chính Ta là Chúa, và không có Chúa nào khác. Ta đã dựng nên ánh sáng và tối tăm. Ta đã dựng nên hạnh phúc và tai hoạ. Chính Ta là Thiên Chúa đã làm những sự ấy. Trời cao, hãy đổ sương mai! Ngàn mây, hãy mưa Đấng Công Chính! Đất hãy mở ra và trổ sinh Đấng Cứu Độ, và đồng thời sự công chính hãy xuất hiện. Chính Ta là Chúa đã dựng nên loài người. Vì Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên các tầng trời, chính Người đã dựng nên địa cầu, đã tạo ra và làm cho (nó) bền vững. Người không dựng nên địa cầu hoang vu, nhưng đã dựng nên cho người ta ở, chính Người phán: Ta là Chúa và không có Chúa nào khác. Nào Ta chẳng phải là Chúa, và ngoài Ta, còn có Chúa nào khác đâu ? Không có Thiên Chúa công bình và cứu độ nào khác ngoài Ta.

Hỡi các người ở tận cùng trái đất, hãy trở lại cùng Ta và các ngươi sẽ được cứu thoát. Vì Ta là Thiên Chúa và không có Chúa nào khác. Ta lấy tên Ta mà thề; lời công chính phát xuất từ miệng Ta sẽ không trở lại: mọi gối sẽ quỳ xuống trước mặt Ta, và mọi lưỡi sẽ lấy tên Ta mà thề rằng: Nhờ Chúa mà tôi sẽ được công chính và sức mạnh. Người ta sẽ đến cùng Chúa, và mọi kẻ chống đối Người sẽ phải hổ thẹn. Toàn thể dòng dõi Israel sẽ được công chính hoá và được hiển vinh.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14

Đáp: Hỡi các tầng trời, hãy đổ sương mai! Hỡi ngàn mây, hãy mưa Đấng Công Chính! (Is 45,8).

Xướng:

1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi ? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng ta. – Đáp.

2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh từ trời nhìn xuống. – Đáp.

3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng ta sẽ sinh bông trái. Đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người. – Đáp.

Tin mừng: Lc 7, 19-23

19Họ đến hỏi Chúa rằng: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?” 20Khi đến gặp Đức Giêsu, hai người ấy nói: “Ông Gioan Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Thầy: “Thầy có thật là “Đấng phải đến” không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?”

21Chính giờ ấy, Đức Giêsu chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy. 22Người trả lời hai người ấy rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin mừng, 23và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Chúa Giêsu truyền giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa không chỉ bằng lời nói suông, nhưng còn bằng chính cuộc sống và hoạt động cụ thể của Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, bản chất của Hội Thánh là truyền giảng Tin mừng. Tất cả mọi Kitô hữu, bất kể già trẻ lớn bé, đều có bổn phận truyền giảng Tin mừng. Nhưng lạy Chúa, một em thiếu nhi, một bà già ít học thì truyền giảng Tin mừng thế nào ? Lời Chúa hôm nay đã trả lời cho con: Chúa đã không truyền giảng bằng lời nói suông, mà còn bằng chính phong cách sống và hoạt động cụ thể. Lạy Chúa, Chúa đã không tốn công lý luận dài dòng để biện minh cho thân thế và sứ mạng của mình. Chúa mời gọi thầy trò Gioan nhìn thẳng vào những việc làm của Chúa mà thẩm định. Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI nhắc nhở con: “Ngày nay người ta không thích nghe các thầy dạy mà chỉ muốn nghe các chứng nhân, và nếu người ta có nghe các thầy dạy vì các thầy dạy ấy trước đó đã là những chứng nhân.”

Lạy Chúa, Tin mừng của Chúa đã được truyền giảng vào quê hương con gần năm thế kỷ nhưng kết quả thật khiêm tốn; vỏn vẹn 6 triệu người Công giáo trong tổng số 80 triệu dân. Con nhìn nhận mỗi người chúng con đều có phần trách nhiệm trước thực tế đáng buồn ấy, vì chúng con chưa sống và hành động theo tinh thần Phúc Âm.

Con xin Chúa giúp con dùng chính cuộc sống mình để giới thiệu Chúa cho anh em. Xin cho con biết sống thánh thiện, góp phần nhỏ bé để xoa dịu những khổ đau của anh em, và sống bác ái phục vụ tha nhân theo gương Chúa. Amen.

Ghi nhớ: “Hãy thuật lại với Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy”.

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Phân tích

Gioan Tẩy Giả là người dọn đường cho Đấng Messia nhưng đang bị Hêrôđê giam trong ngục tù. Ở trong tù, Gioan nghe biết hoạt động của Đức Giêsu. Một mặt ông nghĩ Ngài chính là Đấng Messia mà ông loan báo là sắp đến. Nhưng mặt khác, ông hơi nghi ngờ, bởi vì theo ông thì Đấng Messia là một quan tòa xét xử, trừng trị kẻ ác, thế mà ông chưa thấy Đức Giêsu xét xử và trừng trị ai cả. Vì thế ông sai môn đệ đến hỏi, xin Đức Giêsu nói rõ Ngài có phải là Đấng Messia phải đến hay không.

Đức Giêsu không trả lời thẳng, mà bảo các môn đệ Gioan về kể lại cho thầy họ những điều họ đã thấy Đức Giêsu làm: cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, và kẻ nghèo được nghe Tin mừng. Đây chính là hình ảnh Messia mà tiên tri Isaia đã mô tả. Nhưng không phải là một Messia thẩm phán, mà là một Messia Tôi Tớ phục vụ.

Đức Giêsu cũng biết rằng hình ảnh Messia Tôi Tớ quá ngược với hình ảnh Messia Thẩm phán mà Gioan vẫn có trong đầu. Cho nên Ngài nhắn thêm với Gioan: “Phúc cho người nào không vấp ngã vì tôi.”

Suy gẫm

1. Chính Gioan Tẩy Giả mà còn nuôi một hình ảnh một Đấng Messia uy quyền xét xử và trừng trị kẻ gian ác, huống chi chúng ta. Chúng ta cũng nuôi một hình ảnh Thiên Chúa uy quyền, một hình ảnh Giáo Hội hiển hách. Vì thế chúng ta thường khoe với người khác về cách tổ chức, về những hoạt động, những thành tích… của đạo. Chúng ta tưởng rằng như thế thì người ta sẽ mến và trọng Thiên Chúa và Giáo Hội của chúng ta.

Nhưng Đức Giêsu thì không muốn thế: Thiên Chúa mà Ngài trình bày là một Thiên Chúa nhân từ, yêu thương, tha thứ; về bản thân thì Ngài muốn cho người ta thấy Ngài là Đấng Cứu Nhân Độ thế. Mà quả thật, những hình ảnh loại này mới có sức cảm hóa và thuyết phục người ta.

Nói cụ thể, thay vì phô trương cho người ta thấy những nét huy hoàng của đạo, thay vì cãi nhau với người ta để tôn cao Giáo Hội, qua cách sống và hành động của chúng ta, hãy cho mọi người thấy rằng chúng ta và Giáo Hội tha thiết muốn làm cho kẻ điếc được nghe, kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người bệnh được khoẻ, kẻ nghèo được ấm no, người khổ được an ủi…

2. Mẹ Têrêxa Calcutta là người cho thế giới thấy rõ nhất hình ảnh Đấng Messia quan tâm cứu giúp những kẻ khốn khổ. Nhưng tiếc thay Mẹ Têrêxa không còn nữa! Mà thế giới thì vẫn luôn cần có những người như Mẹ. Ước gì trong Giáo Hội xuất hiện những Têrêxa Calcutta khác. Ước gì tôi cũng là một Têrêxa Calcutta khác.

3. “Hay là chúng tôi phải đợi một Đấng Messia khác”: nếu Giáo Hội không là một Messia cứu nhân độ thế, thì người ta sẽ đi tìm Đấng cứu nhân độ thế ở chỗ khác. Nếu cộng đoàn của tôi không phải là một nơi cứu nhân độ thế, thì người ta sẽ tìm đến những chỗ khác. Nếu tôi không phải là một người cứu nhân độ thế, thì dù tôi là linh mục, tu sĩ hay Kitô hữu, tôi cũng chẳng có giá trị gì cho người tôi mong đợi, người ta sẽ đi tìm một người khác.

4. Mùa Vọng là thời gian mong chờ Đấng Messia, và Giáo Hội muốn nói cho người thời nay biết rằng họ có thể tìm thấy nơi chính Giáo Hội Đấng Messia mà lòng họ mong chờ. Nhưng liệu Giáo Hội có thuyết phục được họ không ?

5. Trong tác phẩm “Ngày của Đức Kitô chết” của Jim Bishop, có một đoạn mô tả những gì người Do Thái cảm thấy về việc Đấng Cứu Thế đến:

“Việc Đấng Cứu Thế đến là nỗi ám ảnh của cả một quốc gia, là niềm vui ngoài mức tưởng tượng, là hạnh phúc vượt khỏi niềm tin, là niềm an ủi cho những vất vả của con người, là hy vọng của dân đang bị xiềng xích tủi nhục. Đấng Cứu thế luôn là sự hứa hẹn cho buổi sáng ngày mai.”

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Đấng phải đến (Lc 7,19-23)

  1. Đang lúc ngồi trong tù, Gioan Tẩy giả sai môn đệ đến hỏi Đức Giêsu có phải là Đấng Cứu thế không ? Chúa không trả lời mà bảo họ về thuật lại cho Gioan những việc các ông xem thấy Người đang làm: người mù được thấy, kẻ què đi được, kẻ điếc được nghe và người nghèo được nghe giảng Tin mừng.Tức là Chúa trả lời cách gián tiếp: Người là Đấng Cứu Thế, là Đấng Thiên Sai.

Người Do thái chờ đợi một Đấng Cứu Thế quyền phép, để giải phóng họ khỏi ách nô lệ ngoại xâm và làm bá chủ thế giới. Nhưng Chúa Cứu Thế không đến để làm việc đó, Người đến để phục vụ, để chữa lành người bệnh tật, để cứu vớt những kẻ lầm lạc tội lỗi.

  1. Chúng ta cần hiểu rõ lý do tại sao ông Gioan đang bị giam trong ngục lại sai hai môn đệ đến phỏng vấn Đức Giêsu: “Thầy có phải là Đấng phải đến không ?” Chúng ta thấy có hai lý do khiến cho Gioan làm như thế:

– Một đàng ông có ý đánh tan tính ghen tỵ và mối hoài nghi của các môn đệ của ông về thân thế Đức Giêsu, vì họ đang tôn trọng ông hơn Đức Giêsu.

– Đàng khác, Gioan muốn cho môn đệ mình có dịp tiếp xúc trực tiếp với Đức Giêsu, để có dịp nghe giảng giải và chứng kiến những việc Đức Giêsu đang làm mà tin nhận Người là Đấng Cứu Thế đã đến.

  1. Còn một lý do nữa mà ông Gioan sai hai môn đệ đến chất vấn Đức Giêsu: Ở trong tù, Gioan nghe biết những hoạt động của Đức Giêsu: một mặt ông nghĩ Ngài chính là Messia mà ông loan báo là sắp đến. Nhưng mặt khác, ông hơi nghi ngờ, bởi vì theo ông thì Đấng Messia theo như tiên tri Isaia đã phác họa là một quan tòa xét xử, trừng trị kẻ ác, thế mà ông chưa thấy Đức Giêsu xét xử và trừng trị ai cả. Vì thế ông sai môn đệ đến hỏi, xin Đức Giêsu nói rõ Ngài có phải là Đấng Messia phải đến hay không.
  2. Đức Giêsu có thái độ nào trước cuộc phỏng vấn đó ? Ngài không trả lời trực tiếp mà chỉ bảo họ về thuật lại cho Gioan những việc Ngài đang làm: cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, và kẻ nghèo được nghe Tin mừng. Bởi vì thời đó, ai cũng tin khi nào Đấng Cứu Thế đến, thì Người sẽ làm nhiều phép lạ, nay Đức Giêsu muốn cho môn đệ Gioan biết chính Người là Đấng ấy, nên Người đã làm nhiều phép lạ để cho họ mắt thấy tai nghe. Rồi Người bảo họ về đưa tin cho Gioan. Nhắn bảo như vậy, Đức Giêsu muốn nói với Gioan hãy căn cứ vào việc Người làm phép lạ, để giác ngộ cho các môn đệ của ông tin vào Người là Đấng Cứu Thế.
  3. Hình ảnh Đấng Cứu Thế ngày xưa và ngày nay. Ngày xưa khi Chúa Cứu Thế Giáng sinh, các luật sĩ, vua Hêrôđê và cả dân thành Giêrusalem đã không nhận ra Người, vì họ đã quan niệm Đấng Cứu Thế là Đấng uy phong và phải sinh ra ở nơi lầu son gác tía, chứ không phải ở chuồng bò.

Vì Chúa Cứu Thế xuất hiện trong cung cách như thế, nên chúng ta ngày nay phải hết sức tỉnh táo mới khỏi đón hụt mất Chúa Cứu Thế. Bởi vì, vẫn như ngày nào, Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta; không ồn ào giữa hàng ngũ người tuỳ tùng hầu hạ kiểu vua chúa phong kiến ngày xưa, mà Người ẩn mình trong thân phận con người nghèo đói, ốm đau, bệnh tật.

  1. Ngày nay phải rao giảng về một Đấng Cứu Thế như thế nào ?

Chính Gioan Tẩy giả mà còn nuôi một hình ảnh một Đấng Messia uy quyền xét xử và trừng trị kẻ gian ác, huống hồ chúng ta. Vâng, xét cho kỹ thì có lẽ chúng ta cũng thích hình ảnh về một Thiên Chúa uy quyền, một Giáo hội hiển hách hơn là một Thiên Chúa cúi xuống mà phục vụ cũng như một Giáo hội nhiều khi bị lép vế. Chính vì thế mà chúng ta thích khoe với người khác về cách tổ chức, về những hoạt động, những thành tích v.v… của đạo. Chúng ta tưởng rằng: làm như thế thì người ta sẽ mến yêu và kính trọng Thiên Chúa và Giáo hội của chúng ta hơn.

Nhưng Đức Giêsu thì lại không muốn thế: Người muốn Thiên Chúa mà Người trình bày cho mọi người là một Thiên Chúa hiền lành, nhân từ, yêu thương, tha thứ. Người muốn cho người ta thấy Người là Đấng cứu nhân độ thế, giàu lòng thương xót hơn là một Đấng oai hùng hiển hách.

  1. Truyện: Ông có phải là Chúa Giêsu không ?

Một thương gia kia đang dự buổi họp tổng kết. Người nào cũng báo trước với vợ con là sẽ về nhà đúng bữa ăn ban tối. Nhưng cuộc họp kéo dài hơn dự định.

Tan buổi họp, ai nấy hối hả chạy ra xe buýt. Một người xô phải quầy bán táo của một cậu bé, táo rơi tứ tung. Nhưng không ai dừng lại để lượm giúp cậu bé.

Rồi mọi người đều lên được xe buýt, thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ít giây sau, một người trong nhóm cảm thấy bứt rứt về chuyện cậu bé. Ông xuống xe trở lại chỗ cũ. Ông thấy cậu bé đang vất vả tìm từng trái táo để lượm lại. Thì ra cậu bé mù.

Tội nghiệp quá, ông giúp cậu bé lượm lại từng quả táo cho đến hết. Một số quả đã bị dập. Ông móc túi dúi vào tay cậu bé một món tiền, rồi ra đi. Cậu bé bán táo hỏi với theo: “Ông có phải là Chúa Giêsu không ?”

Mùa Vọng nói với ta về việc Đức Giêsu đã đến. Ước gì ta đừng chờ đợi một đấng nào khác Người, cũng đừng khinh thường những giáo huấn của Người, nhưng hãy sống hoán cải, khiêm tốn phục vụ mọi người như chính Chúa vậy.

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT