spot_img

Chúa nhật Chúa Ba Ngôi năm A (Ga 3,16-18)

“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. (Ga 3,16)

BÀI ĐỌC I: Xh 34, 4b-6. 8-9

“Thiên Chúa là Đấng thống trị, từ bi và nhân hậu”.

Trích sách Xuất Hành.

Ngày ấy, từ sáng sớm, Môsê chỗi dậy và lên núi Sinai, như Chúa đã truyền dạy cho ông, ông mang theo hai bia đá. Khi Thiên Chúa ngự trên đám mây, Môsê đứng trước mặt Chúa và kêu cầu danh Chúa.

Chúa đi qua trước mặt ông và hô: “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành”. Môsê vội vã sấp mình xuống đất thờ lạy và thưa rằng: “Lạy Chúa, nếu con có ơn nghĩa trước nhan thánh Chúa, thì xin Chúa hãy đi cùng với chúng con, (vì dân này là dân cứng đầu), xin xoá mọi gian ác và tội lỗi chúng con, xin nhận chúng con làm cơ nghiệp của Chúa”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Đn 3, 52. 53. 54. 55. 56

Đáp: Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời (c. 52b).

  1. Lạy Chúa là Thiên Chúa cha ông chúng con, Chúa đáng chúc tụng, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. Chúc tụng thánh danh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. .
  2. Chúa đáng chúc tụng trong đền thánh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. .
  3. Chúc tụng Chúa ngự trên ngai vương quyền Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. .
  4. Chúc tụng Chúa, Đấng nhìn thấu vực thẳm và ngự trên các Thần Vệ Binh, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. .
  5. Chúc tụng Chúa ngự trên bầu trời, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời.

BÀI ĐỌC II: 2 Cr 13, 11-13

“Ân sủng của Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần”.

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, anh em hãy vui lên, hãy nên trọn lành, hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và hoà thuận với nhau, thì Thiên Chúa, nguồn sự bình an và tình yêu, sẽ ở với anh em. Anh em hãy chào nhau bằng cái hôn thánh thiện. Tất cả các thánh ở đây gởi lời chào anh em. Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. Amen.

Đó là lời Chúa.

Tin mừng: Ga 3, 16-18

16Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Suy niệm: Thiên Chúa là tình yêu. Ba Ngôi Thiên Chúa yêu thương nhau, hiệp nhất trong một Thiên Chúa. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm của tình yêu và đã được Ðức Giêsu mạc khải. Tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi được thể hiện trong chương trình cứu độ:

Chúa Cha ban sáng kiến – Chúa Con thực hiện – và Chúa Thánh thần chuyển thông ơn cứu độ.

Ðón nhận được tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta sẽ sống với tất cả tâm tình người con thảo hiếu. Lòng tin và yêu mến ấy phải thể hiện bằng đời sống cầu nguyện, kết hiệp với Ðức Giêsu và trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ba Ngôi, chúng con tin Chúa toàn năng và đầy tình yêu thương. Khi suy ngắm mầu nhiệm, chúng con càng cảm nghiệm hơn về tình yêu Chúa dành cho loài người chúng con. Xin cho chúng con luôn trung thành tin yêu phụng thờ Chúa. Xin cho gia đình, giáo xứ chúng con cũng biết sống yêu thương hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa. Chính lúc chúng con sống yêu thương là chúng con sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Amen.

Ghi nhớ : “Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.

Suy niệm 1: (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Trong cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn con người vẫn không bao giờ hiểu thấu nổi. Để diễn tả các điều khó hiểu của cuộc sống, cha ông ngày xưa mới đố nhau:

Đố ai biết lúa mấy cây, biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng.

Đố ai quét sạch lá rừng để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.

Nhưng tất cả mọi điều khó hiểu trong cuộc sống con người có lẽ tình yêu là khó hiểu nhất. Vâng, chỉ nguyên định nghĩa tình yêu thôi cũng đủ để hao tổn bao công sức và giấy mực, qua các thời đại mà vẫn không có được một định nghĩa diễn tả trọn vẹn ý nghĩa. Và vì không có được một định nghĩa như vậy nên người ta mới coi tình yêu như là mầu nhiệm vậy.

Nhưng tình yêu ấy có đáng là gì so với các mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa thì mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi mà ngày hôm nay chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội mừng kính là mầu nhiệm cao cả nhất, khó hiểu nhất trong Giáo Hội Công giáo chúng ta. Như sách Giáo lý của Giáo Hội khẳng định: “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu. Bởi vì đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa ‘cho chúng ta.’”

Vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta ở đây đó là phải hiểu và đón nhận mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm quá cao siêu này như thế nào  ?

Khi nói đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, có người chấp nhận một cách thụ động, coi như một sự thật hiển nhiên không cần tìm hiểu thêm, người khác cố gắng dùng những hình ảnh cụ thể để so sánh chân lý cao siêu này hầu dễ được tin nhận hơn như ngọn lửa của que diêm, cả ba đặc tính: sáng, nóng và cháy xuất hiện cùng một lúc và không thể tách rời nhau, hoặc với một tam giác đều có ba cạnh, ba góc bằng nhau. Nhưng tốt hơn hết, chúng ta tuyên xưng: đây là mầu nhiệm đức tin, nghĩa là chúng ta đón nhận trọn vẹn chân lý ấy nhờ tin vào mạc khải của Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Bởi vì nếu không có Thiên Chúa mạc khải, thì chúng ta không biết gì về Ba Ngôi, việc nhập thể của Con Thiên Chúa hay sứ mạng của Chúa Thánh Thần. Như Thánh Gioan tông đồ vào cuối đời mình, khi suy niệm về cuộc đời, cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu mới định nghĩa được “Thiên Chúa là tình yêu”. Thiên Chúa là tình yêu tức là tự chính nơi Thiên Chúa là yêu thương và là nguồn gốc của mọi tình yêu.

Vâng, chính vì tình yêu mà Chúa Cha sinh ra Chúa Con; đã trao cho Chúa Con tất cả, ngay chính bản thân mình, như trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, chính Đức Giêsu khẳng định rõ ràng: “Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy”. Và Chúa Cha yêu Chúa Con đến nỗi luôn ở trong Chúa Con, hiệp thông làm một với Chúa Con. Nên khi tông đồ Philipphê tha thiết muốn được xem thấy Chúa Cha, Đức Giêsu đã trả lời ngay: “Ai thấy Thầy là thấy Cha. Anh không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy sao  ?” Và chính sự kết hợp giữa Chúa Cha và Chúa Con nhiệm xuất ra một tình yêu, tình yêu ấy lại là một ngôi vị, đó là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là luồng tình yêu từ Chúa Cha đến Chúa Con và từ Chúa Con đến Chúa Cha, là sức mạnh tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Vì thế, trong Ba Ngôi luôn có một sự đón nhận, trao hiến và hiệp thông tình yêu vĩnh cửu trong một Thiên Chúa duy nhất.

Quả thực, tình yêu nào cũng muốn bộc lộ, muốn hiệp thông, muốn trao hiến, người yêu nào cũng muốn tỏ tình thì đối với tình yêu Thiên Chúa chúng ta còn mạnh mẽ gấp bội. Qua công trình sáng tạo Thiên Chúa muốn vũ trụ vạn vật và con người hiệp thông với Ngài để đón nhận tình yêu và sự sống. Ngay cả khi con người sa ngã, chối từ lòng thương ấy thì Thiên Chúa “vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” nên “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một cho thế gian”. Người Con Một ấy chính là Đức Giêsu. Qua Đức Giêsu mà chúng ta thấy được bộ mặt của Thiên Chúa, Ngài đã dạy cho chúng ta biết thế nào là yêu thương. Qua kiếp sống làm người, qua cái chết đau thương, Ngài muốn tỏ ra cho nhân loại thấy rằng Ba Ngôi Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta. Đặc biệt qua biến cố Phục sinh của Đức Giêsu chính Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu hiệp thông vừa nối kết Đức Giêsu lại với Chúa Cha, làm cho Đức Giêsu làm một với Chúa Cha vừa nối kết nhân loại với Thiên Chúa và với nhau. Và vì yêu thương cho đến cùng, nên Giáo Hội là Dân Thiên Chúa được sinh ra từ tình yêu của Chúa Cha, được Chúa Con thiết lập, được nuôi dưỡng và hoàn tất nhờ Chúa Thánh Thần để qua sự hiện diện của Giáo Hội như một dấu chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại luôn mãi.

Đối với Giáo Hội, qua bao thời đại vẫn không ngừng thể hiện căn tính của mình cho nhân loại thấy mình vừa là dấu chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, vừa hiệp thông với Thiên Chúa trong tình yêu, đặc biệt qua đời sống phụng vụ, như Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế về Giáo Hội đã trích lại câu mấu chốt của Thánh Cyprianô rằng: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

Mừng lễ Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay, chúng ta nhận thấy nếu Thiên Chúa là tình yêu và con người đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa thì một cách tất yếu phẩm giá của con người đã được xây dựng trên tình yêu. Vì thế, ai chối bỏ tình yêu, gieo rắc hận thù thì người đó đã chối bỏ con người và do đó cũng chối bỏ Thiên Chúa. Trái lại “Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy”.

Hôm nay, Thiên Chúa Ba Ngôi đang dùng tiếng nói của Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy sống hiệp thông trong tình yêu của Ngài hơn nữa. Cụ thể là thành viên trong gia đình mỗi người chúng ta xem đã hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi để đón nhận và thể hiện tình yêu của Ngài như thế nào  ? Rồi, giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con cái và giữa anh chị em với nhau đã thực sự yêu thương nhau góp phần làm cho gia đình mình trở nên dấu chỉ và hình ảnh sống động của sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa tình yêu nơi trần gian hay chưa  ?

Nếu Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta tôn thờ là nguồn mạch tình yêu đã trao ban tình yêu qua chương trình cứu độ và sẵn sàng đón nhận mọi người hiệp thông với Ngài, thì Ngài cũng đang mong chờ thái độ đáp trả của chúng ta, một thái độ biết đón nhận, trao hiến và hiệp thông tình yêu với Ngài và với anh em đồng loại.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu hiệp thông luôn hướng dẫn đời sống mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta, giúp chúng ta biết lắng nghe và thực hành lời của Đức Giêsu để cùng với việc can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa Ba Ngôi như qua việc làm dấu Thánh Giá, cầu nguyện, tham dự Thánh lễ, chúng ta biết sống bác ái yêu thương trong gia đình, khu xóm, cộng đoàn của mình, để xứng đáng là những nghĩa tử của Chúa Cha và luôn được sống hiệp thông trong tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa.

Cầu nguyện:

Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm.

Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.

Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.

Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.

Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới.

Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh.

Lạy Ba Ngôi chí thánh, xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và trong lòng từng con người bé nhỏ. Amen.

Suy niệm 2: (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN YÊU THƯƠNG

A. DẪN NHẬP

Chúng ta có thể tuyên xưng với người Do thái giáo và Hồi giáo rằng: Chúng tôi tin một Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Hoá, Chủ Tể vũ trụ. Nhưng là người Kitô hữu, được Chúa Kitô soi sáng, chúng ta còn tin Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm nền tảng của đức tin chúng ta.

Không ai biết được Thiên Chúa nếu Ngài không mạc khải cho. Trong thời Cựu ước, loài người chỉ được biết có sự hiện hữu của một Thiên Chúa Giavê, Ngài là Đấng hằng hữu, nhưng còn Thiên Chúa Ba Ngôi thì chính Chúa Giêsu mạc khải cho trong thời Tân ước này. Theo mạc khải đó, chúng ta biết được có sự hiện hữu của Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Ngài là nguồn yêu thương và bình an, là gương mẫu tuyệt hảo của sự hiệp nhất. Chúng ta hân hạnh được làm con Chúa Ba Ngôi để dám gọi Ngài là Cha: “Abba, Cha ơi”. Đáp lại vinh dự đó, chúng ta phải yêu mến Ngài hết lòng và tuyên xưng danh Ngài cho đến tận cùng thế giới.

Giáo hội muốn dành riêng một ngày Chúa nhật trong năm Phụng vụ, để đặc biệt tôn kính và tìm hiểu mầu nhiệm lớn lao này. Chúng ta sẽ không bao giờ thấu hiểu được Chúa Ba Ngôi như thánh Augustinô đã làm, nhưng chúng ta biết Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu của sự yêu thương và hiệp nhất. Trong cuộc sống hằng ngày Chúa Ba Ngôi vẫn ngự trị và hành động trong chúng ta, do đó, chúng ta phải tôn kính Ngài, học đòi bắt chước Ngài mà sống yêu thương và phục vụ.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Xh 34, 4-6.8-9

Qua đoạn sách Xuất hành hôm nay, chúng ta biết, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Chính Thiên Chúa đã giải thoát Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, nhưng dân Chúa lại phản bội Ngài, đi thờ con bò vàng thay Chúa. Tuy thế, qua lời cầu xin của ông Maisen, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ và vẫn trung thành thi hành giao ước đối với họ.

Ngay từ thời Cựu ước, Thiên Chúa đã mạc khải cho thấy Ngài là một vì Thiên Chúa của tình yêu. Trong thời Tân ước, việc mạc khải được sáng tỏ hơn với việc Thiên Chúa sai Con Một của Ngài đến cứu độ trần gian là Đức Giêsu Kitô.

+ Bài đọc 2: 2Cr 13,11-13

Thánh Phaolô, dựa vào niềm tin: Thiên Chúa là nguồn tình yêu và bình an, đã mời gọi các tín hữu Côrintô hãy vui lên vì mọi người đã được cứu chuộc và được làm con Chúa để mọi người không còn sợ sệt mà dám gọi Thiên Chúa là Cha: “AbbaCha ơi”.

Vì trong cộng đoàn Côrintô có sự lộn xộn bất hoà với nhau, nên thánh Phaolô đã viết thư cảnh cáo và khuyên bảo họ hãy sống đoàn kết thương yêu nhau; đồng thời cũng cầu chúc họ được tràn đầy ân sủng của Chúa Ba Ngôi.

+ Bài

Tin mừng: Ga 3,16-18

Bài Tin mừng hôm nay nhắc lại tư tưởng đã được đề cập trong bài Cựu ước ở trên: Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng giàu lòng thương xót. Tình yêu Thiên Chúa được diễn tả cách cụ thể trong Tân ước: Thiên Chúa tỏ ra là Thiên Chúa yêu thương đã ban Người Con duy nhất cho trần gian, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Điều đó buộc mọi người phải tin vào Con Thiên Chúa, ai không tin thì sẽ bị lên án.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: Ba Ngôi yêu thương và hiệp nhất

I. MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI

Đã là mầu nhiệm thì không thể hiểu thấu được, nhất là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm lớn trong Đạo. Câu chuyện của thánh Augustinô sẽ soi sáng thêm cho chúng ta về vấn đề này: Sau một đời ăn chơi trụy lạc và chạy theo tà thuyết, Augustinô đã tìm về với Kitô giáo. Ngài được xem là điển hình của một sự khao khát và tìm kiếm không ngừng. Điều đó được thể hiện qua một giai thoại như sau:

Augustinô thuộc khuynh hướng của những người cho rằng với kiến thức và nỗ lực tìm kiếm, con người có thể múc cạn chân lý về Thiên Chúa. Một hôm, đi dọc theo bờ biển, đầu óc miên man nghĩ đến những bí ẩn về Thiên Chúa, tình cờ Ngài gặp một cậu bé đang ngồi chơi trên cát. Nó dùng một mảnh sò để đào một lỗ nhỏ trên cát, rồi dùng vỏ sò ấy múc nước biển đổ vào.

Nhưng dã tràng xe cát biển đông, nó cứ đổ nước vào cái lỗ mà vẫn không bao giờ đầy. Ngạc nhiên về cử chỉ của đứa bé, thánh nhân nấn ná gợi chuyện. Ngài hỏi nó đang làm gì, đứa bé trả lời không chút do dự:

– Thưa ông, cháu đang dùng vỏ sò này để tát cho cạn nước bể đại dương.

Thánh nhân lắc đầu bảo nó:

– Cháu không thể làm được chuyện đó đâu.

Đứa bé ngước lên và mỉm cười nói:

– Múc cạn nước đại dương để đổ đầy cái lỗ này còn dễ hơn múc cạn mầu nhiệm về Thiên Chúa.

Thánh Augustinô chợt hiểu được một chân lý: Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được (D. Wahrheit, Tìm về cõi phúc, tr 68).

* Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại. Khi học giáo lý, ta đã học thuộc lòng về các mầu nhiệm, trong đó có 3 mầu nhiệm lớn nhất trong đạo:

. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.

. Mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể.

. Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.

* Ta không thể biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà hoàn toàn do Chúa Giêsu mạc khải cho trước khi Ngài về trời, khi Ngài phán: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Vậy anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,18-19).

 * Đây quả là một mầu nhiệm thẳm sâu, chúng ta không thể nào diễn tả được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng trong vũ trụ thiên nhiên chúng ta có thể lấy được nhiều hình ảnh cụ thể dùng lối loại suy để hiểu về Chúa Ba Ngôi:

Khi thuyết giảng tại công viên Hyde Park, Frank Sheed đã dùng mưa rơi để cố gắng giúp người ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi. Ông thường nói: “Nước đang rơi đây thực là nước nhưng nó có thể hiện hữu dưới ba dạng: thể hơi, thể rắn và thể lỏng – nghĩa là dạng hơi nước, dạng băng và dạng nước mưa đang rơi đây”.

Dĩ nhiên tất cả mọi cách loại suy đều không thể nói lên tất cả thực tại, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được chủ ý của Frank muốn nói là không phải có ba loại nước, mà chỉ có một loại nước, nhưng nó hiện hữu trong ba dạng khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ về Thiên Chúa một cách tương tự như thế.

Một phương pháp khác giúp ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi là ví dụ mà thánh Ignatiô Loyola thường dùng. Có lần trong lúc cầu nguyện, Ngài bỗng nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.

Và cuối cùng, chúng ta cũng thấy thánh Patrick thường dùng ba lá của loại xa trục thảo (3 lá ghép thành một) để diễn tả ý niệm Ba Ngôi.

Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng tất cả những điều nói trên vào hành động cụ thể? Chúng ta có thể làm gì để Ba Ngôi sống động hơn trong cuộc sống riêng tư của chúng ta? Có phương pháp mà một số người cho là hữu ích đó là cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Họ dùng ba phút để hồi tâm về một ngày vừa chấm dứt… (M. Link. Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 179-180).

II. BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHÚA BA NGÔI

Nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thì không bao giờ cùng. Các nhà thần học có nghiên cứu, có tìm hiểu đến đâu, có tranh luận đến khô bọt mép đi nữa thì cuối cùng cũng chỉ đi đến một kết luận chung: “TÔI TIN”, vì đây là một mầu nhiệm cao cả trong đạo mà! Ngay trong thế giới tâm linh của con người cũng còn có biết bao điều bí ẩn lớn lao mà không khám phá ra như người ta vẫn nói:

Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người (Ca dao)

Có ai dám tự phụ cho rằng mình hoàn toàn hiểu được chính mình không? Khi hai người khác phái được kết hợp với nhau trong hôn nhân, tình vợ chồng dù có thâm sâu đến đâu, cũng không bao giờ con người có thể hiểu được tường tận người phối ngẫu của mình. Mãi mãi cho đến bên kia cõi chết, mỗi người vẫn là một mầu nhiệm đối với nhau.

Nếu những bí ẩn của đời sống con người còn chưa hiểu hết được, làm sao ta có thể hiểu tường tận mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi? Ta chỉ có thể rút ra được vài bài học từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi để áp dụng vào cuộc sống của ta.

1. Bài học về yêu thương

  Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định: “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Thánh Grêgôriô Cả nói: “Để giữ vững cương vị thì tình thương phải lan tràn sang người khác”. Nói khác đi, tình thương phải bắt nguồn nơi mình và phải kết thúc nơi người khác, chẳng vậy nó chỉ còn là ích kỷ chứ không còn là tình thương nữa.

Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu bằng câu: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà còn được sống đời đời” (Ga 3,16). Yếu tính của tình thương là CHO ĐI và KẾT HỢP. Yêu tức là CHO tất cả. Thiên Chúa yêu thương loài người và đã cho loài người tất cả: trời đất, núi non, sông biển cùng với muôn vàn tạo vật. Thiên Chúa còn cho loài người sự sống – một thứ chỉ có Người mới cho được. Thiên Chúa cho loài người một linh hồn – một thứ làm cho loài người nên giống Thiên Chúa (Rm 8,17).

Thiên Chúa đã ban cho loài người tất cả rồi. Còn một điều cao quý nhất mà Thiên Chúa cũng ban, đó là ban chính Con Một Người: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người cho thế gian”.

Chúng ta biết do đức tin: Thiên Chúa là Đấng duy nhất nghĩa là chỉ có một bản thể, trong bản thể ấy lại có Ba Ngôi – Ba Ngôi đúc lại thành một Thiên Chúa duy nhất. Thiên Chúa yêu thương thế gian… cho nên đã phó Con Một Người cho thế gian, nghĩa là đã ban trót mình cho thế gian. Không những ban Chúa Con là Ngôi Thứ Hai mà là ban chính mình, trong đó gồm cả bản tính Thiên Chúa ở trong Ba Ngôi, cho nên ban Con Một Người tức là đã ban tất cả Thiên Chúa – tất cả mình – và chính mình cho thế gian. Và như vậy là Thiên Chúa đã THƯƠNG thế gian, và đã giữ đúng nghĩa chữ THƯƠNG là cho TẤT CẢ (Lm. Nguyễn Duy Tôn, Lời Chúa, năm A, t II, tr 9).

Truyện: Tình yêu hiến thân

  Ngày 20.06.1980, chị Brown, một người mẹ trẻ vừa từ trần vì chứng bệnh ung thư khi mới 25 tuổi. Các bác sĩ đề nghị chữa trị bằng quang tuyến, nhưng vì chị muốn cho bào thai đang mang trong bụng không bị nhiễm chất phóng xạ, nên chị từ chối, thà chết còn hơn để cho bác sĩ chữa trị ung thư bằng quang tuyến.

Cuối cùng, chỉ 5 giờ trước khi chết, chị đã sinh được một cháu trai mạnh khoẻ, kháu khỉnh. Bản tin của hãng AP nói rằng: “Vào mấy ngày cuối cùng của cuộc đời, chị Brown biết mình bị tử thần đánh bại, nhưng chị vẫn tin tưởng thế nào chị cũng thành công và sinh được một đứa con không bị nhiễm phóng xạ”.

Bác sĩ Ronald Lapin gọi cái chết của chị Brown là “Cái chết của tình mẫu tử, dám hy sinh mạng sống cho đứa con chưa một lần thấy mặt”.

2. Bài học về hiệp nhất

Theo Tân ước, chúng ta thấy có một trường hợp hy hữu mà Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiện diện và cùng hoạt động. Đó là khi Chúa Giêsu xin ông Gioan làm phép rửa cho mình: lúc Ngài ở dưới sông lên thì trời tự nhiên mở ra, và từ trên không trung có tiếng phán ra rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu”. Cùng một trật đó, thấy hiện đến và đỗ trên đầu Chúa Con một chim bồ câu. Đó là lần thứ nhất từ khi có lịch sử loài người, Ba Ngôi hiện diện và hành động trong một lúc: Trước hết là Ngôi Con chịu phép rửa, rồi Ngôi Cha từ trời phán ra, và sau hết Ngôi Thánh Thần dưới hình chim bồ câu hiện đến.

Về niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, Hội thánh đã tóm tắt lại trong kinh Tin kính của thánh Athanasiô đại khái như sau: Có một Đức Chúa Trời mà Người có Ba Ngôi: Ngôi nhất khác, Ngôi hai khác, Ngôi ba khác… Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời, nhưng là một Đức Chúa Trời, chứ không phải là ba Đức Chúa Trời… Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời; Đức Chúa Con phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời; Đức Chúa Thánh Thần phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời… Không có Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém, Ba Ngôi đều bằng nhau, như nhau về tất cả mọi phương diện… Đức Chúa Cha không bởi ai sinh ra, Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha sinh ra. Đức Chúa Thánh Thần bởi Ngôi Cha và Ngôi Con mà ra.

Đó là tất cả những điều về Chúa Ba Ngôi do Chúa Giêsu dạy, các Tông đồ trối lại và các thánh Giáo phụ để lại cho chúng ta.

Trong các câu mở đầu của kinh cầu, Hội thánh luôn xưng hô và ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa mà trong Kinh cầu chữ (bằng chữ Hán của ông Cử Thiện ở Bùi Chu) được giáo dân đọc trong các ngày giỗ, được dịch là: “Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả”: Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời, thương xót chúng con. Câu dịch rất vắn gọn và đúng ý nghĩa: Ba Ngôi vị chỉ có một bản tính Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật…

Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi cùng hoạt động trong Hội thánh và nơi từng người nói lên sự hiệp nhất bền chặt giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là một mô hình tuyệt vời về sự hiệp nhất mà Chúa ban cho ta để ta cũng phải củng cố sự hiệp nhất trong Hội thánh và trong cộng đoàn chúng ta. Sự hiệp nhất sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích trong đời sống tự nhiên và siêu nhiên.

Truyện: Bài học từ loài ngỗng

Vào mùa thu, khi bạn thấy bầy ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.

Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.

Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đàng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.

Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam (Lấy từ Internet theo Thùy Trang forward).

3. Một vài thực hành

 * Kinh Sáng danh: Khi đọc kinh Nhật tụng, mỗi khi đọc kinh Sáng danh, ta hãy tỏ lòng cung kính, cúi đầu, để ca tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi trong đời sống ta. Mỗi chục kinh Mân côi, chúng ta cũng đọc một kinh Sáng danh và còn nhiều dịp khác chúng ta có thể đọc được kinh đó.

* Dấu Thánh giá: một trong những kinh nguyện mà người công giáo chúng ta học, là dấu Thánh giá, thật đơn sơ và tốt đẹp. Chúng ta đưa bàn tay phải lên trán, lên ngực, vai trái và vai phải khi chúng ta cầu nguyện: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Hành động thánh đó nhắc nhở chúng ta rằng: có Chúa Ba Ngôi trong một Thiên Chúa, và Ngôi Hai đã chết trên thập giá vì tất cả chúng ta.

Lạy Cha! Thiên Chúa của con, bây giờ con mới hiểu sâu sắc câu nói của Đức Giêsu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho họ”. Thì ra sự công bằng vô bờ bến của Cha không cho phép Cha làm một cái gì đơn giản hơn để cứu chuộc nhân loại. Và bây giờ con mới hiểu được tình Cha yêu thương nhân loại, trong đó có con, như thế nào! Xin cho con biết sống xứng đáng với tình yêu ấy! Cho con biết đáp lại tình yêu vô bờ bến ấy bằng trọn tình yêu của con. Đồng thời cũng cho chúng con được biết thể hiện tình yêu ấy trong cuộc sống hằng ngày bằng cách yêu thương, phục vụ mọi người và hiệp nhất với nhau để xây dựng Hội thánh.

Truyện: Tình yêu của Thiên Chúa

Một bà kia không biết đến sự yêu thương của đồng loại. Bà là một người không tôn giáo, nghèo khổ bị bỏ quên, bị ngược đãi, bị đối xử bất công lâu ngày đến nỗi bà thù ghét tất cả mọi người mà mọi người dường như nghịch cùng bà. Một lần kia, cha sở đến gặp bà để nói về tình yêu thương của Thiên Chúa, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà bảo:

– Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối với tôi, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả.

Cha sở về lại nhà xứ mà lòng vẫn canh cánh ray rứt về câu chuyện với người phụ nữ nọ. Ngài cầu nguyện liền mấy ngày rồi chợt nảy ra một ý, ngài cho mời nhóm bạn trẻ tông đồ trong xứ lại và kể cho các bạn ấy nghe đầu đuôi sự thể. Rồi ngài đề nghị mọi người hãy giúp cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người trong nhóm sẽ lần lượt từng người đến thăm bà, chân thành tỏ cho bà biết trên đời này vẫn có người yêu thương, thăm viếng, an ủi và giúp đỡ bà.

Mấy tháng trôi qua, một ngày kia, khi cha sở lại thăm bà, bà xúc động đến rướm nước mắt:

– Thưa cha, bây giờ thì tôi đã hiểu, đã biết yêu thương là gì rồi, và bây giờ tôi đã có thể xin cha cho tôi được đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.

Suy niệm 3: (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Nhà điêu khắc Donattello, một hôm từ chối không sử dụng khối đá cẩm thạch cho việc điêu khắc vì nó rạn nứt. Người ta mang khối đá này cho điêu khắc gia nổi tiếng Michel-Ange.

Xem xét khối đá, Michel-Ange cũng thấy những vết rạn nứt đó. Nhưng ông lại coi đó là một thách thức cho tay nghề của mình. Ông nhận khối đá và ra công đẽo gọt. Nhờ đó mà thế giới mới có được bức tượng vua Đavít, một công trình nghệ thuật sáng giá nhất từ trước tới nay.

Suy niệm

Người thuế vụ trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu luôn bị anh em đồng bào mình khinh miệt do các anh ăn chặn của dân, hơn nữa thuế vụ trong xã hội Do Thái là tay sai cho đế quốc Rôma để bóc lột dân mình. Họ là hình ảnh của những gì là xấu xa nhất, tội lỗi nhất, đáng khinh miệt nhất mà dân chúng coi đồng hạng với các kẻ cắp và các phụ nữ ngoại tình. Hơn nữa, những người pharisiêu cho rằng: Một người Do Thái ngoan đạo, không được giao du với những người bị coi là tội lỗi. Vì thế chúng ta hiểu thêm tại sao người biệt phái cầu nguyện tách biệt và khinh chê người thu thuế, còn người thuế vụ thì không dám đến gần bàn thờ nơi Thiên Chúa ngự, vì sự bất xứng của mình, anh ta ở dưới cúi đầu, đấm ngực ăn năn (x. Lc 18,9-14).

Đã không nên ở gần, lại càng không bao giờ ăn uống cùng bàn với họ để khỏi bị lây nhiễm hoặc bị ô uế. Hôm nay, Chúa Giêsu lại gọi người thu thuế Matthêu theo Ngài để trở thành môn đệ, một hành động khiến người Do Thái không thể hiểu được. Thật lạ, một người xấu xa, dơ bẩn đó được đặt làm môn đệ, rồi chính Đức Giêsu lại đồng bàn với những kẻ thu thuế như là những người đồng hội, đồng thuyền với kẻ tội lỗi…: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế”. Theo phong tục Do Thái, khi cùng ăn uống với ai, đó là dấu hiệu một sự hiệp thông, một sự chia sẻ tư tưởng, tình cảm và là một cử chỉ thân thiết và quan tâm của mình đối với người đó. Mời ai ăn cơm, là một vinh dự, tỏ ra muốn hòa bình, thân thiện tin tưởng và tha thứ (2V 25,27-29). Cùng đồng bàn với người thu thuế, Đức Giêsu đã hòa mình với tội nhân để gắn bó sẻ chia…

Ngài đã trở nên như tội nhân để đưa tội nhân vào sự cứu chuộc. Vâng, chính Ngài đã chết treo trên thập giá với thân phận của một tội nhân, đồng hạng với tội nhân để cứu chuộc tội nhân. Sứ mạng của Ngài là để cứu độ tất cả, chữa những người bất hạnh trong đó có cả những tội nhân. Tội nhân biết nhìn nhận tình trạng thiếu thốn, tình trạng tội lỗi, để Đức Kitô – vị thầy thuốc đến cứu chữa (x. Mt 9,12-13) như Ngài tuyên bố: “Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19, 10). Chúng ta nhớ lại sắc màu tái tím cõi lòng của người thu thuế tại đền thờ, đã được Thiên Chúa cứu chữa và ông trở nên người công chính (x. Lc 18,9-14).

Chúng ta với thời gian bao nhiêu vết thương lòng, bao nhiêu khiếm khuyết bất toàn, bao nhiêu những yếu đuối tội lỗi, hãy chỉ cho Đức Kitô, để Ngài, vị thầy thuốc băng bó, chữa lành và làm cho công chính, lúc đó chúng ta cảm nghiệm được tại sao thánh Phaolô chia sẻ: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10). Nếu không có Ngài, vị thầy thuốc đến từ Thiên Chúa, chúng ta sẽ chết trong bệnh tật là tội lỗi, trong vết thương yếu đuối và khiếm khuyết của chính chúng ta như người pharisiêu tự phụ tự cho mình là công chính không cần ân sủng nên vẫn sống trong sự tội lỗi (x. Ga 9,41).

Xin cho con học được nơi Chúa cái nhìn cảm thông, nâng đỡ đối với người anh em… Và xin cho nơi chính con biết nhìn nhận sự thật về mình, xin Đức Kitô đến cứu chữa…

Ý lực sống

“Ta không đến để kêu gọi người công chính đến để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13).

BÀI LIÊN QUAN

spot_img

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2023

"Cầu cho người khuyết tật"

 Xin cho những người khuyết tật được xã hội quan tâm cách đặc biệt, và các tổ chức giáo dục cung cấp những chương trình hòa nhập, để tăng cường sự tham gia tích cực của họ.

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT

Chúa nhật Chúa Ba Ngôi năm A (Ga 3,16-18)

“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. (Ga 3,16)

BÀI ĐỌC I: Xh 34, 4b-6. 8-9

“Thiên Chúa là Đấng thống trị, từ bi và nhân hậu”.

Trích sách Xuất Hành.

Ngày ấy, từ sáng sớm, Môsê chỗi dậy và lên núi Sinai, như Chúa đã truyền dạy cho ông, ông mang theo hai bia đá. Khi Thiên Chúa ngự trên đám mây, Môsê đứng trước mặt Chúa và kêu cầu danh Chúa.

Chúa đi qua trước mặt ông và hô: “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành”. Môsê vội vã sấp mình xuống đất thờ lạy và thưa rằng: “Lạy Chúa, nếu con có ơn nghĩa trước nhan thánh Chúa, thì xin Chúa hãy đi cùng với chúng con, (vì dân này là dân cứng đầu), xin xoá mọi gian ác và tội lỗi chúng con, xin nhận chúng con làm cơ nghiệp của Chúa”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Đn 3, 52. 53. 54. 55. 56

Đáp: Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời (c. 52b).

  1. Lạy Chúa là Thiên Chúa cha ông chúng con, Chúa đáng chúc tụng, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. Chúc tụng thánh danh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. .
  2. Chúa đáng chúc tụng trong đền thánh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. .
  3. Chúc tụng Chúa ngự trên ngai vương quyền Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. .
  4. Chúc tụng Chúa, Đấng nhìn thấu vực thẳm và ngự trên các Thần Vệ Binh, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. .
  5. Chúc tụng Chúa ngự trên bầu trời, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời.

BÀI ĐỌC II: 2 Cr 13, 11-13

“Ân sủng của Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần”.

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, anh em hãy vui lên, hãy nên trọn lành, hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và hoà thuận với nhau, thì Thiên Chúa, nguồn sự bình an và tình yêu, sẽ ở với anh em. Anh em hãy chào nhau bằng cái hôn thánh thiện. Tất cả các thánh ở đây gởi lời chào anh em. Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. Amen.

Đó là lời Chúa.

Tin mừng: Ga 3, 16-18

16Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.

Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Suy niệm: Thiên Chúa là tình yêu. Ba Ngôi Thiên Chúa yêu thương nhau, hiệp nhất trong một Thiên Chúa. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm của tình yêu và đã được Ðức Giêsu mạc khải. Tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi được thể hiện trong chương trình cứu độ:

Chúa Cha ban sáng kiến – Chúa Con thực hiện – và Chúa Thánh thần chuyển thông ơn cứu độ.

Ðón nhận được tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta sẽ sống với tất cả tâm tình người con thảo hiếu. Lòng tin và yêu mến ấy phải thể hiện bằng đời sống cầu nguyện, kết hiệp với Ðức Giêsu và trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ba Ngôi, chúng con tin Chúa toàn năng và đầy tình yêu thương. Khi suy ngắm mầu nhiệm, chúng con càng cảm nghiệm hơn về tình yêu Chúa dành cho loài người chúng con. Xin cho chúng con luôn trung thành tin yêu phụng thờ Chúa. Xin cho gia đình, giáo xứ chúng con cũng biết sống yêu thương hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa. Chính lúc chúng con sống yêu thương là chúng con sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Amen.

Ghi nhớ : “Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.

Suy niệm 1: (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Trong cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn con người vẫn không bao giờ hiểu thấu nổi. Để diễn tả các điều khó hiểu của cuộc sống, cha ông ngày xưa mới đố nhau:

Đố ai biết lúa mấy cây, biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng.

Đố ai quét sạch lá rừng để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.

Nhưng tất cả mọi điều khó hiểu trong cuộc sống con người có lẽ tình yêu là khó hiểu nhất. Vâng, chỉ nguyên định nghĩa tình yêu thôi cũng đủ để hao tổn bao công sức và giấy mực, qua các thời đại mà vẫn không có được một định nghĩa diễn tả trọn vẹn ý nghĩa. Và vì không có được một định nghĩa như vậy nên người ta mới coi tình yêu như là mầu nhiệm vậy.

Nhưng tình yêu ấy có đáng là gì so với các mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa thì mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi mà ngày hôm nay chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội mừng kính là mầu nhiệm cao cả nhất, khó hiểu nhất trong Giáo Hội Công giáo chúng ta. Như sách Giáo lý của Giáo Hội khẳng định: “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu. Bởi vì đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa ‘cho chúng ta.’”

Vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta ở đây đó là phải hiểu và đón nhận mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm quá cao siêu này như thế nào  ?

Khi nói đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, có người chấp nhận một cách thụ động, coi như một sự thật hiển nhiên không cần tìm hiểu thêm, người khác cố gắng dùng những hình ảnh cụ thể để so sánh chân lý cao siêu này hầu dễ được tin nhận hơn như ngọn lửa của que diêm, cả ba đặc tính: sáng, nóng và cháy xuất hiện cùng một lúc và không thể tách rời nhau, hoặc với một tam giác đều có ba cạnh, ba góc bằng nhau. Nhưng tốt hơn hết, chúng ta tuyên xưng: đây là mầu nhiệm đức tin, nghĩa là chúng ta đón nhận trọn vẹn chân lý ấy nhờ tin vào mạc khải của Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Bởi vì nếu không có Thiên Chúa mạc khải, thì chúng ta không biết gì về Ba Ngôi, việc nhập thể của Con Thiên Chúa hay sứ mạng của Chúa Thánh Thần. Như Thánh Gioan tông đồ vào cuối đời mình, khi suy niệm về cuộc đời, cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu mới định nghĩa được “Thiên Chúa là tình yêu”. Thiên Chúa là tình yêu tức là tự chính nơi Thiên Chúa là yêu thương và là nguồn gốc của mọi tình yêu.

Vâng, chính vì tình yêu mà Chúa Cha sinh ra Chúa Con; đã trao cho Chúa Con tất cả, ngay chính bản thân mình, như trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, chính Đức Giêsu khẳng định rõ ràng: “Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy”. Và Chúa Cha yêu Chúa Con đến nỗi luôn ở trong Chúa Con, hiệp thông làm một với Chúa Con. Nên khi tông đồ Philipphê tha thiết muốn được xem thấy Chúa Cha, Đức Giêsu đã trả lời ngay: “Ai thấy Thầy là thấy Cha. Anh không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy sao  ?” Và chính sự kết hợp giữa Chúa Cha và Chúa Con nhiệm xuất ra một tình yêu, tình yêu ấy lại là một ngôi vị, đó là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là luồng tình yêu từ Chúa Cha đến Chúa Con và từ Chúa Con đến Chúa Cha, là sức mạnh tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Vì thế, trong Ba Ngôi luôn có một sự đón nhận, trao hiến và hiệp thông tình yêu vĩnh cửu trong một Thiên Chúa duy nhất.

Quả thực, tình yêu nào cũng muốn bộc lộ, muốn hiệp thông, muốn trao hiến, người yêu nào cũng muốn tỏ tình thì đối với tình yêu Thiên Chúa chúng ta còn mạnh mẽ gấp bội. Qua công trình sáng tạo Thiên Chúa muốn vũ trụ vạn vật và con người hiệp thông với Ngài để đón nhận tình yêu và sự sống. Ngay cả khi con người sa ngã, chối từ lòng thương ấy thì Thiên Chúa “vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” nên “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một cho thế gian”. Người Con Một ấy chính là Đức Giêsu. Qua Đức Giêsu mà chúng ta thấy được bộ mặt của Thiên Chúa, Ngài đã dạy cho chúng ta biết thế nào là yêu thương. Qua kiếp sống làm người, qua cái chết đau thương, Ngài muốn tỏ ra cho nhân loại thấy rằng Ba Ngôi Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta. Đặc biệt qua biến cố Phục sinh của Đức Giêsu chính Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu hiệp thông vừa nối kết Đức Giêsu lại với Chúa Cha, làm cho Đức Giêsu làm một với Chúa Cha vừa nối kết nhân loại với Thiên Chúa và với nhau. Và vì yêu thương cho đến cùng, nên Giáo Hội là Dân Thiên Chúa được sinh ra từ tình yêu của Chúa Cha, được Chúa Con thiết lập, được nuôi dưỡng và hoàn tất nhờ Chúa Thánh Thần để qua sự hiện diện của Giáo Hội như một dấu chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại luôn mãi.

Đối với Giáo Hội, qua bao thời đại vẫn không ngừng thể hiện căn tính của mình cho nhân loại thấy mình vừa là dấu chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, vừa hiệp thông với Thiên Chúa trong tình yêu, đặc biệt qua đời sống phụng vụ, như Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế về Giáo Hội đã trích lại câu mấu chốt của Thánh Cyprianô rằng: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

Mừng lễ Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay, chúng ta nhận thấy nếu Thiên Chúa là tình yêu và con người đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa thì một cách tất yếu phẩm giá của con người đã được xây dựng trên tình yêu. Vì thế, ai chối bỏ tình yêu, gieo rắc hận thù thì người đó đã chối bỏ con người và do đó cũng chối bỏ Thiên Chúa. Trái lại “Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy”.

Hôm nay, Thiên Chúa Ba Ngôi đang dùng tiếng nói của Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy sống hiệp thông trong tình yêu của Ngài hơn nữa. Cụ thể là thành viên trong gia đình mỗi người chúng ta xem đã hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi để đón nhận và thể hiện tình yêu của Ngài như thế nào  ? Rồi, giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con cái và giữa anh chị em với nhau đã thực sự yêu thương nhau góp phần làm cho gia đình mình trở nên dấu chỉ và hình ảnh sống động của sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa tình yêu nơi trần gian hay chưa  ?

Nếu Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta tôn thờ là nguồn mạch tình yêu đã trao ban tình yêu qua chương trình cứu độ và sẵn sàng đón nhận mọi người hiệp thông với Ngài, thì Ngài cũng đang mong chờ thái độ đáp trả của chúng ta, một thái độ biết đón nhận, trao hiến và hiệp thông tình yêu với Ngài và với anh em đồng loại.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu hiệp thông luôn hướng dẫn đời sống mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta, giúp chúng ta biết lắng nghe và thực hành lời của Đức Giêsu để cùng với việc can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa Ba Ngôi như qua việc làm dấu Thánh Giá, cầu nguyện, tham dự Thánh lễ, chúng ta biết sống bác ái yêu thương trong gia đình, khu xóm, cộng đoàn của mình, để xứng đáng là những nghĩa tử của Chúa Cha và luôn được sống hiệp thông trong tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa.

Cầu nguyện:

Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm.

Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.

Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.

Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.

Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới.

Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh.

Lạy Ba Ngôi chí thánh, xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và trong lòng từng con người bé nhỏ. Amen.

Suy niệm 2: (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN YÊU THƯƠNG

A. DẪN NHẬP

Chúng ta có thể tuyên xưng với người Do thái giáo và Hồi giáo rằng: Chúng tôi tin một Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Hoá, Chủ Tể vũ trụ. Nhưng là người Kitô hữu, được Chúa Kitô soi sáng, chúng ta còn tin Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm nền tảng của đức tin chúng ta.

Không ai biết được Thiên Chúa nếu Ngài không mạc khải cho. Trong thời Cựu ước, loài người chỉ được biết có sự hiện hữu của một Thiên Chúa Giavê, Ngài là Đấng hằng hữu, nhưng còn Thiên Chúa Ba Ngôi thì chính Chúa Giêsu mạc khải cho trong thời Tân ước này. Theo mạc khải đó, chúng ta biết được có sự hiện hữu của Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Ngài là nguồn yêu thương và bình an, là gương mẫu tuyệt hảo của sự hiệp nhất. Chúng ta hân hạnh được làm con Chúa Ba Ngôi để dám gọi Ngài là Cha: “Abba, Cha ơi”. Đáp lại vinh dự đó, chúng ta phải yêu mến Ngài hết lòng và tuyên xưng danh Ngài cho đến tận cùng thế giới.

Giáo hội muốn dành riêng một ngày Chúa nhật trong năm Phụng vụ, để đặc biệt tôn kính và tìm hiểu mầu nhiệm lớn lao này. Chúng ta sẽ không bao giờ thấu hiểu được Chúa Ba Ngôi như thánh Augustinô đã làm, nhưng chúng ta biết Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu của sự yêu thương và hiệp nhất. Trong cuộc sống hằng ngày Chúa Ba Ngôi vẫn ngự trị và hành động trong chúng ta, do đó, chúng ta phải tôn kính Ngài, học đòi bắt chước Ngài mà sống yêu thương và phục vụ.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Xh 34, 4-6.8-9

Qua đoạn sách Xuất hành hôm nay, chúng ta biết, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Chính Thiên Chúa đã giải thoát Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, nhưng dân Chúa lại phản bội Ngài, đi thờ con bò vàng thay Chúa. Tuy thế, qua lời cầu xin của ông Maisen, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ và vẫn trung thành thi hành giao ước đối với họ.

Ngay từ thời Cựu ước, Thiên Chúa đã mạc khải cho thấy Ngài là một vì Thiên Chúa của tình yêu. Trong thời Tân ước, việc mạc khải được sáng tỏ hơn với việc Thiên Chúa sai Con Một của Ngài đến cứu độ trần gian là Đức Giêsu Kitô.

+ Bài đọc 2: 2Cr 13,11-13

Thánh Phaolô, dựa vào niềm tin: Thiên Chúa là nguồn tình yêu và bình an, đã mời gọi các tín hữu Côrintô hãy vui lên vì mọi người đã được cứu chuộc và được làm con Chúa để mọi người không còn sợ sệt mà dám gọi Thiên Chúa là Cha: “AbbaCha ơi”.

Vì trong cộng đoàn Côrintô có sự lộn xộn bất hoà với nhau, nên thánh Phaolô đã viết thư cảnh cáo và khuyên bảo họ hãy sống đoàn kết thương yêu nhau; đồng thời cũng cầu chúc họ được tràn đầy ân sủng của Chúa Ba Ngôi.

+ Bài

Tin mừng: Ga 3,16-18

Bài Tin mừng hôm nay nhắc lại tư tưởng đã được đề cập trong bài Cựu ước ở trên: Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng giàu lòng thương xót. Tình yêu Thiên Chúa được diễn tả cách cụ thể trong Tân ước: Thiên Chúa tỏ ra là Thiên Chúa yêu thương đã ban Người Con duy nhất cho trần gian, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Điều đó buộc mọi người phải tin vào Con Thiên Chúa, ai không tin thì sẽ bị lên án.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: Ba Ngôi yêu thương và hiệp nhất

I. MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI

Đã là mầu nhiệm thì không thể hiểu thấu được, nhất là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm lớn trong Đạo. Câu chuyện của thánh Augustinô sẽ soi sáng thêm cho chúng ta về vấn đề này: Sau một đời ăn chơi trụy lạc và chạy theo tà thuyết, Augustinô đã tìm về với Kitô giáo. Ngài được xem là điển hình của một sự khao khát và tìm kiếm không ngừng. Điều đó được thể hiện qua một giai thoại như sau:

Augustinô thuộc khuynh hướng của những người cho rằng với kiến thức và nỗ lực tìm kiếm, con người có thể múc cạn chân lý về Thiên Chúa. Một hôm, đi dọc theo bờ biển, đầu óc miên man nghĩ đến những bí ẩn về Thiên Chúa, tình cờ Ngài gặp một cậu bé đang ngồi chơi trên cát. Nó dùng một mảnh sò để đào một lỗ nhỏ trên cát, rồi dùng vỏ sò ấy múc nước biển đổ vào.

Nhưng dã tràng xe cát biển đông, nó cứ đổ nước vào cái lỗ mà vẫn không bao giờ đầy. Ngạc nhiên về cử chỉ của đứa bé, thánh nhân nấn ná gợi chuyện. Ngài hỏi nó đang làm gì, đứa bé trả lời không chút do dự:

– Thưa ông, cháu đang dùng vỏ sò này để tát cho cạn nước bể đại dương.

Thánh nhân lắc đầu bảo nó:

– Cháu không thể làm được chuyện đó đâu.

Đứa bé ngước lên và mỉm cười nói:

– Múc cạn nước đại dương để đổ đầy cái lỗ này còn dễ hơn múc cạn mầu nhiệm về Thiên Chúa.

Thánh Augustinô chợt hiểu được một chân lý: Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được (D. Wahrheit, Tìm về cõi phúc, tr 68).

* Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại. Khi học giáo lý, ta đã học thuộc lòng về các mầu nhiệm, trong đó có 3 mầu nhiệm lớn nhất trong đạo:

. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.

. Mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể.

. Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.

* Ta không thể biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà hoàn toàn do Chúa Giêsu mạc khải cho trước khi Ngài về trời, khi Ngài phán: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Vậy anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,18-19).

 * Đây quả là một mầu nhiệm thẳm sâu, chúng ta không thể nào diễn tả được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng trong vũ trụ thiên nhiên chúng ta có thể lấy được nhiều hình ảnh cụ thể dùng lối loại suy để hiểu về Chúa Ba Ngôi:

Khi thuyết giảng tại công viên Hyde Park, Frank Sheed đã dùng mưa rơi để cố gắng giúp người ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi. Ông thường nói: “Nước đang rơi đây thực là nước nhưng nó có thể hiện hữu dưới ba dạng: thể hơi, thể rắn và thể lỏng – nghĩa là dạng hơi nước, dạng băng và dạng nước mưa đang rơi đây”.

Dĩ nhiên tất cả mọi cách loại suy đều không thể nói lên tất cả thực tại, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được chủ ý của Frank muốn nói là không phải có ba loại nước, mà chỉ có một loại nước, nhưng nó hiện hữu trong ba dạng khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ về Thiên Chúa một cách tương tự như thế.

Một phương pháp khác giúp ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi là ví dụ mà thánh Ignatiô Loyola thường dùng. Có lần trong lúc cầu nguyện, Ngài bỗng nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.

Và cuối cùng, chúng ta cũng thấy thánh Patrick thường dùng ba lá của loại xa trục thảo (3 lá ghép thành một) để diễn tả ý niệm Ba Ngôi.

Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng tất cả những điều nói trên vào hành động cụ thể? Chúng ta có thể làm gì để Ba Ngôi sống động hơn trong cuộc sống riêng tư của chúng ta? Có phương pháp mà một số người cho là hữu ích đó là cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Họ dùng ba phút để hồi tâm về một ngày vừa chấm dứt… (M. Link. Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 179-180).

II. BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHÚA BA NGÔI

Nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thì không bao giờ cùng. Các nhà thần học có nghiên cứu, có tìm hiểu đến đâu, có tranh luận đến khô bọt mép đi nữa thì cuối cùng cũng chỉ đi đến một kết luận chung: “TÔI TIN”, vì đây là một mầu nhiệm cao cả trong đạo mà! Ngay trong thế giới tâm linh của con người cũng còn có biết bao điều bí ẩn lớn lao mà không khám phá ra như người ta vẫn nói:

Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người (Ca dao)

Có ai dám tự phụ cho rằng mình hoàn toàn hiểu được chính mình không? Khi hai người khác phái được kết hợp với nhau trong hôn nhân, tình vợ chồng dù có thâm sâu đến đâu, cũng không bao giờ con người có thể hiểu được tường tận người phối ngẫu của mình. Mãi mãi cho đến bên kia cõi chết, mỗi người vẫn là một mầu nhiệm đối với nhau.

Nếu những bí ẩn của đời sống con người còn chưa hiểu hết được, làm sao ta có thể hiểu tường tận mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi? Ta chỉ có thể rút ra được vài bài học từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi để áp dụng vào cuộc sống của ta.

1. Bài học về yêu thương

  Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định: “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Thánh Grêgôriô Cả nói: “Để giữ vững cương vị thì tình thương phải lan tràn sang người khác”. Nói khác đi, tình thương phải bắt nguồn nơi mình và phải kết thúc nơi người khác, chẳng vậy nó chỉ còn là ích kỷ chứ không còn là tình thương nữa.

Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu bằng câu: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà còn được sống đời đời” (Ga 3,16). Yếu tính của tình thương là CHO ĐI và KẾT HỢP. Yêu tức là CHO tất cả. Thiên Chúa yêu thương loài người và đã cho loài người tất cả: trời đất, núi non, sông biển cùng với muôn vàn tạo vật. Thiên Chúa còn cho loài người sự sống – một thứ chỉ có Người mới cho được. Thiên Chúa cho loài người một linh hồn – một thứ làm cho loài người nên giống Thiên Chúa (Rm 8,17).

Thiên Chúa đã ban cho loài người tất cả rồi. Còn một điều cao quý nhất mà Thiên Chúa cũng ban, đó là ban chính Con Một Người: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người cho thế gian”.

Chúng ta biết do đức tin: Thiên Chúa là Đấng duy nhất nghĩa là chỉ có một bản thể, trong bản thể ấy lại có Ba Ngôi – Ba Ngôi đúc lại thành một Thiên Chúa duy nhất. Thiên Chúa yêu thương thế gian… cho nên đã phó Con Một Người cho thế gian, nghĩa là đã ban trót mình cho thế gian. Không những ban Chúa Con là Ngôi Thứ Hai mà là ban chính mình, trong đó gồm cả bản tính Thiên Chúa ở trong Ba Ngôi, cho nên ban Con Một Người tức là đã ban tất cả Thiên Chúa – tất cả mình – và chính mình cho thế gian. Và như vậy là Thiên Chúa đã THƯƠNG thế gian, và đã giữ đúng nghĩa chữ THƯƠNG là cho TẤT CẢ (Lm. Nguyễn Duy Tôn, Lời Chúa, năm A, t II, tr 9).

Truyện: Tình yêu hiến thân

  Ngày 20.06.1980, chị Brown, một người mẹ trẻ vừa từ trần vì chứng bệnh ung thư khi mới 25 tuổi. Các bác sĩ đề nghị chữa trị bằng quang tuyến, nhưng vì chị muốn cho bào thai đang mang trong bụng không bị nhiễm chất phóng xạ, nên chị từ chối, thà chết còn hơn để cho bác sĩ chữa trị ung thư bằng quang tuyến.

Cuối cùng, chỉ 5 giờ trước khi chết, chị đã sinh được một cháu trai mạnh khoẻ, kháu khỉnh. Bản tin của hãng AP nói rằng: “Vào mấy ngày cuối cùng của cuộc đời, chị Brown biết mình bị tử thần đánh bại, nhưng chị vẫn tin tưởng thế nào chị cũng thành công và sinh được một đứa con không bị nhiễm phóng xạ”.

Bác sĩ Ronald Lapin gọi cái chết của chị Brown là “Cái chết của tình mẫu tử, dám hy sinh mạng sống cho đứa con chưa một lần thấy mặt”.

2. Bài học về hiệp nhất

Theo Tân ước, chúng ta thấy có một trường hợp hy hữu mà Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiện diện và cùng hoạt động. Đó là khi Chúa Giêsu xin ông Gioan làm phép rửa cho mình: lúc Ngài ở dưới sông lên thì trời tự nhiên mở ra, và từ trên không trung có tiếng phán ra rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu”. Cùng một trật đó, thấy hiện đến và đỗ trên đầu Chúa Con một chim bồ câu. Đó là lần thứ nhất từ khi có lịch sử loài người, Ba Ngôi hiện diện và hành động trong một lúc: Trước hết là Ngôi Con chịu phép rửa, rồi Ngôi Cha từ trời phán ra, và sau hết Ngôi Thánh Thần dưới hình chim bồ câu hiện đến.

Về niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, Hội thánh đã tóm tắt lại trong kinh Tin kính của thánh Athanasiô đại khái như sau: Có một Đức Chúa Trời mà Người có Ba Ngôi: Ngôi nhất khác, Ngôi hai khác, Ngôi ba khác… Đức Chúa Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời, nhưng là một Đức Chúa Trời, chứ không phải là ba Đức Chúa Trời… Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời; Đức Chúa Con phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời; Đức Chúa Thánh Thần phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời… Không có Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém, Ba Ngôi đều bằng nhau, như nhau về tất cả mọi phương diện… Đức Chúa Cha không bởi ai sinh ra, Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha sinh ra. Đức Chúa Thánh Thần bởi Ngôi Cha và Ngôi Con mà ra.

Đó là tất cả những điều về Chúa Ba Ngôi do Chúa Giêsu dạy, các Tông đồ trối lại và các thánh Giáo phụ để lại cho chúng ta.

Trong các câu mở đầu của kinh cầu, Hội thánh luôn xưng hô và ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa mà trong Kinh cầu chữ (bằng chữ Hán của ông Cử Thiện ở Bùi Chu) được giáo dân đọc trong các ngày giỗ, được dịch là: “Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả”: Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời, thương xót chúng con. Câu dịch rất vắn gọn và đúng ý nghĩa: Ba Ngôi vị chỉ có một bản tính Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật…

Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi cùng hoạt động trong Hội thánh và nơi từng người nói lên sự hiệp nhất bền chặt giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là một mô hình tuyệt vời về sự hiệp nhất mà Chúa ban cho ta để ta cũng phải củng cố sự hiệp nhất trong Hội thánh và trong cộng đoàn chúng ta. Sự hiệp nhất sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích trong đời sống tự nhiên và siêu nhiên.

Truyện: Bài học từ loài ngỗng

Vào mùa thu, khi bạn thấy bầy ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.

Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.

Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đàng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.

Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam (Lấy từ Internet theo Thùy Trang forward).

3. Một vài thực hành

 * Kinh Sáng danh: Khi đọc kinh Nhật tụng, mỗi khi đọc kinh Sáng danh, ta hãy tỏ lòng cung kính, cúi đầu, để ca tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi trong đời sống ta. Mỗi chục kinh Mân côi, chúng ta cũng đọc một kinh Sáng danh và còn nhiều dịp khác chúng ta có thể đọc được kinh đó.

* Dấu Thánh giá: một trong những kinh nguyện mà người công giáo chúng ta học, là dấu Thánh giá, thật đơn sơ và tốt đẹp. Chúng ta đưa bàn tay phải lên trán, lên ngực, vai trái và vai phải khi chúng ta cầu nguyện: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Hành động thánh đó nhắc nhở chúng ta rằng: có Chúa Ba Ngôi trong một Thiên Chúa, và Ngôi Hai đã chết trên thập giá vì tất cả chúng ta.

Lạy Cha! Thiên Chúa của con, bây giờ con mới hiểu sâu sắc câu nói của Đức Giêsu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho họ”. Thì ra sự công bằng vô bờ bến của Cha không cho phép Cha làm một cái gì đơn giản hơn để cứu chuộc nhân loại. Và bây giờ con mới hiểu được tình Cha yêu thương nhân loại, trong đó có con, như thế nào! Xin cho con biết sống xứng đáng với tình yêu ấy! Cho con biết đáp lại tình yêu vô bờ bến ấy bằng trọn tình yêu của con. Đồng thời cũng cho chúng con được biết thể hiện tình yêu ấy trong cuộc sống hằng ngày bằng cách yêu thương, phục vụ mọi người và hiệp nhất với nhau để xây dựng Hội thánh.

Truyện: Tình yêu của Thiên Chúa

Một bà kia không biết đến sự yêu thương của đồng loại. Bà là một người không tôn giáo, nghèo khổ bị bỏ quên, bị ngược đãi, bị đối xử bất công lâu ngày đến nỗi bà thù ghét tất cả mọi người mà mọi người dường như nghịch cùng bà. Một lần kia, cha sở đến gặp bà để nói về tình yêu thương của Thiên Chúa, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà bảo:

– Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối với tôi, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả.

Cha sở về lại nhà xứ mà lòng vẫn canh cánh ray rứt về câu chuyện với người phụ nữ nọ. Ngài cầu nguyện liền mấy ngày rồi chợt nảy ra một ý, ngài cho mời nhóm bạn trẻ tông đồ trong xứ lại và kể cho các bạn ấy nghe đầu đuôi sự thể. Rồi ngài đề nghị mọi người hãy giúp cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người trong nhóm sẽ lần lượt từng người đến thăm bà, chân thành tỏ cho bà biết trên đời này vẫn có người yêu thương, thăm viếng, an ủi và giúp đỡ bà.

Mấy tháng trôi qua, một ngày kia, khi cha sở lại thăm bà, bà xúc động đến rướm nước mắt:

– Thưa cha, bây giờ thì tôi đã hiểu, đã biết yêu thương là gì rồi, và bây giờ tôi đã có thể xin cha cho tôi được đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.

Suy niệm 3: (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Nhà điêu khắc Donattello, một hôm từ chối không sử dụng khối đá cẩm thạch cho việc điêu khắc vì nó rạn nứt. Người ta mang khối đá này cho điêu khắc gia nổi tiếng Michel-Ange.

Xem xét khối đá, Michel-Ange cũng thấy những vết rạn nứt đó. Nhưng ông lại coi đó là một thách thức cho tay nghề của mình. Ông nhận khối đá và ra công đẽo gọt. Nhờ đó mà thế giới mới có được bức tượng vua Đavít, một công trình nghệ thuật sáng giá nhất từ trước tới nay.

Suy niệm

Người thuế vụ trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu luôn bị anh em đồng bào mình khinh miệt do các anh ăn chặn của dân, hơn nữa thuế vụ trong xã hội Do Thái là tay sai cho đế quốc Rôma để bóc lột dân mình. Họ là hình ảnh của những gì là xấu xa nhất, tội lỗi nhất, đáng khinh miệt nhất mà dân chúng coi đồng hạng với các kẻ cắp và các phụ nữ ngoại tình. Hơn nữa, những người pharisiêu cho rằng: Một người Do Thái ngoan đạo, không được giao du với những người bị coi là tội lỗi. Vì thế chúng ta hiểu thêm tại sao người biệt phái cầu nguyện tách biệt và khinh chê người thu thuế, còn người thuế vụ thì không dám đến gần bàn thờ nơi Thiên Chúa ngự, vì sự bất xứng của mình, anh ta ở dưới cúi đầu, đấm ngực ăn năn (x. Lc 18,9-14).

Đã không nên ở gần, lại càng không bao giờ ăn uống cùng bàn với họ để khỏi bị lây nhiễm hoặc bị ô uế. Hôm nay, Chúa Giêsu lại gọi người thu thuế Matthêu theo Ngài để trở thành môn đệ, một hành động khiến người Do Thái không thể hiểu được. Thật lạ, một người xấu xa, dơ bẩn đó được đặt làm môn đệ, rồi chính Đức Giêsu lại đồng bàn với những kẻ thu thuế như là những người đồng hội, đồng thuyền với kẻ tội lỗi…: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế”. Theo phong tục Do Thái, khi cùng ăn uống với ai, đó là dấu hiệu một sự hiệp thông, một sự chia sẻ tư tưởng, tình cảm và là một cử chỉ thân thiết và quan tâm của mình đối với người đó. Mời ai ăn cơm, là một vinh dự, tỏ ra muốn hòa bình, thân thiện tin tưởng và tha thứ (2V 25,27-29). Cùng đồng bàn với người thu thuế, Đức Giêsu đã hòa mình với tội nhân để gắn bó sẻ chia…

Ngài đã trở nên như tội nhân để đưa tội nhân vào sự cứu chuộc. Vâng, chính Ngài đã chết treo trên thập giá với thân phận của một tội nhân, đồng hạng với tội nhân để cứu chuộc tội nhân. Sứ mạng của Ngài là để cứu độ tất cả, chữa những người bất hạnh trong đó có cả những tội nhân. Tội nhân biết nhìn nhận tình trạng thiếu thốn, tình trạng tội lỗi, để Đức Kitô – vị thầy thuốc đến cứu chữa (x. Mt 9,12-13) như Ngài tuyên bố: “Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19, 10). Chúng ta nhớ lại sắc màu tái tím cõi lòng của người thu thuế tại đền thờ, đã được Thiên Chúa cứu chữa và ông trở nên người công chính (x. Lc 18,9-14).

Chúng ta với thời gian bao nhiêu vết thương lòng, bao nhiêu khiếm khuyết bất toàn, bao nhiêu những yếu đuối tội lỗi, hãy chỉ cho Đức Kitô, để Ngài, vị thầy thuốc băng bó, chữa lành và làm cho công chính, lúc đó chúng ta cảm nghiệm được tại sao thánh Phaolô chia sẻ: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10). Nếu không có Ngài, vị thầy thuốc đến từ Thiên Chúa, chúng ta sẽ chết trong bệnh tật là tội lỗi, trong vết thương yếu đuối và khiếm khuyết của chính chúng ta như người pharisiêu tự phụ tự cho mình là công chính không cần ân sủng nên vẫn sống trong sự tội lỗi (x. Ga 9,41).

Xin cho con học được nơi Chúa cái nhìn cảm thông, nâng đỡ đối với người anh em… Và xin cho nơi chính con biết nhìn nhận sự thật về mình, xin Đức Kitô đến cứu chữa…

Ý lực sống

“Ta không đến để kêu gọi người công chính đến để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13).

BÀI LIÊN QUAN

THÁNG 3 - THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

GIUSE - ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 05-2023

"Cầu cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội"

 Xin cho các phong trào và các nhóm trong Giáo hội, mỗi ngày tái khám phá sứ mạng loan báo Tin mừng của mình, biết dùng các đặc sủng để phục vụ cho các nhu cầu thế giới.

 

 

 

- Advertisement -spot_img

BÀI MỚI NHẤT